Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6: Tuần 2: Cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6:  Tuần 2: Cuộc chia tay của những con búp bê

I . Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nổi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.

- Kể và tóm tắt được truyện.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6: Tuần 2: Cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn ://
Tiết : 5 +6 Ngày giảng ://
 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 
 Khánh Hoài 
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nổi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt được truyện.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng tình cảm vị tha , tình cảm anh em gắn bó chân thành 
4. Tích hợp:
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình.
- Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ. 
* Giáo dục môi trường: Liên hệ môi trường, gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Các bước lên lớp
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ : Văn bản " Mẹ tôi " giúp em biết gì ? 
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 
GV hướng dẫn, đọc , gọi HS đọc 
GV gọi HS tóm tắt 
H : Truyện viết về ai ? về việc gì ? Ai là nhân vật chính ?
H: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? của ai ? có tác dụng gì ?
Tìm hiểu chi tiết văn bản 
H : Đồ chơi nào của anh em Thành Thuỷ được tác giả nói đến nhiều nhất ?
H : Đọc văn bản em thấy 2 con búp bê này có đặc điểm gì ?
H : Phải chia 2 con búp bê này ra em có cảm nhận gì ?
H : Lần lượt tìm những chi tiết cho ta biết tâm trạng của Thành và Thuỷ khi phải chia đồ chơi ?
H : Trình bày cảm nhận của em về những chi tiết này ?
H : Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về tình cảm của 2 anh em Thành Thuỷ cũng như tình cảnh tâm trạng của họ lúc này ?
 Tiết 6
 Nhắc HS chú ý vào phần văn bản 
H : Tìm những chi tiết cho ta biết tâm trạng, thái độ, tình cảm của cô giáo, các bạn và Thuỷ trong cảnh chia tay với lớp học ?
H : Qua những chi tiết trên em có kết luận gì về tình cảm của Thuỷ với trường lớp, thầy cô, bạn bè ? Về tình cảnh của Thuỷ lúc này ?
( đây là một sự thiệt thòi, mất mát rất lớn)
H : Tìm những chi tiết cho biết tâm trạng và tình cảm của Thuỷ khi chia tay anh ? 
H : Qua cử chỉ, hành động của Thuỷ em cảm nhận được gì ? 
H : Trong phút chia tay Thành có những hành động, biểu hiện gì ?
H : Em cảm nhận Thành lúc này như thế nào ? 
H : Em hình dung cuộc sống sau này của Thành và Thuỷ sẽ như thế nào ? ( thiếu tình cảm, sự chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ ; anh em xa cách ...)
H: Con cái có thể góp phần làm giảm thiểu li hôn không ? bằng cách nào ? ( ngoan ngoãn ,chăm chỉ ...) (lồng ghép giáo dục môi trường cho các em)
giáo dục ý thức học tập, tu dưỡng, xây dựng mái ấm gia đình 
 Tổng kết 
H : Nêu nghệ thuật nổi bật của văn bản ?
H : Văn bản viết về vấn đề gì ? Qua văn bản tác giả muốn gửi gắm điều gì ?
Luyện tập 
Vì sao văn bản lại được đặt là " Cuộc chia tay của nhưng con búp bê " ?
H: Chi tiết nào trong bài làm em xúc động nhất , vì sao ?
I. Đọc , tìm hiểu chung 
 1. Đọc 
 2. Tóm tắt 
 3. Chú thích 
 4. Ngôi kể 
 - Truyện viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ 
 - Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất -bộc lộ được những suy nghĩ, tình cảm chân thành 
 II. Tìm hiểu chi tiết 
 1. Cảnh chia đồ chơi 
 * Hai con búp bê 
 - Luôn gần nhau, thân thiết 
 - Gắn bó với anh em Thành Thuỷ 
 Phải chia ra ------> rất buồn 
 * Anh em Thành Thuỷ 
 - Thành : thấy cảnh cũng như ... sao tai hoạ lại giáng ... , nhớ những kỉ niệm đẹp với em, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ ..., nhường cho em ...
 - Thuỷ : run bần bật, kinh hoàng, tuyệt vọng; đẵ khóc cả đêm; lặng lẽ theo anh; mất hồn, loạng choạng; nhường cho anh; tru tréo, giận dữ không cho chia rẽ hai con búp bê; đặt hai con búp bê vào gần nhau ... trở lại vui vẻ 
------>Hai anh em rất yêu thương nhau, nhường nhịn nhau 
Vô cùng buồn khổ, đau đớn, bất lực vì phải xa nhau
 2. Cảnh chia tay lớp học 
 * Cô và các bạn : Sửng sốt, ôm chặt, tặng quà , tái mặt ...sững sờ, khóc, nắm chặt ....
 * Thuỷ : cắn chặt môi, đăm đăm nhìn, bật khóc 
-> Tình bạn bè ,tình thầy trò ,tình yêu trường lớp sâu đậm , ấm áp .... Giờ đây Thuỷ phải rời xa , mất đi tất cả 
 3. Cảnh chia tay của hai anh em 
 - Thuỷ : như mất hồn, tái xanh , ôm con búp bê, thì thào dặn ..., khóc, nắm tay anh dặn dò ..., đặt con Em Nhỏ ...
---->Thuỷ đang tột cùng đau khổ, rất thương anh, giàu lòng vị tha, nhân hậu , tình nghĩa 
 - Thành : khóc nấc, mếu máo, đứng như chôn chân 
----->Thành cũng vô cùng đau khổ, rất thương em 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tâm lí 
- Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể : nhân vật tôi trong truyện kể lại câu chuyện của minh nên những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực .
- Khắc hoạ hình tượng nhân vật trẻ nhỏ ( Thành và Thuỷ) qua đó gợi lại suy nghĩ về sự lựa trọn ,ứng xử của những người làm cha làm mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc 
 2. ý nghĩa văn bản. 
- Là câu truyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ .Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình . Mỗi người cần phải biết giữ cho gia đình hạnh phúc
 IV. Luyện tập 
 Búp bê - đồ chơi của trẻ thơ ,ngộ nghĩnh ,trong sáng , vụ tội ...cũng phải chia xa , cũng rất đau đớn ...
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
 Học xong bài em có suy nghĩ gì ?
 5 . Hướng dẫn tự học : 
 - Đặt nhân vật Thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt câu chuyện.
 - Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy.
 - Học bài - Làm bài tập còn lại 
 - Chuẩn bị bài : Bố cục trong văn bản 
 V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung
Tuần : 2 Ngày soạn ://
Tiết : 7 Ngày giảng ://
 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục cho mọt văn bản nói (viết) cụ thể.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí khi tạo văn bản 
II . Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK, SGV soạn bài +bảng phụ 
- Trò : Đọc, xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Các bước lên lớp
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ : Liên kết trong văn bản là gì và có vai trò như thế nào ?
 Để văn bản có tính liên kết cần phải làm thế nào ?
3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Tìm hiểu bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
Gv đưa ra phiếu bài tâp YC 
H: Trong một lá đơn xin ra nhập ĐTNTPHCM em phải ghi những nD gì? Hãy sắp xếp những mục sau trong một lá đơn sao cho hợp lý?
Tên lá đơn 
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Họ tên người gia nhập đội
Kính gửi đơn vị cấp trên 
Lý do để xin vào đội 
Sống và học tập ở đâu 
Lời hứa của bản thân 
Ngày tháng viết đơn.
H: Như vậy trong lá đơn đó có được ghi những gì tùy thích không ? Vì sao?( Vì người đọc không hiểu người viết muốn nòi gì,-> MĐ viết đơn không đạt được)
H: Vậy ND , ý tứ trong Vb phải được bố trí sắp xếp như thế nào?
H: Theo em vì sao VB cần phải có bố cục ? Bố cục là gì?
 ( Để dễ đạt mục đích trong giao tiếp ..)
 HS đọc hai Vb “ ếch ngồiđáy giếng”và “Lợn cưới áo mới”
H: Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
H: cách kể chuyện như trên bất hợp lí ở chỗ nào?
H: Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên như thế nào?
H: Vì vậy điều kiện để văn bản có bố cục là gì?
H: Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần trong VB miêu tả và văn bản tự sự?
H: Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không ? Vì sao?
H: Có bạn nói rằng phân mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần TB, phần KB chẳng qua chỉ là sự lặp lại môt lần nữa của P MB . Nói như vậy đúng không ? Vì sao?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 tại lớp
Các đoạn 1,2,3 mới kể lại chưa nêu lần lượt kinh nghiệm học tập, chưa cho thấy nhờ kinh nghiệm đó mà đạt được.
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
 1. Bố cục của văn bản 
 a. Tìm hiểu ví dụ 
Lá đơn viết lộn xộn, nội dung không xếp theo thứ tự -----> Khó hiểu 
- Cần xếp lại các ý, nội dung theo một trình tự, hệ thống, rành mạch hợp lí 
===> Cần có bố cục 
b. Bố cục là gì?
 - Bố cục văn bản là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
 - Văn bản cần có bố cục 
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
 a. Tìm hiểu ví dụ 
 - Hai câu chuyện trên chưa có bố cục 
 - Cụ thể :
 + (1) Nội dung lộn xộn , trật tự các câu không hợp lí, mỗi đoạn không tập trung 1 ý thống nhất, ý của hai đoạn không phân biệt 
 + (2) Câu chuyện không nêu bật được yếu tố phê phán và gây cười 
 - Cần :
 (1) Xếp lại trật tự các câu , mỗi đoạn tập trung 1 ý , ý của các đoạn rành mạch 
 (2) Xếp lại trật tự các câu --> Nêu bật ý nghĩa truyện 
 b. Điều kiện để văn bản có bố cục.
 - Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhât chặt chẽ với nhau,..
- Trình tự sắp xếp của các phần, các đoạn phải giúp cho người viết
 3. Các phần của bố cục 
* Văn bản tự sự.
MB: giới thiệu chung về nhân vật và sự kiện.
TB: diễn biến và sự phát triển của sự việc, câu chuyện.
KB: kết thúc câu chuyện.
* Văn bản miêu tả.
MB: nêu khái quát đối tượng được tả.
TB: miêu tả chi tiết (cảnh, người, vật)
KB: nhận xét, cảm nghĩ của người viết về đối tượng được tả.
 II. Luyện tập 
2. Bố cục : 3 phần 
 - Bố cục như thế đã hợp lí 
 - Có thể
3. Bố cục chưa hợp lí 
 + Thiếu ý kinh nghiệm 
 + Dư ý 4 
 - Bổ sung 
 + Tự giới thiệu sau ( MB )
 + Kết quả đạt được sau 3
 + Nguyện vọng muốn nghe ý kiến trao đổi , góp ý ( sau kết quả )
4 . Củng cố : 
- Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
- Có phải cứ chia văn bản làm 3 phần là có bố cục hợp lí không ?
GD ý thức tạo lập văn bản có bố cục 
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
- Học bài - Làm bài tập 1: xây dựng bố cục cho văn bản" tả một cơn mưa "
- Chuẩn bị bài : Mạch lạc trong văn bản 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 2 Ngày soạn ://
Tiết : 8 Ngày giảng ://
 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, viết mạch lạc
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức chú ý đến sự mạch lạc trong khi viết các bài văn 
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : Nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Các bước lên lớp
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ : Bố cục của văn bản là gì ? vai trò , tác dụng của bố cục ? Bố cục thông thường của một văn bản? Điều kiện để có một bố cục hợp lí ?
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Tìm hiểu mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 
Gọi HS đọc 2 câu hỏi SGK cho HS thảo luận - lần lượt gọi HS trả lời - nhận xét - bổ sung 
H : Dựa vào phần bài tập, nhắc lại khái niệm mạch lạc trong văn bản ?
H : Yêu cầu mạch lạc có quan trọng không ? vì sao ? Lấy ví dụ minh hoạ 
Gọi HS đọc các câu hỏi - phân công mỗi tổ một câu thảo luận - lần lượt gọi HS trả lời -nhận xét -bổ sung 
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ?
Luyện tập 
Gọi HS đọc yêu cầu BT1 - cho HS thảo luận -gọi HS trả lời - nhận xét - bổ sung 
Gọi HS đọc bài tập 2- xác định yêu cầu - 
H : Tại sao trong văn bản tác giả không có phần thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân cuộc chia tay ?
H : Đưa nội dung này vào văn bản mạch lạc hơn hay ngược lại ? vì sao ? 
I. Mạch lạc và những yêu cầu mạch lạc trong văn bản 
 1. Mạch lạc trong văn bản 
 a. Tìm hiểu ví dụ 
 - Mạch lạc trong văn bản có cả 3 tính chất 
 - ý kiến (b) hoàn toàn đúng 
 b. Ghi nhớ 
 - Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự hợp lí 
 - Văn bản cần mạch lạc 
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc 
 * Tìm hiểu bài tập 
 a. Các sự việc đều xoay quanh, làm rõ đề tài: cuộc chia tay 
 b. Sự lặp lại các từ văn bản có thể xem là mạch lạc của văn bản ...nói về chủ đề chung 
 - Sắp phải chia tay 
 - Không muốn chia tay 
 c. Cả 4 mối liên hệ -hợp lí 
 - Thời gian 
 - Không gian 
 - Tâm lí - ý nghĩa 
 * Ghi nhớ 
 Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc 
 - Các phần ...đều nói về một chủ đề
 - ---------------nối tiếp hợp lí 
II. Luyện tập 
 1a. - Chủ đề : Nhắc nhở En-ri-cô không được vô lễ với mẹ ; phải biết yêu thương kính trọng mẹ 
 - Trình tự : 
 + En-ri- cô vô lễ 
 + Bố giận vì mẹ đã quên mình vì En- ri- cô mà En- ri- cô lại vô lễ với mẹ -sau này hiểu ra thì đã muộn -ngay bây giờ cần sửa lỗi 
 2. Không 
 Vì : Về chủ đề : chú trọng đến cuộc chia tay đau đớn chứ không phải lí do li hôn 
 Về trình tự : Sự việc diễn ra trong cảm nhận, suy nghĩ Thành sẽ không hợp lí và không có chỗ để nói về nguyên nhân li hôn 
 4 . Củng cố :
- Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
- Điểm chung của liên kết, bố cục , mạch lạc trong văn bản là gì ?
- Phân biệt liên kết, bố cục , và mạch lạc trong văn bản ?
GD ý thức chú ý đến tính mạch lạc khi tạo lập văn bản 
5 . Hướng dẫn tự học :
- Tìm hiểu tính mạch lạc trong một văn bản đã học.
- Học bài - Làm bài tập còn lại 
- Chuẩn bị bài : Những câu hát về tình cảm gia đình 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 tuan 2 moi soan.doc