Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Đọc - Hiểu văn bản: Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Đọc - Hiểu văn bản: Tiếng gà trưa

 A) Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ của tình cảm bà cháu gắn liền với tiếng gà trưa.

- Nghệ thuật biểu hiện qua những chi tiết chân thực bình dị tự nhiên.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ thơ trữ tình.

- Giáo dục tình cảm trân trọng những tình cảm ấu thơ, tình cảm bà cháu ,tình yêu quê hương đất nước.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Đọc - Hiểu văn bản: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
 Tiết 53: Đọc -Hiểu văn bản:Tiếng gà trưa
 ( Xuân Quỳnh )
 A) Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ của tình cảm bà cháu gắn liền với tiếng gà trưa.
- Nghệ thuật biểu hiện qua những chi tiết chân thực bình dị tự nhiên.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ thơ trữ tình.
- Giáo dục tình cảm trân trọng những tình cảm ấu thơ, tình cảm bà cháu ,tình yêu quê hương đất nước.
 B) Chuẩn bị: 
 1)Thầy: Nghiên cứu SGK,SGV,tài liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả Xuân Quỳnh, máy chiếu.
2) Trò: Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.
 C) Tiến trình lên lớp:
1) ổn dịnh tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
3) Bài mới: 
 Giáo viên giới thiệu bài:
 Sau "bà chúa thơ nôm " Hồ Xuân Hương thì nữ sĩ Xuân Quỳnh là 1 hiện tượng quan trọng của nền văn học dân tộc. Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, Xuân Quỳnh có một sức sáng tác rất bền bỉ , có một phong cách thơ đầy nữ tính , biểu lộ tâm hồn khát vọng tha thiết đằm thắm. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những hình ảnh , những sự việc giản dị gần gũi trong đời sống gia đình như tình mẹ con ,tình bà cháu và tình yêu gia đình , ty quê hương đất nước đã trở thành tình yêu Tổ quốc. Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế .Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1:
? Đọc chú thích sao?
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?
HS trả lời, GV nhận xét ghi bảng.
I) Giới thiệu chung:
1) Tác giả:
- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
-Quê ở La Khê - Hà đông - Hà Tây
- Là nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mĩ, có phong cách thơ giản dị trong sáng, đằm thắm , đôn hậu, thể hiện 1 khát vọng yêu thương sâu sắc.
G bổ xung thêm, xem ảnh Xuân Quỳnh trên máy chiếu.
+) Xuân Quỳnh từng là một diễn viên múa, là biên tập viên của báo văn nghệ.
+)Xuân Quỳnh thường hướng về tình cảm gia đình mẹ con, bà cháu, những kỉ niệm giản dị, gần gũi nhưng sâu sắc, cao cả. Xuân Quỳnh bắt đầu xuất hiện trên thi đàn bắt đầu từ năm 1965 với những tập thơ nổi tiếng "Hoa dọc chiến hào" , "Chồi biếc","Sân ga chiều em đi"
+) Xuân Quỳnh mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông cùng với chồng là Lưu Quang Vũ và Anh Thơ con trai mình, khi mà tuổi đời còn rất trẻ và nền thơ hiện đại Việt Nam vắng bóng một nữ sĩ tài hoa.
? Bài thơ "Tiếng gà trưa " được sáng tác trong hoàn cảnh nào? In trong tập thơ nào?
H trả lời ,G bổ sung: Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ âm thanh tiếng gà nhảy ổ buổi trưa . Nó khác với tiếng gà của nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác cùng thời điểm này :
 Tiếng gà
 Giục quả na
 Mở mắt
 Giục bông lúa
 Uốn câu
 Giục con trâu ra đồng
 Giục đàn sao trên trời
 Chạy tới giục ông trời nhô lên
Tiếng gà đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhà thơ như Hồ Xuân Hương:
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom",
hay Lưu Trọng Lư " xao xác gà trưa gáy não nùng" và Hồ Chí Minh " gà gáy một lần đêm chửa tan"Còn tiếng gà của Xuân Quỳnh đã khơi nguồn cảm xúc cho anh lính trẻ trên đường hành quân nhớ về những kỉ niệm thân yêu của mình, nhắc nhở anh trách nhiệm với Tổ quốc. Đó cũng là tình cảm của nữ sĩ Xuân Quỳnh với những kỉ niệm ấu thơ về người bà thân yêu của mình.
G cho hs quan sát bài thơ trên máy chiếu
G hướng dẫn H cách đọc: Nhịp 3/2, hoặc 2/3, nhấn mạnh điệp ngữ "Tiếng gà trưa" được lăp lại ở các khổ 2,3,4,7
- Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi , phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể của tác giả trong vai nhân vật anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê.
-G đọc mẫu, gọi H đọc đoạn 1 từ đầu đến " Cho con gà mái ấp"
- H khác đọc tiếp cho đến hết văn bản.
G nhận xét. 
2)Văn bản:
- Sáng tác 2-7-1965 ( thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ).
3) Đọc:
3) Chú thích:
H giải thích chú thích 1,2,3,4 (SGK)
G đưa thêm 1 số chú thích:
+) Gà mái mơ: Gà mái lông màu vàng hoa mơ, vàng nhạt xen lốm đốm.
+) Chắt chiu: Dành dụm tiết kiêm ,kiên trì.
+) Gà toi: Gà chết vì các bệnh dịch.
4)Thể thơ:
? Em hãy cho biết bài thơ sáng tác theo thể thơ mấy tiếng? Giống với bài thơ nào em đã được học ở lớp 6?
-H : Thể thơ 5 tiếng
 Giống với bài thơ ngũ ngôn " Đêm nay Bác không ngủ"- Minh Huệ.
? Em hãy cho cô biết về số câu thơ trong từng khổ thơ và cách gieo vần thơ trong bài " Đêm nay Bác không ngủ " ?
 -H : Số câu thơ trong 1 khổ thơ là 4
 Cách gieo vần chân ở câu 2,3.
? Các em đã lam quen với thể thơ 5 chữ ở lớp 6, vậy ngoài đặc điểm câu thơ có 5 chữ thì thể thơ này còn có đặc điểm gì khác nữa?
 -H: Số câu thơ không hạn định, cách gieo vần linh hoạt .Có những câu thơ 3 tiếng trở thành điệp ngữ ở các khổ 2,3,4,7.
? Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ điều gì ?
 - H: Âm thanh của tiếng gà trưa.
 Âm thanh của tiếng gà trưa đã khơi nguồn mạch cảm xúc của anh lính trẻ. Nó được điệp lại 4 lần trong các khổ thơ, trở thành sợi dây nối liền mạch cảm xúc qua các khổ thơ .Nó được đặt làm nhan đề của bài thơ.
? Vậy qua mạch cảm xúc em hãy chỉ ra bố cục của bài thơ? Nêu ý nghĩa nội dung mỗi đoạn?
- H thảo luận trả lời.
+) Phần 1: Khổ 1: Âm thanh tiếng gà trên đường hành quân của anh lính trẻ
+) Phần 2: Khổ 2,3,4,5,6: Tiếng gà gợi kỉ niệm tuổi thơ ( khổ 2: Kỉ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng ; khổ 3,4,5: Kỉ niệm về bà )
+) Phần 3: Khổ 7,8: Những suy nghĩ của anh lính trẻ về tình yêu quê hương đất nước.
(Bố cục trên máy chiếu)
Hoạt động 2: 
Định hướng phân tích theo bố cục văn bản.
- Yêu cầu H đọc khổ thơ đầu, nêu ý nghĩa?
 H: Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm anh lính trẻ trên đường hành quân.
? Em hãy cho biết âm thanh của tiếng gà vọng vào tâm trí anh lính trẻ trong thời điểm nào? Tìm những chi tiết miêu tả thời gian, không gian và âm thanh tiếng gà ?
-H: 
trên đường hành quân , bên xóm nhỏ, "Cục cục tác cục ta " 
? Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê tâm trí của anh chỉ hướng về tiếng gà nhảy ổ buổi trưa?
- H:+) Âm thanh của tiếng gà rất quen thuộc, bình dị gần gũi với con người.
 +) Tiếng gà cục tác vang lên là âm thanh báo hiệu niềm vui của con gà sau khi làm xong nhiệm vụ : Đẻ ra những quả trứng hồng, mang lại niềm vui hạnh phúc cho con người.
.? Âm thanh tiếng gà là hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống làng quê như thế nào?
 H: Tiếng gà gợi không gian làng quê yên bình.
G bình: Âm vang của tiếng gà trở thành 1 điệp khúc liên tiếp vang bên xóm nhỏ,là âm thanh quen thuộc ,bình dị thân thương cũng như giếng nước gốc đa mà miền quê nào cũng cóNó báo hiệu niềm vui của những con gà mái sau khi đã làm xong nhiệm vụ đau đớn đẻ ra những quả trứng hồng.Âm thanh ấy báo hiệu điều tốt lành: Niềm vui hạnh phúc của người dân quê lam lũ ,tần tảo chắt chiu đồng thời gợi ra 1 làng quê yên bình . Nó là âm thanh vang vọng trong tâm hồn người lính trẻ trên đường hành quân ra trận, giúp anh có được chút thời gian yên tĩnh trong lòng để bồi hồi, xao xuyến , lắng sâu , suy cảm
? Với anh lính trẻ tiếng gà trưa đã gợi cho anh những cảm giác như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết thơ minh hoạ?
H: Nghe xao động
 Nghe bàn chân 
 Nghe gọi về tuổi thơ.
? Trong 3 câu thơ ấy từ ngữ nào được lăp lại nhiều lần ? Cách lặp ấy có tác dụng như thế nào? 
G : Đây chính là biện pháp tu từ điệp ngữ mà các em sẽ được tìm hiểu ở tiết 55.
H : điêp ngữ "nghe" tạo cảm xúc ấn tượng về tiếng gà .
? Ngoài BP nghệ thuật điệp ngữ ,đoạn thơ còn sử dụng biện pháp nt gì các em đã được học ở lớp 6?
G gợi dẫn: Động từ nghe chỉ hoạt động của thính giác , song trong trường hợp này tg lại dùng "nghe nắng trưa xao động"- dịu bớt cái gay gắt ,vơi đi nỗi mệt mỏi , kỉ niệm tuổi thơ ập về trong tâm trí. Tất cả điều đó có nghe đc không mà phải đc cảm nhận bằng điều gì? 
 (Cảm nhận bằng tâm hồn )
? Vậy đã có sự chuyển đổi cảm giác , tg đã sử dụng nt gì? (nt ẩn dụ)
? Tiếng gà đã mang lại điều kì diệu gì cho anh lính trên đường hành quân?
H: +) Nắng trưa dịu bớt 
 +) Cảm thấy đỡ mệt mỏi, vất vả .
 +) Cảm thấy kỉ niệm tuổi thơ ập về. 
G bình: 
Tiến gà làm xao động cả không gian , rung động tâm hồn anh lính trẻ trên đường hành quân xa mệt mỏi .Âm thanh tiếng gà làm cho anh cảm thấy nâng trưa đỡ gay gắt hơn , sự vất vả mệt mỏi đã vơi đi bởi trong anh đang sống dậy kỉ niêm tuổi thơ đầy hạnh phúc về kỉ nệm những con gà , ổ trứng hồng ,đặc biệt là kỉ niệm về bà . Đặc biệt trong những năm tháng cả nước đang chống Mĩ gay go ác liệt thì tiếng gà trưa - một sự việc rất giản dị đời thường gợi ra khung cảnh một làng quê yên bình ,góp phần làm dịu bớt không khí căng thẳng của chiến tranh, gợi ra một chút thời gian để người lính cũng như bạn đọc chúng ta bồi hồi xao xuyến ,lắng sâu trong suy cảm.Vậy anh lính nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thơ như thế nào chúng ta sẽ học ở tiết sau.
 Hoạt động 3: Luyện tâp- củng cố- dặn dò.
G: Chiếu bài tập trên máy chiếu.
H: Thảo luận theo nhóm.
a) Nhóm 1: Bài 1:
Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ tiếng gà trưa là gì ?
A) Tiếng gà trưa .
B) Quả trứng hồng .
C) Người bà.
D) Người chiến sĩ .
b) Nhóm 2 : Bài 2: 
Tình cảm cảm xúc nào đc thể hiện trong bài thơ ?
A) Hoài niệm tuổi thơ.
B) Tình bà cháu.
C ) Tình yêu quê hương đất nước.
D) Cả 3 ý trên.
4) Củng cố: Khổ thơ 1 dùng nt gì để khắc hoạ nội dung ?
5 ) Dặn dò: Về chuẩn bị tiếp phần 2
D) Rút kinh nghiệm:
5) Bố cục:
II) Tìm hiểu văn bản:
 1)Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm anh lính trẻ trên đường hành quân.
- Nghệ thuật ẩn dụ ,chuyển đổi cảm giác : Tiếng gà mang lại niềm vui ,vơi đi nỗi vất vả mệt mỏi mang lại niềm vui hạnh phúc tuôỉ thơ. 
*) Luyện tập:
Bài tập trắc nghiệm:
Đáp án:
Bài 1: ý A
Bài 2: ý D

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 T53.doc