Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (Tiếp)

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm với những kỉ niệm về tuổi thơ, về làng quê.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thể thơ tự do (5chữ)

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu đối với bà, đối với quê hương.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bẳng phụ, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 53: Tiếng gà trưa (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 53 
 	 Ngày soạn:......./........./........
tiếng gà trưa
	(Xuân Quỳnh)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm với những kỉ niệm về tuổi thơ, về làng quê.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thể thơ tự do (5chữ)
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu đối với bà, đối với quê hương.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bẳng phụ, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. nêu cảm nhận của em về nội dung của bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu về những kỉ niệm tuổi thơ, về tình yêu quê hương và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Nhận xét về đặc điểm của thể thơ ( Số tiếng, cách gieo vần)?
* Bài thơ được chia làm mấy phần?
Hoạt động 2:
* Tiếng gà vang vào tâm trí của tác giả vào thì điểm cụ thể nào?
* Vì sao tiếng gà trưa lại ám ảnh đối với tác giả?
* Với người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào? Thể hiện qua những chi tiết nào?
Hs: Tìm kiếm, trình bày.
* Điệp từ nghe nói lên điều gì?
* Tại sao tiếng gà trưa lại có thể gây cảm giác đó cho con người?
*Qua đó cho thấy tình cảm của tác giả như thế nào đối với làng quê? 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Xuân Quỳnh (1942 - 1988) Quê ở Hà Tây. Thường viết về tình cảm bình dị trong đời sống gia đình, cuộc sống.
* Bài thơ được viết trông thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
2. Đọc bài:
* Tìm hiểu thể thơ: Thể thơ 5 tiếng không hạn định số câu, gieo vần ở cuối câu, không cố định, ít vần ề Thể thơ tương đối tự do.
* Bố cục: 3 phần:
II. Phân tích:
1. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê:
- Buổi trưa, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
- Tiếng gà ề Âm thanh quen thuộc của làng quê dự báo điều tốt lành. ề gợi lại kỉ niệm khó quên.
- Điệp từ nghe không chỉ bằng thính giác mà bằng cảm giác, tâm tưởng, hồi ức.
- Tiếng gà khua động cả không gian ề đem lại niềm vui cho con người, gợi những kỉ niệm tuổi thơ.
ề Tình làng quê thắm thiết, sâu nặng.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, phân tích các phần còn lại.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 54 
tiếng gà trưa
	(Xuân Quỳnh)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm với những kỉ niệm về tuổi thơ, về làng quê.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thể thơ tự do (5chữ)
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu đối với bà, đối với quê hương.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bẳng phụ, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Tiếng gà trưa. 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Những kỉ niệm của tuổi thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào?
* Em có nhận xét gì về những hình ảnh này?
* Lời thơ Này con gà được lặp lại có sức biểu hiện tình cảm của con người với làng quê như thế nào?
* Trong âm thanh tiếng gà trưa nhiều kỉ niệm về tình bà cháu hiện về, chi tiết bà mắng gợi cho em suy nghĩ gì?
* Bà đã có những hành động gì thể hiện tình cảm chăm chút đến cháu?
* Qua những chi tiết đó cho thấy bà là người như thế nào?
* Những chắt chiu lo toan của bà bù lại những niềm vui của cháu, niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ, tình bà cháu?
* Vì sao những tình cảm đó không phai mờ trong lòng của cháu?
* Tiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư nào?
* Từ nào được lặp lại trong khổ thơ? Nhận xét tác dụng?
* Vì sao người chiến sĩ chiến đấu của mình còn là tiếng gà tục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ?
* Khi chiến đấu vì tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà, ... con người sẽ mang tình cảm như thế nào đối với đát nước?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, trình bày khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Đọc ghi nhớ.
II. Phân tích:
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ:
- ổ trứng hồng, con gà mái mơ, con gà mái vàng.
ề Hình ảnh gần gũi, quen thuộc, bình dị
ề Tình cảm gần gũi, gắn bó tha thiết với gia đình, làng quê.
- Bà mắng vì muốn cháu được hạnh phúc, thể hiện tình yêu cảu bà đối với cháu.
- Dành từng quả trứng ề chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn vất vả.
- Bà lo đàn gà toi, trời đừng sương muối.
ằ Hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng nhẫn nại, hi sinh.
- Cháu vui vì áo quần mới ề tình cảm ấm áp của bà dành cho cháu.
ề Đó là tình cảm chân thật, tình cảm gia đình hạnh phúc, cội nguồn không thể thiếu trong mổi con nggười.
3. Những suy nghĩ gợi lên từ tiếng gà trưa:
- Suy tư về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay.
- Vì ề Nhấn mạnh mục đích chiến đấu.
- ổ trứng, tiếng gàề hình ảnh chân thật, quý giá, biểu tượng của hạnh phúc. ề Bảo vệ điều quý giá đó.
ằ Tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
 III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Món quà của lúa non, Cốm.
Quyết chí thành danh
 	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 55 
điệp ngữ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm, giá trị và các dạng của biện pháp điệp ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng điệp ngữ trong khi viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu điệp từ nghe trong bài thơ Tiếng gà trưa và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.
* Tìm những từ được lặp lại trong hai khổ thơ đó?
* Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?
* Điệp ngữ là gì?
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs phân tích ví dụ.
* So sánh điệp ngữ của khổ thơ đầu và khổ thơ cuối?
Hs: Đọc ví dụ sgk.
* Những từ nào được lặp lại?
* Đặc điểm của điệp ngữ này?
* Có những loại điệp ngữ nào?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập 1.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs thực hiện bài tập 2.
Hs: Trình bày.
Gv: nhận xét, bổ sung.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1 Ví dụ:
- Tiếng gà trưa
ề Nốt nhấn của khúc quân hành trong những ngày đánh Mĩ ề làm sống dậy hình ảnh cụ thể những khái niệm gắn với bà.
- nghe ề Trạng thái cảm xúc của tác giả.
- Vì ề Nhấn mạnh mục đích chiến đấu.
2. Kết luận: điệp ngữ là biên pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh, nâng hiệu quả biểu đạt cho lời văn.
II. Các dạng điệp ngữ:
1. Ví dụ:
a, Nghe........
Vì.........
ề Điệpngữ cách quảng.
b, Rất lâu, rất lâu....
ề Điệp ngữ nối tiếp.
c, Điệp ngữ chuyển tiếp( Điệp ngữ vòng).
- Tiếng cuối của câu được lặp lại tiếng đầu của câu dưới.
2. Kết luận: Có ba dạng điệp ngữ:
- Cách quảng.
- Chuyên tiếp.
- Nối tiếp.
III. Luyện tâp:
Bài tập 1:
Một dân tộc đã gan góc ề Nổi bật bản chất kiên cường của dân tộc.
- Dân tọc đó ề khẳng định hùng hồn.
Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về điệp ngữ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung kiến thức, làm bài tập, chuẩn bị bài Chơi chữ.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 56 
luyện nói:
phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cung cố kiến thức về văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày vấn đề biểu cảm trước lớp.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
Hs: Nhắc lại đề bài.
Gv: Hướng dẫn hs xác định lại đề bài.
* Yêu cầu thể loại?
* Yêu cầu nội dung?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận nhóm, xây dựng dàn bài chi tiết.
Gv: Hướng dẫn, giám sát.
Hs: Thảo luận nhóm, viết một đoạn tiêu biểu.
Gv: Giám sát.
Hoạt động 3:
Hs: Trình bày bài làm của mình.Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Tìm hiểu đề:
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
* Thể loại: Phát biểu cảm nghĩ.
* Nội dung: Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị bài:
1. Xây dựng đáp án: Mẫu
a, Mở bài:
Cảnh khuya là bài thơ của Bác viết vào một đêm trăng huyền ảo giữa rừng Việt bắc. đồng thời thấy Bác là một người yêu nước nồng nàn, có tình yêu thiên nhiên tha thiết luôn đọng vào tân trí của em.
b, Thân bài:
- Bài thơ hiện lên bức tranh thiên nhiên gây sự chú ý âm thanh tiếng suối bộc lộ sắc thái lung linh huyền ảo của ánh trăng như xuyên suốt tâm hồn.
Trăng lồng cổ thụ...
Cảnh khuya như vẻ....
Thú vị hơn ở cách kết thúc bất ngờ.
Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà....
c, Kết bài:
Bài thơ cho thấy Bác Hồ là người có tình yêu thiên nhiên say đắm gắn với lòng yêu nước sâu sắc, thường trực trong tâm hồn.
2. Viết đoạn văn:
III. Trình bày bài làm;
IV. Củng cố: 
Gv Nhận xét buổi học, rút ra bài học kinh nghiệm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung kiến thức về văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct53- t56.doc