Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn bài kiểm tra tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn bài kiểm tra tiếng Việt

.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh thấy được năng lực của mình trong việc làm bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt.

 - Củng cố kiến thức về tác phẩm trữ tình dân gian, các quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng âm,

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1194Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn bài kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tiết: 49	 
Ngày dạy : 07/11/2011 
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh thấy được năng lực của mình trong việc làm bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt.
 - Củng cố kiến thức về tác phẩm trữ tình dân gian, các quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng âm,
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính tích cực khi sửa bài.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên : Chấm bài, chuẩn bị ưu, khuyết điểm cho học sinh.
 Học sinh : Đọc bài , sửa sai.
III. PHƯƠNG PHÁP
 Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề.hợp tác nhóm
IV. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định lớp : 
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
 Hoạt động 1 : Giáo viên ghi đề lên bảng.
- Học sinh đọc đề.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài.
 Hoạt động 3 : Giáo viên cùng học sinh xác định những kiến thức đúng của câu văn.
 * Văn
 Câu 1: ( 1.5đ )
 a. Văn bản “ Cổng trường mở ra” thuộc loại văn bản nào? Tác giả là ai?
Nêu ý nghĩa của văn bản trên.
 Câu 2: (2.5đ )
 a. Ca dao, dân ca là gì?
 b. Cho ví dụ một câu ca dao về tình cảm gia đình. Nêu nội dung và nghệ thuật của câu ca dao đó.
 Câu 3: ( 2.5đ )
 a. Câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến
 b. So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 Câu 4: ( 3.5đ )
 Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn.
 * Tiếng Việt 
Câu 1: (1đ)
 Từ ghép có mấy loại? Kể ra. Cho ví dụ mỗi loại?
 Câu 2: (1.5 đ )
 a. Thế nào là từ đồng nghĩa?
 b. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương với từ Hán Việt sau đây : quốc kỳ, giang sơn, thiên địa, thiên thư, hải cẩu, phi trường.
Câu 3: ( 3.5đ )
 a. Tìm từ đồng âm và giải thích nghĩa của từ đồng âm đó trong bài ca dao sau: 
 Bà già đi chợ Cầu Đông, 
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. 
 b. Việc sử dụng từ đồng âm trong bài ca dao trên có tác dụng gì?
 c. Đặt câu với cặp từ đồng âm sau:
 - Bàn ( danh từ ) – bàn ( động từ )
 - Sâu ( danh từ ) – sâu ( tính tư )
 Câu 4: (3.5đ)
 Viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.
( gạch chân các từ trái nghĩa đó, viết đoạn văn khoảng 10 dòng).
 Giáo viên phát bài cho học sinh .
 Học sinh trao đổi bài cùng nhau sửa chữa.
 Hoạt động 4 : Nêu những ưu khuyết điểm của học sinh.
 - Ưu điểm : Trả lời đúng yêu cầu đề bài , chữ viết rõ ràng, nội dung phong phú, trình bày sạch đẹp, không say lỗi chính tả.
 - Khuyết điểm : trả lời sai, còn bôi xóa, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
 Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
- Gọi học sinh nêu ra những lỗi sai phổ biến mà các em vi phạm trong làm bài , sau đó cả lớp cùng sửa.
 Hoạt động 6 : Đọc bài rút kinh nghiệm.
 - Đọc bài lớn điểm nhất: Ái , Đạt, Hương, Duy 
 - Học sinh nhận xét. 
 Hoạt động 7: Công bố kết quả bài làm của học sinh.
Văn:
Lớp/TS Điểm
 0-2.5 3-4.5 5-6 6.5-7.5 8-9
71 6 18 6 2 
72 7 16 7 4 
73 1 8 21	1
74 1 9 13 	9
Tiếng Việt:
Lớp/TS Điểm
 0-2.5 3-4.5 5-6 6.5-7.5 8-9 
71 5 8 14 5 
72 1 4 23 6 
73 1 14 15 1
74 6 11 9 5
Hoạt động 8: Ghi điểm
1. Đề bài :
 -Đề văn. 
 -Đề tiếng việt.
2. Xác định mục đích , yêu cầu của đề bài:
 a. Mục đích ôn lại kiến thức đã học .
 b. Yêu cầu : Xác định chính xác yêu cầu của đề bài.
3. Khái quát các ý cần trình bày: 
* Văn.
 Câu 1: ( 1.5đ )
 a. Loại văn bản nhật dụng ( 0.25đ )
Tác giả: Lí Lan ( 0.25đ )
 b. Ý nghĩa văn bản : Văn bản thể hiện tấm lịng, tình cảm của người mẹ đối với con , đồng thời nêu lên vai trị to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người ( 1đ )
 Câu 2: ( 2.5đ )
 a. Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp nhạc và lời, diễn tả đời sống nội tâm của con người. ( 0.5 đ )
 b. Chép đúng bài ca dao về tình cảm gia đình ( 1 đ )
 - Nêu đúng nội dung ( 0.5 đ )
 - Nêu đúng nghệ thuật ( 0.5 đ )
 Câu 3: ( 2.5đ) 
 a. Câu thơ “Bác đến chơi đây ta với ta” khẳng định một tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. ( 1đ )	
 b. So sánh cụm từ “ ta với ta” 
 - Giống nhau: Kết thúc bằng cụm từ “ ta với ta”trực tiếp thể hiện cảm xúc tâm trạng ( 0.5đ )
 - Khác nhau:
 + Trong bài “ Qua Đèo Ngang” hai từ ta nhưng chỉ một người, một nỗi buồn, một tâm trạng, một nỗi nhớ không ai chia sẻ giữa cảnh trời,mây, non nước. (0.5đ )
 + Trong bài “ Bạn đến chơi nhà” từ ta chỉ hai người chung tâm trạng vui mừng, u uẩn vì lâu mới gặp nhau. ( 0.5đ )
 Câu 4: ( 3.5đ )
 Viết đoạn văn đúng chủ đề, có nội dung phong phú ( 2.5đ )
 Hình thức: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt hay. ( 1 đ )
 * Tiếng Việt.
 Câu 1: ( 1đ )
 Từ ghép có 2 loại:
 - Từ ghép chính phụ: bút chì, thước kẽ.( 0.5đ )
 - Từ ghép đẳng lập: sách vở, quần áo ( 0.5 đ )
 Câu 2: ( 1.5đ )
 a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.( 0.5 đ )
 b. Từ thuần Việt có nghịa tương đương với từ Hán Việt: ( 1 đ )
quốc kỳ - cờ nước ( 0.2 đ )
giang sơn - sông núi ( 0.2 đ )
thiên địa - trời đất ( 0.2 đ )
thiên thư - sách trời ( 0.2 đ )
hải cẩu - chó biển ( 0.2 đ )
phi trường. - sân bay ( 0.2 đ )
 Câu 3: ( 3.5đ) 
 a. Từ đồng âm: lợi ( 0.5đ )
 Giải thích nghĩa: 
 + lợi ( 1 ) : lợi ích ( 0.5đ )
 + lợi( 2, 3 ) : phần thịt bao bộc chân răng ( nướu răng ) ( 0.5đ ) 
 b. Tác dụng: 
 - Tạo phép chơi chữ. ( 0.25đ )
 - Chế giễu bà lão đã già mà còn tính chuyện chồng con. ( 0.25đ )
 c. Đặt câu đúng:
 - Bàn ( danh từ ) – bàn ( động từ ) 
( 0.5đ )
Sâu ( danh từ ) – sâu ( tính tư ) 
( 0.5đ )
 Câu 4: ( 3.5đ )
 - Viết đoạn văn đúng chủ đề, có nội dung phong phú ( 1.5đ )
 - Có sử dụng từ trái nghĩa, gạch chân ( 1 đ )
 - Hình thức: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt hay. ( 1đ )
4. Nhận xét ưu khuyết điểm:
 -Ưu điểm:
 - Khuyết điểm:
5. Chữa lỗi điển hình :
6. Đọc bài, trao đổi rút kinh nghiệm 
7. Công bố kết quả:
8. Ghi điểm:
 4.Củng cố và luyện tập :
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai và hướng khắc phục.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 -Về nhà sửa hết lỗi còn lại.
Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa
 + Đọc kĩ văn bản
 + Đọc chú thích
 + Tìm hiểu: Cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.
 Những kỉ niệm tuổi thơ
 Tâm niệm của người chiến sĩ
 Nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
 Điệp ngữ 
 + Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
V. RÚT KINH NGHIỆM 
Nội dung: .............................................................................................................................
..
Phưong pháp:.......................................................................................................................
 ............................................................................................................................................
Tổ chức:...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 49 Tra bai kiem tra Tieng Viet.doc