Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp theo)

MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Thạch Lam

 - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm

 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng , lời văn duyên dáng, thanh nh, giu sức biểu cảm của nh văn Thạch Lam trong văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Tiết : 57	 
Ngày dạy : 21/11/2011 
 (Thạch Lam)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Thạch Lam
 - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hố truyền thống của Hà Nội trong mĩn quà độc đáo, giản dị: cốm
 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng , lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu văn bản tuỳ bút cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh yêu thích nét đẹp văn hóa của dân tộc .
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên : SGK, kiến thức có liên quan, giáo án
 - Học sinh : Vở bài tập , SGK, một số câu thơ, ca dao, tục ngữ nĩi đến cốm
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo, nêu vấn đề, giảng bình, hợp tác nhóm
IV.TIẾN TRÌNH 
 1. Ổn định lớp : 
 Kiểm tra sĩ số học sinh .
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”. Hãy cho biết tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sỉ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?
 Kiểm tra bài soạn
 Đọc diễn cảm bài thơ.
 - Hình ảnh người bà lo cho cháu.
 - Kỉ niệm tuổi thơ:
 + Quả trứng hồng.
 + Con gà mái
 + Xem gà đẻ trứng bị bà mắng.
 + Ước mơ có quần áo đẹp.
 Soạn bài đầy đủ
4 điểm.
2 điểm.
2 điểm
2 điểm
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài:
 Việt Nam đất nước ta ơi !
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
 Trên mảnh đất Việt Nam, cây lúa, hạt gạo đã trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp kì diệu của mảnh đất và tâm hồn tinh tế của con người. Bằng một tình yêu đằm thắm, nhà văn Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm Bài ca Hắc Hải đã ca ngợi đồng lúa đất trời Việt Nam trong hai câu thơ rất truyền cảm trên. Trước Nguyễn Đình Thi có một nhà văn, bằng thiên tuỳ bút văn xuôi cũng đã giành tình yêu và biết bao ngôn từ đẹp như thơ để ca ngợi cây lúa Việt Nam. Đó là Thạch Lam với bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bây giờ chúng ta cùng thưởng thức cốm vòng đặc sản Hà Nội qua bài văn.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Đọc và tìm hiểu chung về bài văn.
 Hướng dẫn đọc: Đọc bài tùy bút với giọng tình cảm tha thiết, đằm thắm, trầm lắng, chậm.
 Giáo viên đọc mẫu một đoạn 
 Học sinh đọc – nhận xét 
 Giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa chữa
 Học sinh đọc chú thích
 ¬ Nêu vài nét về tác giả Thạch Lam?
 Ø Tác giả Thạch Lam ( 1910 – 1942 ), sinh tại Hà Nội là nhà văn lãng mạn trong nhĩm Tự Lực văn đồn, được biết với các truyện ngắn và bút kí trước Cách mạn. Sáng tác của Thạch Lam thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của ơng đối với con người, cuộc sống.
 Có sở trường về truyện ngắn và tuỳ bút
 ¬ Văn bản được trích từ tác phẩm nào của Thạch Lam ? Văn bản được viết theo thể loại gì?
 ¬ Nhận xét về thể loại Tuỳ bút?
 Ø Tuỳ bút là một thể văn có chỗ gần với thể kí ở yếu tố miêu tả, ghi chép những sự việc, hình ảnh cụ thể. Qua việc ghi chép đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư, đánh giá của mình trước cuộc sống, ngơn ngữ thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa các từ khó: thanh nhã, siêu tết, nhũng nhặn, chút chiu.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
 Hợp tác nhĩm 4 phút
Nhĩm 1: đoạn 1
Nhĩm 2: đoạn 2
Nhĩm 3: đoạn 3
Nhĩm 4: đoạn 4
 Học sinh đọc đoạn từ đầu . trong sạch của trời 
 ¬ Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?
 ØTừ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vùng sen của mặt hồ, hương thơm ấy gợi đến hương vị của cốm .
¬ Cốm cĩ nguồn gốc từ đâu? Điều đĩ được gợi tả bằng những câu văn nào?
Ø Nguồn gốc của cốm là lúa đồng quê.
 Những câu văn gợi tả:
 - Các bạn cĩ ngửi thấy. lúa non khơng? 
 - Trong cái vỏ xanh kia,ngàn hoa cỏ.
 - Dưới ánh nắng,trong sạch của trời.
¬ Em hãy tìm và phân tích những từ ngữ đặc biệt là tính từ miêu tả tinh tế hương thơm và cảm giác ở đoạn đầu ? 
 Ø Lướt qua, tinh khiết, thơm mátĐoạn văn miêu tả này thấm đậm cảm xúc của tác giả, từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu, gần như một đoạn thơ văn xuôi .
¬ Qua đoạn văn trên cho ta thấy cốm là loại sản vật như thế nào?
 Học sinh đọc đoạn 2. “ Đợi đến lúc vừa nhấtnhư chiếc thuyền rồng”
¬ Đoạn này tác giả kể về việc gì?
 Ø Kể về thời điểm gặt lúa, cách chế biến, tính truyền thống của nghề cốm, cốm làng Vòng nổi tiếng. Cốm là nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
¬ Ở đây tác giả có kể tỉ mỉ về cách chế biến hay là công nghệ làm cốm hay không? Vì sao?
 Ø Không vì chủ yếu là tác giả bộc lộ cảm xúc. Đó là một sự bí mật trân trọng khắt khe và giữ gìn, truyền từ đời này sang đời khác.
 ¬ Ngoài việc kể lại cách làm cốm ở làng Vòng tác giả còn miêu tả ai ở vùng này?
 Ø Vẽ lên nét truyền thống của cô gái bán cốm làng Vòng xinh xinh, gọn ghẽvới đón gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng 
 ¬ Qua đoạn văn trên cho thấy tác giả muốn bộc lộ cảm xúc gì?
 Ø Bày tỏ tình cảm yêu mến của mình đối với những người làm ra hạt cốm
 Học sinh đọc “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước..nhũn nhặn”
 ¬ Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả và âm điệu của đoạn văn ?
 Ø Chỉ bằng một câu tác giả đã tả khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng của hạt cốm rất bình dị , khiêm nhường .
 ¬ Hãy tìm câu đó trong đoạn 3 ? 
 Ø Cốm là thứ quà riêng biệt......An Nam.
 ¬ Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả? 
 Ø Đó là câu khái quát chủ đề của bài viết, là lời ca ngợi cốm chân thực và rất sâu sắc thắm thía. Cốm là một thứ quà rất riêng của con người và đất nước Việt Nam, cốm là đặc sản của dân tộc. 
 ¬ Ngoài ra, cốm còn có giá trị gì về văn hoá?
 Ø Cốm là một thứ lễ vật rất thanh quý, rất trang trọng vào việc lễ nghi, siêu tết, sính lễ trong phong tục cưới hỏi
 ¬ Tại sao nhà văn lại nghĩ Cốm gắn với quà siêu tết?
 Ø Vì theo nhà văn cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê cỏ nội nên dùng cốm để làm quà siêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa
 ¬ Nói đến cốm làm tác giả nghĩ đến điều gì nữa?
 Ø Dây tơ hồng, quả hồng, hồng cốm tốt đôi à Sự hoà hợp, Tượng trưng cho sự gắn bó hài hoà trong tình yêu lứa đôi.
 ¬ Sự hoà hợp giữa hồng và cốm được nhà văn chú ý ở những mặt nào?
 Ø Màu sắc: Màu xanh tươi như ngọc thạch quý – màu đỏ thắm như hạt lựu già
 Hương vị: Thanh đạm , ngọt sắc à Hương vị bền lâu à hạnh phúc được bề lâu.
 ¬ Ở cuối đoạn, nói về những phong tục tốt đẹp của dân tộc , tác giả còn thể hiện quan điểm gì của mình ? 
 Ø Cốm bình dị khiêm nhường , một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa gắn liền với phong tục của dân tộc.
 Học sinh đọc đoạn cuối
 ¬ Thái độ trân trọng của tác giả trong việc thưởng thức cốm một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào ? 
 Ø Cốm ăn phải từng chút thong thả
 ¬ Vì sao phải ăn như thế?
 ØAên như thế mới cảm nhận được cái hương vị của cốm, của màu sắc của tất cả cái xanh non, tươi non dịu dàng của hạt lúa non, mềm dẻo, thơm lại ướp cả cái hơi sen, lá sen bọc cốm, cái hơi nước hồ.
¬ Bài tùy bút được kết thúc bằng lời đề nghị với những người mua cốm , em có những suy nghĩ gì trước những lời đề nghị này ?
 Ø Chúng ta cần phải trân trọng nét đẹp văn hóa ẩm thực
 Cốm sản vật mang đậm nét văn hố
¬ Qua văn bản tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ gì đối với thức quà dân tộc: cốm?
¬ Em hãy nêu những nét đặc sắc về bài tùy bút này? 
 Ø Từ ngữ chọn lọc tinh tế , cảm xúc gắn liền với miêu tả
¬ Vấn đề mà tác giả muốn trình bày với chúng ta qua bài tùy bút này là gì ?
 Học sinh đọc ghi nhớ. 
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Gọi học sinh đọc bài tập 1.
 Chọn học thuộc lòng đoạn văn trong bài khoảng 5, 6 dòng, về nhà học
 Học sinh đọc bài tập 2.
 Tổ chức trò chơi thi đua đọc các câu ca dao, tục ngữ, thơ nói về cốm.
 Học sinh trình bày, nhận xét.
 Giáo viên nhận xét, chốt nội dung
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc :
 2. Chú thích :
 a. Tác giả:
 Thạch Lam (1910 – 1942 )
 b. Tác phẩm:
 - Rút từ tập : Hà Nội băm sáu phố phường 
 - Thể loại : Tuỳ bút
 c. Giải nghĩa từ: SGK
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản :
Nội dung:
 a. Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm:
 - Hương thơm của lá sen.
 - Mùi thơm mát của bơng lúa.
 - Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của hoa cỏ.
 à Cốm – sản vật của tự nhiên, đất trời là chất quý sạch của Trời trong vỏ xanh của hạt lúa non trên những cánh đồng.
 b. Cảm nghĩ về giá trị văn hố của cốm
 - Cốm – sản vật gắn liền với kinh nghiệm quý báu về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.
 - Cốm – sản vật đặc sản, gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc; với ước mong hạnh phúc của con người.
 - Cốm gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang.
 c. Thái độ của tác giả:
 - Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hố dân tộc của cốm và lối sống của người Hà Nội.
 - Xem cốm như một giá trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn.
2. Nghệ thuật:
 - Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc giàu chất thơ.
 - Chọn lọc gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng.
 - Sáng tạo trong lời văn xen kẽ kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình nhắc nhở nhẹ nhàng.
 3. Ý nghĩa:
 - Bài văn thể hiện sự thành cơng những cảm giác lắng động, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hố và lối sống của người Hà Nội.
 * Ghi nhớ : SGK/163 .
III. Luyện tập ;
 1. Chọn học thuộc lòng đoạn văn trong bài khoảng 5, 6 dòng.
 2. Sưu tầm ; Câu thơ, ca dao có nói đến cốm:
 Đêm giăng chày đập vang thôn bản
 Cốm phấn bay bay phủ lá ngàn.
 (Thôi Hữu).
 Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe.
 (Tục ngữ).
 4. Củng cố và luyện tập :
 - Tổ chức trò chơi thi đua đọc các câu ca dao, tục ngữ, thơ nói về cốm.
 - Cốm cĩ giá trị đặc sắc gì về văn hố?
 Cốm – sản vật gắn liền với kinh nghiệm quý báu về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sang đời khác.
 Cốm – sản vật đặc sản, gắn liền với phong tục lễ tết thiêng liêng của dân tộc; với ước mong hạnh phúc của con người.
 Cốm gắn liền với nếp sống thanh lịch của người Hà Nội: cách thưởng thức ẩm thực thanh nhã, cao sang.
 - Qua bài văn em hiểu gì về tác giả Thạch Lam?
 Thạch Lam là người sành cốm, cĩ tình cảm tinh tế và sâu sắc về cốm.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc nội dung bài, ghi nhớ SGK/163.
 - Đọc diễn cảm nhiều lần bài văn
 - Đọc tham khảo một số đoạn văn của Thạch Lam viết về Hà Nội.
 - Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văn số 3
 Xem lại đề bài viết Tập làm văn số 3, dàn ý của bài làm.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 57 Mot thu qua cua lua non Com.doc