Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được vai trò của liên kết trong văn bản. Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì sự liên kết ấy cần được thể hiện ở hai mặt : Hình thức ngôn ngữ từ và nội dung ý nghĩa.

2. Kỹ năng : Kỹ năng viết văn bản có tính liên kết.

3. Thái độ: Biết vận dụng và có ý thức tạo lập văn bản có tính liên kết vào đời sống giao tiếp đạt hiệu quả.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/08/2006 Tiết : 04
Bài dạy : Liên kết trong văn bản.
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Kiến thức : Giúp học sinh nắm được vai trò của liên kết trong văn bản. Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì sự liên kết ấy cần được thể hiện ở hai mặt : Hình thức ngôn ngữ từ và nội dung ý nghĩa.
Kỹ năng : Kỹ năng viết văn bản có tính liên kết. 
Thái độ: Biết vận dụng và có ý thức tạo lập văn bản có tính liên kết vào đời sống à giao tiếp đạt hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
	1. Chuẩn bị của thầy : Đọc TLTK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò : Xem bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ: không
	3. Giảng bài mới : ( 2 phút ) 
 Ở lớp 6 các em đã tiếp xúc với “ Văn bản và phương thức biểu đạt”. Qua việc tìm hiểu ấy, đã hiểu văn bản phải có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp. Như thế một văn bản tốt phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy “Liên kết văn bản” là như thế nào ? Chúng ta đi vào tiết học hôm nay.
TL
(phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
10
ị Hoạt động 1 :
- Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ 1(a).
sTheo em nếu bố của En-ri- cô viết một bức thư như thế thì En-ri-cô có hiểu được không ?
s Nếu En-ri-cô không hiểu thì đó là vid lí do gì ?
+ Giáo viên cho HS thảo luận những ý kiến khác nhau :
. Vì câu văn sai ngữ pháp.
. Vì câu văn mục đích chưa rõ ràng.
. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
sVậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì cần có tính chất gì ?
- GVGD : nếu câu văn đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo làm nên văn bản.
-TL: En-ri-cô sẽ không hiểu được điều bố muốn nói là gì ?
-TL: Vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
-TL: Tính liên kết.
I. Liên kết và phương tiện liên kết văn bản.
1. Tính liên kết của văn bản :
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu.
15
ịHoạt động 2 : 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận câu 2a.
s Cho biết thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu ?
* Văn bản trên khó hiểu bởi thiếu ý nối kết “các cái dây tư tưởng”à Nội dung, ý nghĩa rời rạc.
s Vậy liên kết văn bản trước hết là về phương diện nào ?
sĐọc câu văn và chỉ ra sự liên kết ? sửa lại cho đúng ?
* Một văn bản có tính liên kết trước hết phải thống nhất về nội dung, nội dung cùng với các phương tiện liên kết về ngôn ngữ. Nếu chỉ liên kết về nội dung, ý nghĩa thì chưa rõ chưa thể trở thành một văn bản hoàn chỉnh, cần có phương tiện liên kết về hình thức.
-TL: Thiếu liên kết.
-TL: Nội dung à hình thức.
* TL: 
Câu 1 : Một ngày kia... Không ngủ được.
Câu 2 :  giấc ngủ dễ dàng.
Câu 3 : Nói một đứa trẻ à còn bây giờ, con.
2. Phương diện liên kết.
* Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ.
18
ị Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn luyện tập.
s Sắp xếp các câu văn theo thứ tự hợp lí để tạo thành một văn bản có tính liên kết.
sCác đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa ? Vì sao ?
-TL: 1, 4, 2, 5, 3.
-TL: Văn bản chưa liên kết vì nội dung không thống nhất.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết sau :
ª Bài tập về nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập số 3, 4, 5.
ª Chuẩn bị bài mới : Đọc văn bản và soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” theo câu hỏi SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4 -7.doc