Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

 1. Kiến thức :

 - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói, kể chuyện.

 2. Kỹ năng :

 - Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp voiứ câu chuyện được kể.

 

doc 17 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 42: Luyện nói : Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/2010 
 Ngày dạy: 26/10/2010
 Tiết 42 LUYỆN NÓI : KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức : 
 - Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói, kể chuyện.
 2. Kỹ năng :
 - Kể được một câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp voiứ câu chuyện được kể.
 - Lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.
 - Diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động câu chuyện kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
 3. Thái độ : GD HS ý thức rõ về việc tập nói , nói có bài bản, lớp lang. Tác phong bình tĩnh, đĩnh đạc
 II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV ,CKTKN, soạn giáo án, bảng phụ.
 Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận, trực quan,thuyết trình. 
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dăn dò, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1 - Khởi động
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3.Bài mới : Chúng ta đã biết kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm. Vậy dể trình bày một câu chuyện đó trước đám đông, hôm nay chúng ta sẽ luyện nói.
 Hoạt động 2- Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 2- 1 ôn tập về ngôi kể
Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận,thuyết trình.
HS trao đổi theo câu hỏi SGK về kiến thức đã học :
GV :Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng .
- Lấy ví dụ về cách kể theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học. 
- Kể theo ngôi thứ nhất : Tôi đi học, Những ngày thơ ấu 
- Kể theo ngôi thứ ba : Tắt đèn , Cô bé bán diêm 
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Chốt ý, ghi bảng
GV : Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể ?
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
GV chốt: Mục đích thay đổi ngôi kể.
 Ý đồ của người viết, giúp cách kể phù hợp cốt truyện, nhân vật và hấp dẫn người đọc.
 Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 Tạo cách kể sinh động, có cảm xúc.
 Yêu cầu việc kể chuyện theo ngôi kể.
 Rõ ràng, tự nhiên.
Hoạt động 2- 2.Luyện nói : Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận. 
HS đọc đoạn văn và nêu nội dung của đoạn văn. 
HS thảo luận, trình bày ý kiến theo nội dung :
1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
2. Hãy chỉ ra và phân tích yếu tố biểu cảm được thể hiện trong các câu đối thoại của chị Dậu với cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Biểu cảm 
 “Cháu van ông tha cho!” ->Van xin , nhún nhường
-“Chồng tôi đau ốm  hành hạ!”->Tức giận 
- “Mày trói ngay chồng bà  “-> Lòng căm uất.
3. Tím yếu tố miêu tả và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả ấy
- Miêu tả 
Chị Dậu xám mặt  anh chàng hậu cận ông lí . Chị chàng con mọn  ngã nhào ra thềm 
- “ Sức lẻo khoẻo thiếu sưu ”
- “ Nhanh như cắt  ngã nhào ra thềm ”
=> Việc kể chuyện sinh động hơn .
I. Tìm hiểu bài
1.Ôn tập về ngôi kể 
+ Kể theo ngôi thứ nhất 
 Người kể xưng tôi à tăng tính chân thực, tính thuyết phục.
 + Kể theo ngôi thứ ba
 Người kể tự giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng
à kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
+ Thay đổi ngôi kể
 - Tuỳ thuộc vào cốt truyện, tình huống cụ thể lựa chọn ngôi kể phù hợp.
 - Thay đổi điểm nhìn, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc con người.
2- Luyện nói : Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Đọc đoạn văn (SGK/110)
- Ngôi kể : ngôi thứ ba.
- Yếu tố biểu cảm : được thể hiện qua lời đối thoại của chị Dậu .
 => Các yếu tố biểu cảm làm cho nhân vật hiện ra cụ thể, rõ nét hơn.
- Yếu tố miêu tả : Tả cảnh đánh lại người nhà lí trưởng
Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập
Phương pháp: - vấn đáp, thuyết trình,thảo luận. 
II Luyện tập
GV nêu yêu cầu : Hãy tưởng tượng mình là chị Dậu kể lại chuyện theo ngôi thứ nhất.
HS hoạt động theo nhóm của mình.
GV gợi ý.Nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói:
 - Kể theo ngôi kể thứ nhất .
 - Phải thể hiện tính biểu cảm, chú ý lời nói, động tác cử chỉ, nét mặt, bám sát theo đoạn văn để kể lại dưới cái nhìn của chị Dậu. Chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp.
- Kể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Trước khi nói phải giới thiệu về mình – gồm có tên, tổ, phần trình bày. Sau khi trình bày xong, học sinh phải có lời cảm ơn hay lời kết thúc bài nói.
 GV: Cho các tổ thảo luận nhóm 5’
- Đại diện từng tổ trình bày bài của nhóm mình.
Cử đại diện trình bày
Lớp nhận xét
GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 4: Đánh giá
Phương pháp: - vấn đáp
Kể theo ngôi thứ nhất là kể ntn ? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba ? Nêu tác dụng .
Kể lại chuyện theo ngôi thứ nhất : đóng vai chị Dậu
GV gợi ý:
a. Đề bài:
 Hãy tưởng tượng mình là chị Dậu và kể lại câu chuyện trên theo ngôi kể thứ nhất cho cả lớp nghe.
 * Phân tích đề:
 - Thể loại: Kể chuyện theo ngôi kể có kết hơp yếu tố tả và biểu cảm.
- Nội dung: Chị Dậu phản kháng lại người nhà lí trưởng và Cai lệ .
- Phạm vi kiến thức: Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ”.
* b. Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh của nhân vật, bối hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Thân bài:
Lần lượt trình bày các sự việc diễn ra theo trình tự trước sau. Chú ý yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, cảm nghĩ của bản thân.
 Hoạt động 5: Dặn dò: - Xem lại các bài tập đã làm . Ôn lại kiến thức về ngôi kể
 - Chuẩn bị bài tiết sau : Câu ghép
	 + Nắm : Đặc điểm công dụng, cách nối các vế câu 
 Ngày soạn: 30/10/2010 
 Ngày dạy: 1/11/2010
 Tiết 43	 CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức : 
 - Đặc điểm của câu ghép
 - Cách nối các vế câu ghép.
 2. Kỹ năng :
 - Phân biệt câu ghép với câu đơn, và câu mở rộng thành phần.
 - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
 - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu
 3. Thái độ : 
 - GD HS sử dụng câu đúng trong viết câu, giao tiếp
II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên : Nghiên cứu SGK – SGV ,CKTKN, soạn giáo án, bảng phụ.Máy chiếu
 Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận,trực quan, thuyết trình. 
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dăn dò, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
Hoạt động 1 - Khởi động
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2.Bài cũ : - Nói giảm nói tránh là gì ? Tác dụng, cho ví dụ.
	 - Có mấy cách nói giảm nói tránh ? Ví dụ.
 3.Bài mới : Trong khi nói, viết chúng ta sử dụng rất nhiều câu ghép để diễn đạt . Vậy câu ghép là gì?
 Có cấu tạo ntn nào? Tiết học này, sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó . 
 Hoạt động 2- Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 2- Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép.
Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận,trực quan, thuyết trình.
GV cho HS đọc bài tập trong SGK/ 111-112
GV ghi đoạn văn ở máy chiếu 
GV : Phân biệt câu có một cụm C-V, câu có nhiều cụm C- V không bao nhau, câu có nhiều cụm C- V bao nhau (cụm nhỏ nằm trong cụm lớn) bằng cách:
- Tìm những cụm C- V trong những câu in đậm
- Phân biệt cấu tạo những câu có hai cụm C- V trở lên à gọi tên từng câu.Trình bày kết quả theo bảng mẫu SGK/112
HS lên bảng phân tích cấu tạo. Cả lớp nhận xét.
Buổi mai hôm ấy.lạnh, mẹ tôi//âu .hep
 CN VN
 => Câu có 1 cụm CV => Câu đơn 
 Cảnh vật chung quanh tôi //thay đổi, vì
 CN VN
 chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn :
 CN VN
 hôm nay tôi // đi học.
 CN VN
- Câu 1 : có 3 cụm C- V bao chứa nhau ¨ câu mở rộng
- Câu 2 : 1cụm C- V ¨ câu đơn
- Có 3 cụm CV không bao hàm nhau, mỗi cụm CV tạo thành một vế câu => Câu ghép.
- Trình bày kết quả theo bảng mẫu SGK/112
- Những câu có chứa các cụm C- V mà không bao chứa nhau đó là câu ghép. Vậy em hiểu câu ghép là câu như thế nào ?
HS trao đổi, nêu ý kiến, nhận xét, sau đó đọc lại Ghi nhớ.GV gọi HS đọc Ghi nhớ/112 
2 Tìm hiểu cách nối các vế của câu
GV mời HS đọc lại bài tậpở mục I SGK ở máy chiếu và nêu câu hỏi :
- Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở bài tập trên ?
-Trong các câu ghép ấy, các vế của câu ghép được nối với nhau ntn ?
HS thực hiện
- Tìm thêm một số ví dụ về cách nối các vế câu 
GV gọi HS lên bảng trình bày và phân tích
Lớp quan sát, nhận xét.
-Nối bằng quan hệ từ
+ Cuối cùng mây tan và mưa tận 
+ Mọi người đi hết cả còn tôi vẫn ở lại
- Nối bằng cặp qhtừ
+ Vì người ta lừa dối nên anh em bà con bị khổ.
- Nối bằng cặp phó từ hay đại từ.
+ Bạn Hoa càng nói mọi người càng chú ý.
+ Mọi người đóng góp bao nhiêu tôi đóng góp bấy nhiêu.
- Không dùng từ nối
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
GV : Qua những câu trên, em có thể khái quát: các vế của câu ghép được nối với nhau ntn ?
HS trả lời, nhận xét, sau đó đọc lại phần Ghi nhớ /112.
I. Tìm hiểu bài
1. Đặc điểm của câu ghép
a. Bài tập (SGK/ 111-112)
* Phân tích cấu tạo của những câu in đậm
 Cảnh vật chung quanh tôi //thay đổi, vì
 CN VN
 chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn :
 CN VN
 hôm nay tôi // đi học.
 CN VN
- Câu có 3cụm C- V không bao chứa nhau ¨ câu ghép
b. Ghi nhớ : SGK /112
2. Cách nối các vế của câu
a. Ví dụ :SGK/112
- Vì trời mưa nên đường lầy lội.
 ¦ Nối bằng cặp QHT .
- Mưa càng lâu đường càng lầy lội.
 ¦ Nối bằng cặp phụ từ hô ứng.
- Gió thổi, mây bay, trời đẹp nắng.
 ¦ Nối bằng dấu câu.
b. Ghi nhớ : SGK /112
Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập 
II Luyện tập
Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận,trực quan. 
Bài tập 1 GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập1.
HS thảo luận theo cặp, sau đó phát biểu ý kiến của từng câu, nhận xét bài làm của bạn.
GV : Nhận xét, sửa bài
Bài tập 1/113 Tìm câu ghép
a. U van Dần, u lạy Dần ( nối bằng dấu phẩy 
- Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ 
- Chị con chứ! 
- Sáng ngày , Dần có thương không ? - Nếu Dần không.., trói cổ cả Dần đấy => nối bằng dấu phẩy 
b. Cô tôi chưa.đã nghẹn ứ khóc 
- Giá những .tinh ( thì ) ..mà nhai, kì nát vụn => nối bằng dấu phẩy)
c. Tôi lại im lặng .: đã cay cay ( nối bằng dấu hai chấm )
d. Hắn làm  bởi vì . Lương thiên quá ( nối bằng quan hệ từ bởi vì)
Bài tập 2 GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập2
HS lên bảng làm
HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét
GV sửa bài.
Bài tập 2/113 Đặt câu với một cặp qhệ từ
- Vì trời mưa nên xóm làng em bị ngập nước.
- Không những Lan học giỏi mà bạn ấy còn là con ngoan.
Bài tập 3
GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
GV gọi 2 HS lên bảng làm 
HS dưới lớp làm vào vở
GV : Nhận xét, sửa bài
Bài tập 3/113 Chuyển những câu ghép thành câu ghép mới bằng một trong hai cách
- Trời mưa nên xóm làng em bị ngập nước
- Xóm làng em ngập nước vì trời mưa.
Bài tập 4 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài  ... ệ nguyên nhân- vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả
c. Không tách thành câu đơn đượcvì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
4. Đánh giá: Phương pháp: - vấn đáp
- Nêu mối quan hệ giữa các vế câu 
5. Dặn dò : - Học bài, xem lại các BT đã làm,làm bài tập 4/125-126	
- Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.	
- Chuẩn bị bài tiết sau : Phương pháp thuyết minh- Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. Trả lời các câu hỏi ở SGK/ 126-128 vào vở 
soạn,xem và định hướng trước bài tập luyện tập.
Bài tập 3/125
- Mặt lập luận :mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo giúp. Nếu tách thì không đảm bảo được tính mạch lạc của lập luận
- Về gá trị biểu hiện : tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể “dài dòng” của lão Hạc. 
 Ngày soạn: 5/11/2010 
 Ngày dạy: 7/11/2010
 TIẾT 47 PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức : 
	- Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học).
	- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh. 
 2. Kỹ năng :
 - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
	- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm được bản chất của sự vật.
	- Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
	- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạp lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
- Lựa chọn phương pháp phù hợp với định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, công dụng của đối tượng.
 3. Thái độ : - GD HS yêu thích bộ môn , thích thú khi viết văn thuyết minh.
 II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên : 1-1. Phương tiện dạy học: Nghiên cứu SGK – SGV ,CKTKN, soạn giáo án.
 1-2.Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận, trực quan,thuyết trình. 
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dăn dò.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2. Bài cũ : - Văn bản thuyết minh là gì ? Đặc điểm chung ?BT3
 3.Bài mới :
Hoạt động 1 Giáo viên giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 2- Tìm hiểu bài
Hoạt động 2-1 Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thuyết trình. 
GV nêu các câu hỏi để HS tìm hiểu từng vấn đề :
- Muốn làm văn bản thuyết minh về một đối tượng nào cần phải thoả mãn yêu cầu gì ?
- Phải chuẩn bị những gì ?
- Qua các vb đã học, em cho biết bài văn thuyết minh đòi hỏi phải có kiến thức ở lĩnh vực nào ?
HS thảo luận, trả lời.
* Muốn làm bài văn thuyết minh phải có tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Bài văn thuyết minh đòi hỏi phải có kiến thức :
ê Tự nhiên, khoa học
ê Sinh học 
ê Du lịch, địa lí 
ê Lịch sử 
GV : Để có kiến thức như vậy phải làm gì ?
HS phát biểu ý kiến.
- Bằng tưởng tượng suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không ?
HS: Tri thức của bài văn thuyết minh phải khách quan, xác thực, khoa học, không hư cấu, không tưởng tượng
GV : Qua đó, ta có thể rút ra kết luận gì về những yêu cầu đối với một bài văn thuyết minh ?
HS đọc ý 1 Ghi nhớ.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh
- Các tri thưc được sử dụng : sự vật, khoa học, lịch sử, văn hoá
- Muốn có tri thức : Đọc sách, học tập, tra cứu, tham quan, quan sát
Hoạt động 2-2 Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thuyết trình. 
*GV nêu yêu cầu của bài tập :
- Quan sát câu văn, nêu vị trí của câu văn trong vb.
- Nhận xét từ ngữ, cấu trúc của câu văn
HS thảo luận , trình bày ý kiến.
*GV nêu yêu cầu của bài tập : đọc các câu, đoạn văn và cho biết phương pháp liệt kê có ý nghĩa ntn đối với việc trình bày tính chất của sự vật.
HS thảo luận , trình bày ý kiến. 
*GV nêu yêu cầu của bài tập : chỉ ra ví dụ trong đoạn văn và tác dụng của việc nêu ví dụ.
HS thảo luận , trình bày ý kiến.
*GV nêu yêu cầu HS tìm các số liệu trong bài tập, nêu ý nghĩa của việc sử dụng các số liệu đó.
HS thực hiện.
* Nêu yêu cầu bài tập : Chỉ ra tác dụng của phương pháp so sánh trong đoạn văn.
HS thảo luận , trình bày ý kiến.
* GV nêu yêu cầu bài tập : Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào ?
HS thảo luận , trình bày ý kiến.
GV : Từ các bài tập trên, em hãy cho biết có những phương pháp thuyết minh nào ?
HS thảo luận , trình bày ý kiến rút ra kết luận ý 2 phần Ghi nhớ
GV mời 1HS đọc lại nội dung phần Ghi nhớ SGK/128 
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Tác giả sử dụng từ là để biểu thị ý nghĩa hoặc sự giải thích. 
- Các từ sau từ là chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của những sự vật được định nghĩa
 b. Phương pháp liệt kê
- Người đọc hiểu sâu sắc, chi tiết về đối tượng.
c.Phương phápnêu ví dụ
- Lập luận của bài văn thêm sức thuyết phục.
d.Phương pháp dùng số liệu
- Số liệu chính xác
- Người đọc hình dung và tin vào nội dung thuyết minh
 e.Phương pháp so sánh
- Giúp bạn đọc dễ dàng hình dung được bề mặt trái đất.
g. Phương phápphân loại, phân tích 
- Hiểu về Huế một cách tường tận hơn.
3.Ghi nhớ : SGK/128
Hoạt động 3. Hướng dẫn luyện tập 
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập.
HS đọc yêu cầu của BT1,2
Thực hiện, trình bày, nhận xét.
GV nhận xét chung, khái quát vấn đề cơ bản.
Phạm vi tìm hiểu vấn đề
Kiến thức của bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi, vào hồng cầu)
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( hiểu một nét tâm lí: cho rằng hút thuốc lá văn minh, sang trọng, hút thuốc lá là ảnh hưởng tới mọi người xunh quanh, ảnh hưởng đến bữa ăn, gia đình)
-> Muốn thuyết minh một vấn đề phải phát huy tối đa vốn kiến thức về vấn đề đó.
 BT2.Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương pháp thuyết minh: -So sánh đối chiếu : So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm .
-Phân tích: Tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon 
-Nêu số liệu: số tiền mua một bao 555, số tiền phạt ở Bỉ HS đọc yêu cầu của BT3
Trả lời câu hỏi.
Bài tập 4 Gọi HS đọc và trả lời miệng, nhận xét
- Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1,2/128
* Phạm vi nghiên cứu :
- Y học
- Quan sát đời sống
- Vấn đề về con người, về luật pháp
* Phương pháp thuyết minh :
- So sánh, đối chiếu
- Phân tích từng tác hại
- Nêu số liệu
2. Bài tập 3
Văn bản : Ngã ba Đồng Lộc
- Kiến thức : địa lí, lịch sử
- Phương pháp thuyết minh : số liệu, sự kiện cụ thể.
 4: Đánh giá
 - Đối với đối tượng cần thuyết minh, để thuyết minh cho đúng, cho trúng, người viết bài cần nắm những
 nội dung nào ?
 5: Dặn dò : - Học bài, xem lại các bài tập đã làm 
 - Xem lại các ví vụ và bài tập.
 - Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
 - Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay mà em tìm được.
 - Chuẩn bị bài tiết sau : Trả bài kiểm tra Văn, TLV bài số 2
 - Lập dàn ý về đề bài đã làm.
 Ngày soạn: 5/11/2010 
 Ngày dạy: 8/11/2010
 TIẾT 48 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
 BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức:
- Thông qua giờ trả bài học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết. Sửa một số lỗi 
cơ bản và định hướng trả lời đúng nhất của đề bài.
	2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết văn.
 - Kỹ năng nhận thức: Tự nhận thưc, đánh giá được khả năng của bản thân qua bài viết.
 - Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc nhận xét, đánh giá của giáo viên và
 các bạn trong lớp.
	3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức sửa lỗi, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.	
 II. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên : 
 1-1. Phương tiện dạy học: Nghiên cứu SGK – SGV ,CKTKN, soạn giáo án. Chấm bài,bảng phụ
 1-2.Phương pháp: - vấn đáp, thảo luận, trực quan,thuyết trình. 
 2.Học sinh : Chuẩn bị kĩ phần dặn dò. Bảng nhóm
 III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , sách vở học sinh.
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới : Trả bài
 Hoạt động 1 Giáo viên giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Trả bài
Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 2.1 Trả bài kiểm tra văn.
Phương pháp: -vấn đáp, trực quan,thuyết trình. 
- Phần trắc nghiệm đã được sửa vào bài làm.
- Phần tự luận : Gọi HS nhắc lại các câu hỏi và nêu hướng giải quyết.
GV dựa vào gợi ý đáp án sửa bài cho HS.
GV nhận xét : 
HS nắm được yêu cầu của đề
Cảm nhận chưa sâu sắc.
A. Trả bài kiểm tra văn
I. Trắc nghiệm
II Tự luận
Hoạt động 2.2
2-2-1 Tìm hiểu đề
GV nhắc HS nhắc lại đề bài
GV ghi đề lên bảng - Đặt câu hỏi
GV gợi ý để HS xác định yêu cầu của đề bài:
 - Thể loại ? Nội dung của bài ?
B. Trả bài Tập làm văn
 I. Yêu cầu :
- Thể loại : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
- Nội dung : Một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
2-2-2 Tổ chức lập dàn ý
HS thảo luận, xây dựng dàn ý của nhóm mình vào bảng phụ.
Gọi hai nhóm trình bày dàn ý trước lớp. Các nhóm khác góp ý , bổ sung.
GV cho HS trình bày theo bố cục ba phần( nội dung các ý của từng phần).
GV gút ghi lại những ý chính
II. Lập dàn ý (Đề lớp 8D)
1.Mở bài : - Nêu được nội dung của câu chuyện
2.Thân bài : Kể lại câu chuyện
- Thời gian, hoàn cảnh làm việc tốt
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của việc làm tốt (sự việc, nhân vật chính và những người có liên quan)
- Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí
3. Kết bài : - Nêu suy nghĩ của bản thân 
2-2-3. Trả bài 
GV phát bài cho HS.Gọi HS đọc gợi ý ở SGK/63
HS đối chiếu với dàn bài. Tự nhận xét sửa chữa bài của mình : đọc lại bài , từ lời phê của GV rút ra ưu, khuyết 
GV gọi một số em trình bày ưu, khuyết, tự sửa. Có thể cho HS ghi câu diễn đạt sai lên bảng ¨ sửa chữa
Gọi HS đọc bài văn hay ( có thể một phần, đoạn)
III.Trả bài 
1. Tự nhận xét, sửa chữa bài làm
2. Tham khảo bài viết khá
GV nhận xét 
Chốt lại những khuyết điểm cần khắc phục
Thống kê điểm: Môn Văn 
Lớp
Trên 5
 8 D
 76.2 %
8 H
 83.3 %
Môn TLV
Lớp
Trên 5
 8 D
 88.1 %
 8 H
 88.1 %
IV. Tổng kết
- Chưa xoáy sâu làm rõ nội dung, chưa biết khai thác chi tiết để làm nổi rõ nội dung.
- Còn hạn chế trong việc kết hợp với miêu tả, biểu cảm
- Hình thức trình bày lời đối thoại chưa đạt.Lỗi chính tả, đặt câu, xây dựng đoạn, dùng từ sai
- Một số bài trình bày chưa đầy đủ, diễn đạt lủng củng.
 4.Đánh giá: pp Vấn đáp
 - Tác dụng của yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn tự sự.
 5.Dặn dò: 	
 - Xem lại dàn bài, bài viết của mình. Cố gắng bài sau viết tốt hơn
 - Tiết sau soạn : Bài toán dân số
 - Nắm : + Đọc văn bản, tìm kết cấu văn bản, tìm hiểu chú thích
 + Trả lời các câu hỏi ở mục Đọc- hiểu văn bản vào vở soạn. 
 Xem và định hướng trước bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docv6tuan 11cktkn.doc