Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1487Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG GÀ TRƯA
Tiết : 53-54 
Ngày dạy: 14/11/2011 
 Xuân Quỳnh
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
 2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên :Giáo án, kiến thức có liên quan, tranh 
 Học sinh : Vở bài tập, SGK, tập ghi bài
III.PHƯƠNG PHÁP
 Đọc diễn cảm,diễn giảng, nêu vấn đề, quy nạp kiến thức.
 Hoạt động cá nhân, hợp tác nhóm, tái tạo, so sánh, trực quan 
IV.TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định lớp :
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài:
 Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988 ) là nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX. Thơ Xuân Quỳnh hường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Điều ấy được thể hiện rõ trong bài thơ Tiếng gà trưa.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung về bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc.
 + Đọc giọng vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc – nhận xét
- Giáo viên nhận xét , sửa chữa
- Học sinh đọc phần chú thích , sau đó gọi học sinh tóm tắt ngắn gọn phần tác giả
 Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988 ) là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh tinh tế, giản dị mà sâu sắ, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những tình cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp.
¬ Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời kì nào? Thuộc thể thơ gì?Trích trong tác phẩm nào của Xuân Quỳnh?
 Ø Bài thơ viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ
 Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó: lang mặt, sương muối, chéo go, trúc bâu
 ¬ Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính là gì?
 Ø Tự sự – biểu cảm
 ¬ Nhân vật chính trong bài thơ là ai?
 Ø Người chiến sĩ
 ¬ Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì?
 Ø Tiếng gà trưa
- Giáo viên gợi ý học sinh chia bố cục.
 3 đoạn :
 + Đoạn 1: ( khổ thơ đầu ) – Tiếng gà trưa -cảm xúc của người chiến sĩ
 + Đoạn 2 : (5 khổ thơ tiếp theo) – trên đường hành quân , người chiến sỉ nghe tiếng gà , nhớ kỷ niệm xưa.
 + Đoạn 3: ( 2 khổ thơ còn lại) – Tình cảm đối với quê hương đất nước.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 Học sinh đọc khổ thơ 1
 ¬ Ở khổ thơ 1 tác giả kể về việc gì?
 Ø Kể về người chiến sĩ đi hành quân xa, dừng chân nghỉ lại bên một quán nhỏ 
 ¬ Lúc ấy, người chiến sĩ nghe được âm thanh gì?
 Ø Nghe được tiếng gà nhảy ổ cục tác, cục ta
 ¬ Khi nghe được tiếng gà cục tác, cục ta thì người chiến sĩ ấy có những cảm xúc gì?
 Ø Xao động nắng trưa 
 Bàn chân đỡ mõi
 Gọi về tuổi thơ
 ¬ Cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà được bộc lộ qua từ ngữ nào?
 Ø Điệp từ nghe tác động của tiếng gà liên tiếp dội vào tâm hồn của nhà thơ 
 ¬ Điệp từ nghe có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ 
¬ Vì sao khi nghe tiếng gà trưa tác giả có cảm xúc mạnh như thế?
 Ø Vì hình ảnh con gà, ổ trứng gắn liền với tuổi thơ của người chiến sĩ
 Chính vì thế mà tiếng gà không chỉ dừng lại ở khổ thơ 1 mà nó còn rải đều ở tất cả các khổ thơ
 Tiết 2
 Học sinh đọc các khổ thơ 2
 ¬ Trong khổ thơ 2 tiếng gà trưa đã gợi lên hỉnh ảnh gì?
 Ø Con gà mái mơ, con gà mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh. 
¬ Hình ảnh các con gà lần lượt hiện lên như thế nào?
 Ø Này con gà mái mơ 
 Này con gà mái vàng 
 Điệp từ này à người chiến sĩ nhớ rất kĩ và như đếm lại từng con gà. 
 Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ 3,4,5, 6
 Học sinh hợp tác nhóm 3 phút
 ¬ Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sỉ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ ?
 Ø Kỷ niệm về về tuổi thơ dại : tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng 
 Kỷ niệm về tuổi thơ dại: tị mị xem trộm gà đẻ bị bà mắng 
 Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuội thơ được quần áo mới từ tiền bán gà, ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ.
 Hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiêu dành dụm, chăm lo cho cháu 
 Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được quần áo mới từ tiền bán gà. ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ
 Giáo viên : Trong dòng kỷ niệm tuổi thơ đã in đậm hình ảnh bà cháu . Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp nội dung thứ tiếp theo xem lúc trưởng thành người cháu có những tình cảm như thế nào đối với bà ?
 ¬ Hình ảnh người bà trong kỷ niệm ? 
 Ø Tầng tảo, chắt chiêu, bảo ban nhắc nhở cháu.
 ¬ Người cháu có tình cảm như thế nào đối với bà?
 ØYêu thương kính trọng , biết ơn bà.
 ¬ Từ sự kính mến, yêu thương dẫn đến tình cảm cao hơn đó là những tình cảm gì?
 ØTình yêu quê hương, đất nước , con người... .
 ¬ Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lập lại mấy lần trong bài? Có tác dụng gì? (4 lần).
 Ø Gợi ra hình ảnh trong kỷ niệm thời thơ ấu.
 Học sinh đọc khổ thơ cuối 
 ¬Khổ thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
 Ø Điệp từ “ vì”
 ¬ Em hiểu như thế nào về khổ thơ cuối?
 Ø Câu thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm đó là tình yêu nước gắn với tình yêu gia đình, tình yêu quê hương 
 ¬ Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
 Ø Nhiều từ ngữ lặp, lời thơ tự nhiên bình dị , bài thơ gợi lại kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Chọn học thuộc lòng một đoạn thơ khoảng 10 dòng.
 Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập.
 Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ	
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích:
 1. Đọc :
 2. Chú thích :
 a. Tác giả:
 - Xuân Quỳnh ( 1942-1988 ) 
 - Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
 b. Tác phẩm 
 - Thể thơ: tự do
 - Trích từ tập Hoa dọc chiến hào 
( 1968 )
 c. Giải nghĩa từ: SGK
 3. Bố cục
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản :
 1. Tiếng gà trưa – cảm xúc của người chiến sĩ
 - Làm dịu bớt nắng trưa 
 - Tâm hồn thanh thản
 - Xúc động hồi ức của người chiến sĩ
 à Nỗi xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ
 2. Kỷ niệm thời thơ ấu :
 - Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ:
 Gà mái, sự hiếu kì xem trộm gà đẻ bị bà mắng, mong ước được quần áo mới 
 à Đó là những kỉ niệm thiêng liêng không thể quên được 
 - Hình ảnh người bà: Ngưòi bà đầy yêu thương chắt chiu, dành dụm, chăm lo cho cháu 
 à Bà là người nghèo khổ nhưng chịu thương, chịu khĩ, hết lịng hy sinh vì con cháu.
 - Cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn bà.
 3. Tâm niệm của người chiến sĩ 
 - Khẳng định tình yêu quê hương đất nước gắn liền với tình cảm gia đình 
 4. Nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, cĩ tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỷ niệm lần lượt hiện về.
- Viết theo thể thơ năm tiếng phù hợp với việc vừa kể vừa bộc lộ cảm xúc.
 5. Ý nghĩa:
 - Những kỷ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
* Ghi nhớ: SGK/ 151
III.Luyện tập :
 1. Học thuộc đoạn thơ.
 2. Nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu.
 4. Củng cố và luyện tập :
 - Đọc diễn cảm bài thơ
 - Người cháu đối với người bà như thế nào?
 Yêu thương, kính trọng, biết ơn bà.
 - Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc bài thơ 
 - Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản
 - Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ
 - Viết đoạn văn ngắn ghi lại kỉ niệm về bà.
 - Vẽ sơ đồ tư duy về bài thơ Tiếng gà trưa.
 - Chuẩn bị : - Một thứ quà của lúa non: Cốm 
 - Điệp ngữ 
 + Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:.............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Phương pháp.........................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tổ chức: ..............................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 53-54 Tieng ga trua.doc