Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Đọc hiểu Văn bản: Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Đọc hiểu Văn bản: Tiếng gà trưa

Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện qua bài thơ.

 2. Kỹ năng: thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Đọc hiểu Văn bản: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/2008 
Ngày dạy: /11/2008
Lớp : 7A-B 
Văn bản: Tiếng gà trưa.
 (Xuân Quỳnh)
Tiết 53-,54 Đọc - hiểu văn bản.
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện qua bài thơ.
 2. Kỹ năng: thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
 - Giao viên: Nghiên cứu soạn bài.
 - Hoc sinh: Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 * Hoạt động1: kiểm tra bài cũ.
 - Đọc thuộc lòng bài thơ " Cảnh khuya" Của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 - Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt, mà kiên cường. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng về những hình ảnh, những điều bình dị, gần gũi trong đời sống thường, rong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu. Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Để giúp các em cảm nhận sâu sắcvề tác phẩm, bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. 
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Cho học sinh đọc chú thích/ SGK
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?
? Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- GV nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, lời tả và yếu tố trữ tình của bài thơ. 
- GV đọc khổ một. 
-Gọi một học sinh đọc 5 khổ tiếp theo.
- Gọi nhận xét bạn đọc.
- Gọi1 học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
? Qua phần chuẩn bị ở nhà, em hãy cho biết ''chéo go'' là gì
? Thế nào là ''trúc bâu''
? Gà mỏi mơ là ntn? 
- Lụng màu hoa mơ (đen trăng lốm đốm)
? Gà toi là ntn?
- Chết vỡ cỏc bệnh dịch
? Chắt chiu là ntn?
- Dành dụm, tiết kiệm, từng tớ rất kiờn trỡ .
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Thể thơ này giống với bài thơ nào các em đã được học ở lớp 6?
- GV: Bài thơ được viết theo thể 5 chữ, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ tĩnh và vè dân gian. Bài thơ vì thế có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng.
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và vần của các câu thơ?
? Hãy chỉ ra vần liền, vần cách trong bài.
- GV: như các em đã biết: thơ ngũ ngôn thường cấu tạo thành từng khổ 4 câu, mỗi câu có 5 chữ. Vần liền ở câu thứ hai và thứ ba. chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ lại vần với chữ cuối của dòng đầu khổ tiếp theo. Cũng có thể dùng vần cách.
? Căn cứ vào đặc điểm của thể thơ 5 chữ, so sánh đối chiếu với bài thư của Xuân Quỳnh và rút ra nhận xét?
-Gv Về số tiếng trong cõu thơ: cú cõu chỉ cú 3 tiếng như "tiếng gà trưa" đứng đầu cỏc khổ thơ.→sự biến đổi này rất phự hợp với việc thể hiện cảm xỳc, tỡnh cảm của nhõn vật.
?Theo dõi vào bài thơ, em hãy cho biết cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ âm thanh nào?
? Âm thanh này được lập lại mấy lần trong bài ?
- 4 lần ở khổ 2,3,4,7.
? Câu thơ có 3 tiếng lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ có ý nghĩa gỡ? 
? Em có suy nghĩ về hình ảnh tiếng gà trưa trong bài thơ? 
? Mạch cảm xúc của bài thơ được diễn biến theo trình tự nào?
? Trong bài thơ tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
- GV: Tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình diễn ra như thế nào qua tiếng gà trưa. Chúng ta tìm hiểu II.
- Gọi học sinh đọc khổ 1.
? Tiếng gà vọng vào tâm trí người chiến sĩ trong thời điểm nào? 
- Tiếng gà vọng vào tâm trí người chiến sĩ trên đường hành quân dừng chân bên xóm nhỏ vào buổi trưa nắng, nóng...
- Chú ý vào câu thơ 4
? Câu thơ có gì đáng chú ý về cách dùng từ và dùng dấu câu?
? Cách dùng từ lặp âm và sử dụng dấu chấm lửng có ý nghĩa gì?
- GV: Tiếng gà trưa này khác với tiếng gà ò...ó...o của Trần Đăng Khoa, nó có cái gì lắng động, làm người ta xao xuyến, bồi hồi.Ở đõy mạch cảm xỳc của tỏc giả được diễn ra trong sự hồi tưởng giữa hồi tưởng và quỏ khứ.
?Theo dõi vào ba câu cuối của khổ thơ, em hãy cho biết từ nào được lặp lại liên tiếp? 
? Ở đõy tỏc giả đó sử dụng phép tu từ gì?
- Đây chính là phép tu từ điệp ngữ mà tiết sau các em sẽ được học kỹ hơn.
? động từ ''nghe'' được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi dòng thơ có tác dụng gì?
- GV: ở đây có sự chuyển đổi cảm giác tài tình và thú vị, từ nghe đến thấy.
- Nghe tiếng gà nhảy ổ, người lính cảm thấy nắng trưa đang xao động, tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn. Tiếng gà nhảy ổ như có phép lạ thần kỳ đã truyền cho người chiến sĩ bao niềm vui, bao tinh thần và nghị lực mới sẵn sàng vượt qua mọi chặng đường trông gai.
- Điệp từ ''nghe'' không chỉ nghe bằng thính giác( nắng trưa) mà chính là nghe bằng cảm giác(đỡ mỏi), bằng tâm tưởng(tuổi thơ). điệp từ như sự giới thiệu đầy hồ hởi vui sướng như kéo tuổi thơ xa xăm về với hiện tại.
? Theo em tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, chỉ có tiếng gà trưa lại tác động vào tâm hồn người chiến sĩ?
? Như thế con người ở đây không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn.? Em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người chiến sĩ qua khổ thơ?
- GV khái quát: bài thơ ra đời trong những ngày cả nước chống Mỹ sôi động, quyết liệt. Đoạn mở đầu bài thơ kể về một sự việc đời thường nhưng rất thơ mộng góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh bình. Trên đường hành quân ra mặt trận, người chiến sỹ chợt nghe tiếng gà trưa, âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Vậy những kỷ niệm nào hiện lên trong tâm hồn người chiến sỹ. Ta tìm hiểu 5 khổ thơ tiếp.
 Gọi học sinh đọc 5 khổ thơ tiếp.
? Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong ký ức người lính sau tiếng gà trưa là hình ảnh nào?
? Những con gà mái với những quả trứng hồng hiện lên như thế nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Những màu sắc trên gợi vẻ đẹp riêng nào của làng quê Việt Nam?
? Trong khổ thơ này từ nào được lặp lại ?
? Sự lặp lại có ý nghĩa gì?
- GV hình ảnh đàn gà đông đúc đẹp mã bà nuôi đang hiện ra trước mắt . Chúng ta cảm thấy như đang được ngắm bức tranh gà làng Hồ cựa quậy sống động . Và trong âm thanh của tiếng gà trưa người chiến sỹ còn nhớ về những kỷ niệm nào nữa -> tìm hiểu các khổ tiếp.
- Gọi HS đọc diễn cảm khổ 3 - 6. 
? Bốn khổ thơ này làm nổi bật kỷ niệm nào sau tiếng gà trưa? 
- gv: Nhân vật trữ tình ( anh bộ đội) chuyển sang trực tiếp trò chuyện với nhân vật trữ tình khác: người bà .
- HS đọc thầm khổ thơ 3.
? Hình ảnh người bà hiện lên trong ký ức của cháu gắn với kỷ niệm nào của tuổi thơ?
? Nhận xét về lời trách mắng của bà ( Đây là lời trách mắng như thế nào ?)
? Lời trách mắng đó thể hiện tình cảm gì của bà với cháu?
? Lần theo ký ức, sau lời mắng dọa yêu thương ấy là hình ảnh nào? 
? Hình ảnh bà soi trứng được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào? 
? Hình ảnh trên giúp em cảm nhận gì về người bà? ( bà là người như thế nào? )
- Đọc khổ thơ 5 .
? Khổ thơ nói về điều gì?
? Nỗi lo lắng và mong ước của bà ở đây là gì?
? Nỗi lo của bà gợi cảm nghĩ gì trong em ? 
? Như thế, trong kỷ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
 ? Đọc thầm khổ 6 và cho biết tiếng gà trưa trong quá khứ của tác giả còn gắn với kỷ niệm nào của cháu?
? Em cú nhận xột gỡ niềm vui và mong ước tuổi nhỏ của người chỏu? 
? Nhận xét tình cảm bà cháu trong đoạn thơ trên? 
- Gọi HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.
? Tiếng gà trưa đã gợi ra những suy tư gì của con người trong 2 khổ thơ cuối?
? Vì sao con người có thể nghĩ rằng tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc ?
? ở khổ thơ cuối bài tỏc giả đó sử dụng biện phỏp nghệ thuật gỡ ?
? Biện phỏp nghệ thuật đú cú tỏc dụng gỡ?
? Khổ thơ 6 đã giúp em hiểu gì về tình cảm người chiến sỹ? 
GV bình: Tình yêu tổ quốc bắt đầu từ tình yêu người thân, làng quê quen thuộc. Với tác giả Xuân Quỳnh, tình yêu đó là tình yêu người bà gắn liền với tiếng gà trưa, với kỷ niệm ấu thơ của xóm làng quên thuộc . Tình yêu gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc.
- GV khái quát toàn bài.
? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?
? Văn bản là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc, theo em đó là những cảm xúc nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc 
- HS trả lời.
 HS nghe.
HS đọc bài.
HS nhận xét.
- Xác định thể thơ.
lắng nghe.
 phát hiện.
Trả lời.
HS nghe.
So sánh nhận xét.
 phát hiện
- Nêu suy nghĩ.
- Suy nghĩ trả lời.
 xác định.
Đọc khổ thơ 1
- HS phát hiện.
- HS phát hiện.
- Trả lời.
- HS phát hiện.
Nêu tác dụng.
- HS nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Phỏt hiện
- Nêu cảm nhận.
 HS chú ý lắng nghe.
- Đọc bài.
- Phát hiện trả lời.
Tìm chi tiết.
- Phát hiện 
Phát hiện nghệ thuật 
- Suy nghĩ trả lời.
 phát hiện 
- Phát hiện trả lời.
- Nhận xét
Nêu cảm nhận 
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Phát hiện 
- Nêu cảm nghĩ
I. Đọc- tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm: SGK.
- Bài thơ được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước và được in lần đầu trong tập'' Hoa dọc chiến hào'' năm 1968
* Đọc
* Từ khó:
* Cấu trúc văn bản.
- Thể thơ 5 chữ .(thơ ngũ ngụn : cú nhiều chỗ biờn đổi khỏ linh hoạt )
- ''Đêm nay Bác không ngủ''- Minh Huệ.
- Nhịp: 3/2; 2/3: 1/2/2
-> Ngắt nhịp linh hoạt.
- Vần : Vần liền, vần cách.
- VD: khổ thơ một : vần cách: xa- ta. Vần liền : nhỏ- ổ ( Vần theo khuôn âm) → tác giả dùng cả vần liền và vần cách linh hoạt
- Số câu trong một khổ: Ngoài những khổ 4 câu(4,6,7), còn có khổ 6 câu(2,3,5,8), cú khổ 7 câu(1)→số cõu trong mỗi khổ là khụng đều nhau.
- Xen vào điệp ngữ, điệp câu 3 tiếng...tiếng gà trưa
- Âm thanh: tiếng gà trưa.
- gợi niềm cảm xỳc của nhà thơ
- Nối liền sự suy tưởng hoài niệm của nhõn vật qua cỏc đoạn
- > Hình ảnh gần gũi, bình dị. Chắc hẳn bài thơ được gợi ra từ những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà của tác giả. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ lúc ấu thơ, cha thường đi công tác xa vắng nhà, hai chị em sống với bà suốtnhững năm tháng tuổi thơ. Chính cuộc sống bình dị của làng quê đã gợi cho nhà thơ cảm xúc chân thành.
- Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ.
- Những hồi tưởng về tuổi thơ qua âm thanh tiếng gà trưa.
- Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu với người chiến sĩ.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen trong bài thơ
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Khổ thơ1. 
- Tiếng gà cất lên trên đường hành quân,bờn 1 xúm nhỏ,vào buổi trưa
- Dùng từ lặp âm. dấu chấm lửng
-> Đã mô phỏng sát đúng tiếng gà. Làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Từ: ''nghe.''
=> Điệp từ
-> Tiếng gà trưa, làm xao động, lung linh cái nắng trưa, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi của người chiến sĩ. Tiếng gà trưa làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người chiến sĩ đánh thức kỷ niệm gọi về tuổi thơ.
- Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị thân quen của làng quê VN từ bao đời nay.
- Tiếng gà đem lại niềm vui cho con người, giúp con người có thể vơi đi nỗi vất vả.
- Tiếng gà gợi không khí yên ả ,thanh bình, ấm áp của làng quê
- Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho người nông dân cần cù.
- Tiếng gà trưa trở thành kỷ niệm khó quên.
=> Tình quê thắm thiết sâu nặng.
2. Năm khổ thơ tiếp theo: 
a.Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng 
- ổ rơm hồng những trứng 
- Khắp mình hoa đốm trắng
- Lông óng như màu nắng 
- So sánh liệt kê 
=> Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, bình dị , hiền hòa. 
- Điệp từ " Này" 
=>sự hồ hởi hân hoan.
b.Kỷ niệm về người bà :
* Lời bà mắng
- Suồng sã mà thương yêu.
- Thể hiện sự quan tâm lo lắng cho cháu. 
* Hình ảnh bà soi trứng
- Tay bà khum soi trứng
- Dành từng quả chắt chiu
- Chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan . 
* Nỗi lo lắng và mong ước của bà. 
- Lo đàn gà toi 
- Mong trời đừng sương muối
- Nỗi lo chân thật giản dị của người bà thôn quê trong cuộc sống còn nhiều khó khăn .
- Nghèo nhưng hiền thảo đôn hậu.
- Hết lòng vì con cháu.
- Chịu đựng nhẫn nại và hy sinh 
* Niềm vui và mong ước tuổi nhỏ.( được quần ỏo mới)
- Nhỏ bé, hồn nhiên, giản dị.
-> Tình cảm bà cháu sâu nặng thắm thiết.
3.Khổ thơ cuối bài:
* Những suy tư về hạnh phúc, suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay. 
- Vì tiếng gà trưa là hình ảnh quen thuộc , âm thanh bình dị của cuộc sống bình yên ấm no...
- Điệp từ "Vì" 
-> khẳng định rõ niềm tin và mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sỹ.
- Tình yêu quờ hương, đất nước rộng lớn sâu sắc 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Điệp ngữ, kể, biểu cảm xen kẽ. Hình ảnh giản dị.
2. Nội dung: Tình yêu loài vật, tình yêu bà, lớn hơn là tình yêu quê hương đất nước.
* Ghi nhớ:SGK
IV. Luyện tập.
1. Sưu tầm một bài thơ có nội dung nói về tình bà cháu.
- Bài thơ ''Bếp lửa'' - Bằng Việt.
2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.
- Tỡnh bà chỏu sõu nặng thắm thiết. Bà yờu thương chăm lo cho chỏu. Chỏu yờu quớ, trõn trọng và biết ơn bà.
 * Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp.
- Đối với hs khỏ giỏi : ? Phỏt biểu cảm nghĩ về bài thơ?
- Đối với hs trung bỡnh yếu ? Học thuộc lòng bài thơ.
 ? Bài thơ có câu nào hay nhất, đẹp nhất? Vì sao?
- Về nhà : + học bài.
 + Sưu tầm những câu thơ, bài thơ nói về tình bà cháu.
 + Soạn: Điệp ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53,54- VH.doc