Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn – tiếng Việt (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn – tiếng Việt (Tiếp theo)

Mục tiêu học bài :

 - Ôn tập củng cố các kiến thức về thơ văn trữ tình dân gian và trung đại.

 - Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ, qh từ, từ HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

 - Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu.

II.Chuẩn bị :

 +GV chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục .

 - Bảng phụ ghi đáp án

 + HS: Xem lại đề bài

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 49: Trả bài kiểm tra văn – tiếng Việt (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 49 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN –TIẾNG VIỆT
Thực hiện 7a:
	 7b: 
I.Mục tiêu học bài :
 - Ôn tập củng cố các kiến thức về thơ văn trữ tình dân gian và trung đại.
 - Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ, qh từ, từ HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
 - Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu.
II.Chuẩn bị :
 +GV chấm bài kỹ để phát hiện các lỗi mà học sinh thường mắc phải để có biện pháp sửa chữa giúp học sinh khắc phục . 
 - Bảng phụ ghi đáp án
 + HS: Xem lại đề bài 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định :
 2.Kiểm tra Bài cũ : ( kết hợp trong giờ)
 3.Bài mới
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Trả bài
+ Giáo viên đọc lại nội dung của đề kiểm tra 1 lượt để học sinh nhớ lại.
+ Hướng dẫn trả lời từng phần : theo đáp án
HS : Lần lượt trả lời từng câu hỏi đã kiểm tra.
GV+ HS nhận xét, chuẩn đáp án.
* Hoạt động 2 : Nhận xét
1.Ưu điểm:
- Một số HS có ý thức học bài nghiêm túc , làm bài cẩn thận , chữ viết rõ ràng. 
- Biết phát hiện những chi tiết cần thiết trọng tâm để trả lời đúng câu hỏi.
 2. Nhược điểm:
 - Một số em chưa xác định được yêu cầu của đề, lỗi chính tả, trình bày cẩu thả.
- Không học bài à làm bài chưa đầy đủ và chính xác
- Chưa dùng lập luận để phân tích.
 * Rút kinh nghiệm chung về bài làm
+ Phần trắc nghiệm: Chú ý đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng, 
tùy theo câu hỏi và phân bố thời gian hợp lí.
Gv đưa ra những nhận xét chung, xác đáng giúp học sinh nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục.
*Hoạt động 3 : Sửa bài
- Học sinh đối chiếu, tự nhận thấy lỗi của bài làm : Trình bày lỗi chính tả, đúng sai và phần trắc nghi
- Đọc bài điểm cao bài em 
- Đọc bài điểm thấp bài em 
(Chỉ ra nguyên nhân, hướng khắc phục)
Biện pháp:
 - Học sinh ôn lại toàn bộ kiến thức trong bài
- Chú ý cách trình bày cho khoa học, sạch đẹp.
+GV: Lấy điểm vào sổ cá nhân.
I.Đáp án.
1. Văn bản ( tiết 42)
2. Tiếng Việt ( tiết 46)
II.Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh:
III.Chữa lỗi: 
 GV sửa chữa một số lỗi về cách dùng từ, câu sai của HS.
Lỗi
Câu sai
chỗ sai
Chữa lại
C tả, thanh
Kánh đồng lũa
Kánh lũa
Cánh...lũa
4.Củng cố
 Nhận xét tiết học
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
 Đọc trước bài :”Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”.
---------------------------------------------------------------------------------
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
 TIẾT 50 
I.Mục tiêu bài học : Giúp HS
 - Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 
 - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
 1.Kiến thức:
 - Yêu cầu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
 2.Kĩ năng:
 - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
 - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 - Làm được bài văn biểu cảm ề tác phẩm văn học.
 3.Thái độ:
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK - Bảng phụ
 +HS: Soạn bài 
III. Các bước lên lớp :
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới : 
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản cảm nghĩ về một bài ca dao trong SGK.
? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? “Đêm qua ra đứng bờ ao”.
+ Hs trình bày và đọc bài ca dao .
? Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách nào ? Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn 
Người viết tỏ ra xúc động trước cảnh và nhân vật trong bài ca dao: Đứng ở bờ ao nhìn trời, nhìn đất nhìn sao và có những cảm tưởng riêng.
Tác giả đã p.biểu c.nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách: Tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm vè những h/ă chi tiết trong bài ca dao.
+GV: Chú ý đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. Cảnh minh hoạ nói ở đây là minh hoạ trong sgk thời trước. Tranh minh hoạ vẽ người đàn ông mặc áo dài, đội khăn (nhưng ta vẫn có thể tưởng tượng lời trong bài ca dao là lời của cô gái nhớ đến người yêu... ). 
? Bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn được trình bày ntn?
 Bài cảm nghĩ có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát 
? Bước 1, tác giả cảm nhận như thế nào về 2 câu đầu?
Bước 1: Cảm nhận của tác giả về 2 câu đầu: Một ng đàn ông, thậm chí là ng quen nhớ quê. à Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. Nếu tưởng tượng là cô gái thì lại khác. è Tưởng tượng 
? Bước 2, tác giả cảm nhận về 2 câu tiếp theo như thế nào ?
+Bước 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
è tưởng tượng, liên tưởng .
? Bước 3, tác giả cảm nhận về điều gì ?
Bước 3: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. 
è Suy ngẫm 
?Tác giả cảm nghĩ gì về hai câu thơ cuối?
 Từ 2 chữ “Tào khê” mà tác giả liên tưởng đến con sông Tào Khê chảy qua sông Cầu và thể hiện lòng chung thuỷ à với Tào khê như chính dòng Tào khê không bao giờ cạn . è Suy ngẫm .
GV: Đây là bài văn p.biểu cảm nghĩ về t.p văn học.
? Vậy em hiểu thế nào là p.biểu c.nghĩ về tp vh ?
 HS đọc ghi nhớ 1(SGK/147)
* Chuyển ý – Cách làm bài văn biểu cảm
? Bài p.biểu cảm nghĩ về tp vh thường có bố cục mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?
+ HS đọc ghi nhớ : sgk/147
GV bổ sung rõ hơn về cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học 
cụ thể : 
+ Cảm xúc về cảnh , người trong tác phẩm 
+ Cảm xúc về tâm hồn con người số phận nhân vật .
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm .
+ Cảm xúc về tư tưởng tác phẩm .
Gv: trong quá trình nêu c.nghĩ, phải bám sát các chi tiết, hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Tránh tình trạng nêu c.nghĩ chung. Để c.nghĩ về tp thêm sâu sắc, có thể liên hệ tới h.cảnh ra đời của tp; liên hệ so sánh với những tp khác cùng chủ đề (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả ).Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành. Tránh tình trạng bắt chước 1 cách sống sượng, sáo mòn, giả tạo.
 @ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
+ Đọc đề bài 1/148,
Hs đọc bài thơ Cảnh khuya.
? Để viết được cảm nghĩ về bài thơ này thì cảm nghĩ của ng viết phải bắt nguồn từ đâu, từ cái gì?
+ Định hướng đề bài - Lập dàn ý
? Phần MB em định nêu ý gì ?
 +HS tự bộc lộ ,GV nhận xét ,chốt ý.
? Ở phần thân bài em sẽ lập ý bằng cách nào ?
? Hướng giải quyết ra sao ?
 + Các em thảo luận nhóm – đại diện trả lời 
+ GV nhận xét ,chốt ý .
? Phần kết bài em sẽ trình bày cảm nghĩ gì về Bác .
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
1.Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học:
Đọc bài văn: 
Cảm nghĩ về một bài ca dao.
1.2. các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm.
- Có bóng một người đàn ông mặc áo dài, đội khăn, một người quen nhớ quê.
- Cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc của người ngóng trông.
- Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, nhớ thương đối với Ngưu Lang – Chức Nữ.
- Cảm nghĩ về sông Tào Khê.
1.3. Kết luận: Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức tác phẩm đó.
3. Các yêu cầu làm văn biểu cảm.
* Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có 3 phần:
 a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
b.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
c.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm
Ghi nhớ : sgk/147
II.Luyện tập 
Bài1/148: 
Đề: PBCN về bài thơ Cảnh Khuya của HCM
+ Cảm xúc của ng viết bắt nguồn:
-Từ 1 so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu 1 ).
-Từ nhiều hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2 ).
-Từ sự hài hoà giữa cảnh và người (câu 3 ).
-Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ 
 (câu 4)
Bài 2 /148: Dàn ý bài p.biểu c.nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
a.Mở bài: 
- G.thiệu tp (Thể loại, đề tài, tác giả )
- G.thiệu ngắn gọn h.cảnh s.tác bài thơ.
- Nêu cảm nhận chung về tp: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới trở về thăm quê nhà.
b.Thân bài: 
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ do tp gợi ra.
- Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ đầu.
- Tưởng tượng, suy ngẫm về 2 câu thơ cuối.
c.Kết bài: 
 K.định lại tình yêu q.hg da diết của nhà thơ.
4.Củng cồ:
 ? Cách làm bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
 ? Bố cục bài văn PBCN về tác phẩm văn học .
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
 - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học.
 - Chuẩn bị giờ sau viết bài số 3- văn bản biểu cảm.
Tiết 51+ 52
	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3- VĂN BIỂU CẢM
Thực hiện7a:...............
 7b:..............
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Làm bài, phương pháp làm bài văn cảm nghĩ về một người thân của mình. 
3. Thái độ: 
- Có thái độ làm bài, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, nội dung đầy đủ, có cảm xúc về người thân mà mình viết.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Đề bài, dàn ý, biểu điểm.
2. Trò: Ôn nắm chắc phần văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn dịnh tổ chức 
 2. Bài mới.
ĐỀ BÀI
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) 
* Yêu cầu: 
- HS nêu được những suy nghĩ, tình cảm của mình về người thân.
- HS có thể chọn bất cứ người nào mà HS thấy gần gũi, thân thiết nhất.
- Bài viết đòi hỏi diễn đạt lưu loát, rõ ràng, rành mạch những cảm xúc, suy nghĩ riêng có thực, có tính sáng tạo của HS. 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
1. Mở bài: (2 điểm)
 	- Nêu cảm nghĩ chung về người thân mình định viết.
2. Thân bài: (6 diểm)
- Gợi tả vài nét về ngoại hình, hình dáng người thân đặc biệt tập trung làm nổi bật những phẩm chất, tính cách, việc làm của người thân ( 3 điểm )
- Tình cảm gắn bó thân thiết và những kỉ niệm sâu sắc đối với người thân.( 2 điểm )
- Ấn tượng tốt đẹp nhất về người thân.( 1 điểm )
3. Kết bài: (1 điểm)
	- Khẳng định cảm nghĩ của mình về người thân.
* Trình bày: ( 1 điểm )
- Không mắc lỗi chính tả, câu văn, dấu câu...Bài viết trình bày sạch sẽ, khoa học...
HƯỚNG DẪN CHẤM
- Điểm 9 -10: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, nêu được cảm nghĩ về một người thân, bài viết có cảm xúc chân thực, xúc động, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát. Thể hiện được các kĩ năng viết văn biểu cảm.
- Điểm 7 - 8: Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, nêu được cảm nghĩ về một người thân, bài viết có cảm xúc, diễn đạt khá lưu loát có thể sai hai, ba lỗi chính tả.
- Điểm 5 - 6: Bài viết đủ ba phần, phát biểu cảm nghĩ về một người thân theo yêu cầu, song cảm xúc chưa thật sâu sắc, có thể mắc vài ba lỗi các loại.
- Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài hoặc thiếu ý, đã phát biểu cảm nghĩ về người thân, song diễn đạt chưa lưu loát, sai khoảng 5, 6 lỗi các loại.
- Điểm 1 - 2: Bài viết diễn đạt yếu, trình bày thiếu ý hoặc bố cục không rõ ràng, quá sơ sài, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng, không nộp bài
3. Thu bài, nhận xét giờ viết bài: 
- GV thu bài.
	- Nhận xét giờ làm bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Xem lại phần lý thuyết đã học, đối chiếu với bài của mình xem mức độ bài viết của mình.
- Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa.
 TIẾT 51 
ĐIỆP NGỮ
Ngày soạn: 10/11/10
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Hiểu được thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
 - Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiển nói và viết.
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm điệp ngữ.
 - Các loại điệp ngữ.
 - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Nhận biết phép điệp ngữ.
 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ:
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK – Bảng phụ
 +HS: bài soạn –bảng phụ
 III.Các bước lên lớp :
 1.Ổn định : Điểm diện sĩ số 
 2.Bài cũ : 
 ´ Thế nào là thành ngữ ? Giải thích một số thành ngữ sau:
 Ếch ngồi đáy giếng- Nồi da nấu thịt - Ăn cháo đá bát
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài : 
 Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao
Lê- Nin có nói: Học, học nữa, học mãi.
 Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học. Chúng ta thấy những từ ngữ trên được lặp lại nhằm mục đích gì. Hôm nay, vào tiết học này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nhé!
 b.Bài giảng: 
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
ÄHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điệp ngữ
+HS đọc khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa “ 
? Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ này?
? Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý ? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì ?
 + Nghe (3 lần ) à nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà. =>một từ
 +Vì (4 lần)à nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của chiến sĩ. =>một từ
 +Tiếng gà trưa (4 lần )à Nó gợi ra những KN của tuổi thơ tác giả.=> một ngữ
? Nhận xét cấu tạo của các từ nghe, vì, tiếng gà trưa ? 1 từ, 1 ngữ 
+ GV đưa thêm ví dụ:
 Hồ Chí Minh muôn năm
 Hồ Chí Minh muôn năm à một câu
 Hồ Chí Minh muôn năm
 Phút giây thiêng liêng anh gọi Bác ba lần.
 (Tố Hữu)
? Xác định từ lặp lại? Cấu tạo ?
?Từ ngữ được lặp lại gọi là gì? Việc lặp lại có mục đích các từ ngữ gọi là phép gì ? Cho ví dụ?
( Từ, ngữ, câu được lặp lại gọi là điệp ngữ; cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ)
 ( HS đọc ghi nhớ 1)
+ Cho HS đọc 2 VD ( bảng phụ)
²VD a: 
 Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giư đồng lúa chín .Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
²VDb: Thông báo !
Hôm nay không có gì để thông báo, hôm nào có thông báo sẽ thông báo sau.
? Chỉ ra từ ngữ được lặp lại ? cho biết đâu là phép điệp ngữ?
²Vda: Phép ĐN à nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa to lớn của cây Tre trong cuộc sông lao động ,chiến đấu của người VN
²VDb: lỗi lặp từ à không làm nổi bật ý, không gây cảm xúc
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến lỗi lặp từ?
( vốn từ nghèo nàn)
? Khi sử dụng điệp ngữ cần lưu ý điều gì?
ÄChuyển ý - Các loại điệp ngữ
+GV cho hs quan sát 3 vd ở bảng phụ 
²VDa:Cháu chiến đấu hôm nay 
 Vì lòng yêu tổ quốc
 .Bà ơi cũng vì bà
 Vì tiếng gà tuổi thơ (xuân Quỳnh)
²VDb:Anh đã tìm em rất lâu ,rất lâu
 khăn xanh ,khăn xanh phơi đầy..(PTD)
²VDc:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
 Thấy xanh xanh ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh (ĐTĐ)
*Thảo luận : Chỉ ra các điệp ngữ ở vd a,b,c. So sánh điệp ngữ ở 3 vd đó để tìm đặc điểm của mỗi dạng? 
 VD1: vì à điệp ngữ cách quãng
 VD 2: rất lâu, khăn xanhà điệp ngữ nối tiếp
 VD 3: thấy, ngàn dâu à điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
? Có mấy dạng điệp ngữ ?
 +HS đọc ghi nhớ 2/sgk/152
ÄChuyển ý - Tác dụng của điệp ngữ
+ HS đọc ví dụ
a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít 
mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập!
àNhấn mạnh quyền lợi tất yếu của dân tộc ta là phải được hưởng tự do và độc lập .
b. Người ta đi cấy lấy công,
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
 Trông trời, trông đất, trông mây,
 Trông mưa,trông gió,trông ngày,trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
 Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng.
 ( Ca dao )
àNhấn mạnh sự lo lắng trông ngóng thời tiết được thuận lợi.
? Xác định cấu tạo của 2 ví dụ trên? 
? Xác định điệp ngữ? 
? Tác dụng của các điệp ngữ trên?
GV chốt: ĐN không chỉ dùng trong thơ ca mà còn có trong văn xuôi 
? Điệp ngữ có tác dụng ntn?
ÄHoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
? Nêu yêu cầu của btập 2?
? Tìm điệp ngữ trong câu ví dụ ?
? Nêu dạng điệp ngữ ?
? Việc lặp lại từ ngữ có tác dụng biểu cảm không
? Nếu không em cần sửa lại như thế nào ?
I.Bài học:
 1. Khái niệm
 Điệp ngữ là biện pháp lặp đi, lặp lại một từ, một ngữ hoặc một câu.
 VD: Học, học nữa, học mãi.
* Lưu ý: Cần phân biệt phép điệp ngữ với hiện tượng lặp từ do vốn từ nghèo nàn.
2.Các loại điệp ngữ:
 * Có 3 dạng điệp ngữ:
-Điệp ngữ cách quãng
-Điệp ngữ nối tiếp
-Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
3.Tác dụng:
 Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, giúp câu văn câu thơ thêm nhịp nhàng, mạnh mẽ.
II. Luyện Tập :
ÄBai 2/153: Tìm và phân loại ĐN
- Xa nhau ..xa nhau ..
à ĐN cách quãng 
- Một giấc mơ một giấc mơ.
à ĐN nối tiếp
ÄBài 3/153
a-Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
b-Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
4.Củng cố:
 ´ Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau :
 Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, 
 Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông 
 Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng 
 Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
 ( Chinh phụ ngâm khúc )
Điệp ngữ cách quảng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp
Cả A và B
Cả A và C
 + GV khái quát bài học bằng sơ đồ (bảng phụ)
 + HS lên diền các thông tin vào sơ đồ.
ĐIỆP NGỮ
KHÁI NIỆM
 PHÂN LOẠI
TÁC DỤNG
Lặp lại 
một từ, 
một ngữ, 
câu
Điệp ngữ 
cách 
quãng 
Điệp ngữ
nối
niếp
Điệp ngữ
chuyển
tiếp
Nổi bật ý,
gây cảm 
Xúc mạnh
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà 
 - Học bài ,làm bt 4 .
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ.
 - Soạn: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
IV.Rút kinh nghiệm:
 TIẾT 52 
Ngày soạn:11 /11/ 10
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.Mục tiêu cần đạt:
 - Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học .
 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể.bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học .
1.Kiến thức:
 - Khái niệm điệp ngữ.
 - Các loại điệp ngữ.
 - Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Nhận biết phép điệp ngữ.
 - Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
 - Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3.Thái độ:
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK – Bảng phụ
 +HS: bài soạn –bảng phụ
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định: Điểm diện (1P)
 2.Bài cũ: 
 ´ Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học?
 ´ Nêu các bước làm bài văn PBCN?
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài : Từ mục đích, hiệu quả việc nói à luyện nói à nói theo chủ đề 
 b. Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1 : Ghi đề
 + Đề: Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
@ Hoạt động 2 : Định hướng đề
 + GV gọi hs đọc đề bài ,xác định đề mà mình sẽ luyện nói hôm nay .
-Đề yêu cầu viết về cái gì ? viết như thế nào viết để làm gì?
@ Hoạt động 3 : Lập dàn ý
-HS trình bày dàn ý mà mình đã chuẩn bị trước ở nhà 
-Gọi hsinh nhận xét ,bổ sung ? GV chốt ý .
@ Hoạt động 4: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói và gọi HS trình bày trước lớp
+ GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói : Biết phát biểu cảm tưởng ,đánh giá đối với tác phẩm văn học .Tập PBCT trước nhóm ,lớp trên cơ sơ chuẩn bị trước lập ý và lập dàn ý ở nhà .
+ Hình thức :-Nói to ,rõ ràng ,mạch lạc ,thay đổi ngữ điệu khi cần .
- Tư thế tự nhiên ,tự tin ,biết quan sát lớp khi nói .
+ Nội dung: Nói đúng yêu cầu .
- GV hướng dẫn ,hs tự luyện nói à trình bày trước nhóm (7’ )
- Cử đại diện thực hành nói trước lớp (14’)
- GV nhận xét ,sửa chữa ,cho điểm .Chú ý các em văn nói khác văn viết .
I.Đề:
 Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
II.Định hướng đề:
-Viết về hai tác phẩm : Cảnh khuya ,Rằm tháng giêng.
-Viết theo thể văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
-Viết để thấy tâm hồn người nghệ sĩ,chiến sĩ cách mạng trong Hồ Chí Minh 
àCảm phục ,kính yêu, biết ơn
III. Lập dàn Ý:
 1.Mở bài : Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
2.Thân bài :Cảm nghĩ chung tưởng tượng về hình tượng trong tác phẩm .
-Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau,,)
-Cảm nghĩ về tác giả .
3.Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ, tác giả
IV. Yêu cầu của tiết luyện nói :
1 Hình thức : 5 điểm 
2. Nội dung : 5 điểm 
4.Củng cố:
5. Dặn dò: Hướng dẫn về nhà 
 - Tập nói nhiều (mọi người ,bạn ,trước gương)à rèn kỹ năng nói.
 - Chuẩn bị bài :Tiếng gà trưa
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 13.doc