Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53 : Điệp ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53 : Điệp ngữ

Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong văn cảnh.

- Rèn luyện học sinh kĩ năng vận dụng phù hợp điệp ngữ trong khi nói và viết văn, phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ.

- Tích hợp: Văn bản "Tiếng gà trưa" và các văn bản khác. Tập làm văn:

B- Chuẩn bị:

 1- Giáo viên: giáo án, bảng phụ.

 2- Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1581Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53 : Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 19-11-2012
ND: 22-11-2012 
Tiết 53 : Điệp ngữ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong văn cảnh.
- Rèn luyện học sinh kĩ năng vận dụng phù hợp điệp ngữ trong khi nói và viết văn, phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ.
- Tích hợp: Văn bản "Tiếng gà trưa" và các văn bản khác. Tập làm văn: 
B- Chuẩn bị: 
 1- Giáo viên: giáo án, bảng phụ.
 2- Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: 
 - Thế nào là thành ngữ? cho ví dụ?
 - Giải nghĩa các thành ngữ sau: 
 "Một nắng hai sương", "Được voi đòi tiên", "Giận cá chém thớt". 
 3/ Bài mới: 
Hoạt động 
H: Khổ đầu và khổ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa" có những từ nào được lặp lại nhiều lần?
H: Từ "Nghe" lặp lại có tác dụng gì?
H: Từ "Vì" lặp lại ở khổ cuối nhằm mục đích gì?
H: Cách lặp lại từ "nghe" và từ "vì" thể hiện điều gì?
H: Vậy, em hiểu điệp ngữ là gì?
H: Vậy, điệp ngữ có thể có những dạng nào?
bài tập nhanh: Đoạn thơ sau dùng kiểu điệp ngữ nào? 
"Đảng ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta môn vạn tấm lòng niềm tin"
- Học sinh đọc lại đoạn thơ cuối bài thơ.
H: Nếu bỏ từ "vì" hoặc thay thế vào đó từ ngữ khác thì đoạn thơ sẽ như thế nào?
H: Vậy khi sử dụng điệp ngữ có tác dụng như thế nào?
- Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 1.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Chia nhóm - thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, sửa lỗi.
- Học sinh đọc nêu yêu cầu bài tập 2.
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện.
- Học sinh hoạt động độc lập.
- Trình bày bài làm.
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 3.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Chia nhóm - thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh nhận xét, giáo viên sửa lỗi.
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 4.
- Học sinh độc lập hành động.
Nội dung chính
I- Bài học:
1/ Thế nào là điệp ngữ?
a) Ví dụ: Bài thơ "Tiếng gà trưa"
b) Nhận xét?
- Từ "nghe" và từ "vì" được lặp lại.
- Tác dụng: từ "nghe' được lặp lại gây ra những liên tưởng nghệ thuật khác nhau, từ "vì" lặp lại khẳng định mục đích sức mạnh để cháu chiến đấu.
c) Kết luận:* Ghi nhớ 1 (tr152)
2/ Các dạng điệp ngữ:
a) Ví dụ: 
b) Nhận xét:
Vd1: điệp cách quãng.
Vd 2: điệp ngữ nối tiếp.
Vd 3: điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)
Vd 4: (điệp câu)
c) Kết luận:* Ghi nhớ 2: (tr152)
3/ Tác dụng của điệp ngữ:
a) Ví dụ: "Tiếng gà trưa"
b) Nhận xét:
- Điệp từ "nghe", "vì" tạo nhịp điệu, nhấn mạnh ý.
c) Kết luận: Sử dụng điệp ngữ làm cho câu văn, câu thơ giàu âm điệu, tha thiết, nhịp nhàng, nhấn mạnh ý.
II- Luyện tập:
1. Bài 1: 
a) Một dân tộc đã gan góc => Chất giọng hùng hồn. Dân tộc đó đanh thép -> khẳng định sức mạnh 
quyền tự do dân tộc.
b) Trông: => Nói lên nỗi vất vả, cực nhọc của người dân Việt Nam xưa.
2. Bài 2:
a) Điệp ngữ:
- Xa nhau, một giấc mơ.
=> Điệp ngữ chuyển tiếp -> nhấn mạnh nỗi xót xa, đau đớn của nhân vật trữ tình.
3. Bài 3: 
a) Lặp lại các từ ngữ trong đoạn văn trên không có tác dụng biểu cảm -> lỗi lặp từ.
b) Sửa lại:
- Viết lại đoạn văn, thay thế các từ ngữ lặp lại ấy bằng các đại từ thay thế.
4. Bài 4:
Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
4. Củng cố : - Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ?
5. Dặn dò : - Học ghi nhớ.- Làm bài tập ,chuẩn bị bài "chơi chữ".
===============================================================
NS : 19-11-2012
ND: 24-11-2012 
Tiết 55-56: Viết bài tập làm văn số 3
A. mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người.
- Rèn học sinh khả năng khái quát hoá, tổng hợp kién thức đã học.
- Tích hơp: Các văn bản biểu cảm đã học, các kiến thức Tiếng Việt, các kiến thức phần văn bản biểu cảm.
B. Chuẩn bị
 1.Giáo viên: Ra đề - đáp án.
 2.Học sinh: Ôn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. ổn định: 
2. Kiểm tra:
Nội dung chính
I- Đề bài:
 -Cảm nghĩ về người cha của em.
II- Yêu cầu:
 - Đọc kĩ đề, tìm hiểu đúng yêu cầu của đề.
 - Lập dàn ý trước khi làm bài.
 - Thái độ nghiêm túc, tự giác làm bài.
III- Đáp án:
A- Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài: (1đ)
 - Gthiệu về người cha của em.
 - Cxúc của em đối với cha.
 2. Thân bài: (7đ)
 - Tạo tình huống gợi kỉ niệm về người cha.
 - Những cử chỉ, việc làm của cha dành cho mình.
 - Tcảm của em đối với cha: yêu kính.
 3. Kết bài: (1đ)
 - Kđịnh vai trò của người cha trong gia đình và với bản thân em.
 - Cxúc, lời hứa, mong muốn của em đối với cha.
C. Biểu điểm:
- Hình thức: 1đ.
- Nội dung: 9đ.
4.Củng cố : -Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài của lớp.
5. Dặn dò : - Ôn tập văn biểu cảm về sự vật con người văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Chuẩn bị: Luyện nói, biểu cảm về tác phẩm văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 7 tuan 14.doc