Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ (Tiếp)

 1. Kiến thức:

 - Hiểu thế no l thnh ngữ.

 - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.

 - Cĩ ý thức trau dồi vốn thnh ngữ.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết thnh ngữ.

 - Giải thích ý nghĩa của một số thnh ngữ thơng dụng.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH NGỮ
Tiết: 48 
Ngày dạy: 02/11/2011
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Hiểu thế nào là thành ngữ.
 - Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
 - Cĩ ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết thành ngữ.
 - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thơng dụng.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục kỹ năng sống: học sinh có ý thức sử dụng thành ngữ khi giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ:
 Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, kiến thức có liên quan.
 Học sinh : Bài soạn, vở bài tập, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
 Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm, nêu vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định lớp : 
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống khi giao tiếp đơi khi chúng ta vơ tình sử dụng cụm từ mà khơng ngờ tới vì nĩ quá quen thuộc lại tiện dụng. Các em cĩ biết cụm từ đó gọi là gì không gì khơng? Đĩ là thành ngữ . Vậy thế nào là thành ngữ, cách sử dụng nĩ như thế nào. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học hơm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
 * Hoạt động 1 : Thế nào là thành ngữ
 Học sinh đọc mục 1- SGK/143. Chú ý cụm từ “ lên thác xuống ghềnh”
 ¬ Có thể thay một vài từ trong cụm từ “lên thác xuống ghềnh” bằng các từ ngữ khác được không?Vì sao? 
 Ø Không thay đổi được vì ý sẽ trở nên lỏng lẻo.
 ¬ Ta có thể chêm xen một vài từ khác hoặc hoán đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không? Vì sao? 
 Ø Không thể chêm xen hoặc hoán đổi được vì đây là trật tự từ cố định.
¬ Từ nhận xét trên rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh”?
 Ø Chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dung ý nghĩa.
 Cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” là một thành ngữ 
 ¬ Thành ngữ có đặc điểm gì?
 Học sinh đọc phần 1 SGK/144.
 Học sinh đọc mục 2- SGK/143
 ¬ Cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh” ?
 Ø Lặn lội vất vả khó khăn nguy hiểm.
 Vì thác là chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống .
 Ghềnh là vũng sâu, nước chảy xoáy mạnh 
 ¬ Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao nói như vậy ?
Ø Có nghĩa là rất nhanh, cực kì nhanh
 Chớp là ánh sáng loé ra rất nhanh 
 Nói như thế là cụ thể hoá cái nhanh ấy 
 ¬ Nghĩa của thành ngữ có được là nhờ đâu? 
 Ø Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh ...
 Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK
 Bài tập nhanh 
 ¬ Tìm thành ngữ đồng nghĩa với thành ngữ: 
 Nước đổ đầu vịt 
 Ø Nước đổ lá khoai
 Công dã tràng 
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu việc sự dụng thành ngữ.
 Học sinh đọc mục 1 SGK.
 ¬ Xác định chức vụ của 2 nhóm thành ngữ trong câu sau:
 Ø Bảy nổi ba chìm. (vị ngữ). 
 Tắt lửa tối đèn. (phụ ngữ).
 ¬ Phân tích cái hay của thành ngữ trên? 
 Ø Cô động, hàm súc gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe.
 ¬ Thành ngữ có thể đảm nhận vai trò gì trong câu? 
 Ø Chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cụm danh từ, cụm động từ.
 Giáo viên chốt y,ù học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
 Học sinh đọc bài tập 1.
 Xác định yêu cầu của bài tập 
 Hợp tác nhóm 3 phút 
 Gọi học sinh đọc bài tập 2. 
 Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2. 
 Kể tóm tắt truyền thuyết và ngụ ngôn? 
 Học sinh kể.
 Giáo viên nhận xét.
 Học sinh đọc bài tập 3. 
 Điền thêm yếu tố để tạo thành ngữ trọn vẹn?
 Học sinh thực hiện trên bảng
 Học sinh đọc bài tập 4. 
 Học sinh sưu tầm các thành ngữ.
I. Thế nào là thành ngữ?
 - Là một cụm từ cĩ cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 - Nghĩa đen của các từ tạo nên nó 
 - Thông qua một số phép chuyển nghĩa 
 * Ghi nhớ 1 : SGK/144.
II. Sử dụng thành ngữ:
 - Ngắn gọn, hàm súc, cô đọng, tính hình tượng biểu cảm cao.
 - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...
 * Ghi nhớ 2: SGK/144
III. Luyện tập:
 1. Giải thích nghiã của các thành ngữ 
 a. - Sơn hào hải vị : các món ăn ngon lấy ở núi và biển.
 - Nem công chả phượng: thức ăn quý.
b. - Khỏe như voi : rất khỏe.
 - Tứ cố vô thân : không có ai họ hàng gần gũi.
c .- Da mồi tóc sương : da lốm đốm như đồi mối, tóc bạc trắng như sương.
2. Kể tóm tắt truyền thuyết và ngụ ngôn : Con rồng cháu tiên, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi.
3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:
 - Lời ăn tiếng nói.
 - Một nắng hai sương.
 - Ngày lành tháng tốt.
 - No cơm ấm bụng
 - Bách chiến bách thắng
 - Sinh cơ lập nghiệp
4/ Sưu tầm thành ngữ:
 - Thắt lưng buộc bụng.
 - Khẩu phật tâm xà.
 - Chở củi về rừng.
 - Mẹ góa con côi.
 - Ruột để ngoài da.
4. Củng cố và luyện tập :
 - Thành ngữ cĩ cấu tạo như thế nào?
 Là một cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
 - Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào?
 Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh ...
 - Thành ngữ đảm nhận chức vụ gì trong câu?
 Thành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,...
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc 2 ghi nhớ SGK/144.
 - Sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài học và giải nghĩa các thành ngữ ấy 
 - Chuẩn bị nội dung câu hỏi ở tiết 42, 46 để chuẩn bị trả bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt.
V. Rút kinh nghiệm : 
Nội dung:..........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Phươngpháp:.......................................................................................................................
Tổ chức:............................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 48 Thanh ngu.doc