Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Làm thơ lục bát

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Làm thơ lục bát

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.

 2. Kĩ năng:

 Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.

 3. Thai độ.

 Giáo dục học sinh ham thích làm thơ lục bát.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Làm thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM THƠ LỤC BÁT
Tiết: 60 
Ngày dạy :23/11/2011
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
 2. Kĩ năng:
 Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
 3. Thai độ.
 Giáo dục học sinh ham thích làm thơ lục bát.
II. CHUẨN BỊ: 
 Giáo viên : Bảng phụ, SGK.
 Học sinh : Vở bài tập , SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, nêu vấn đề, hợp tác nhóm
IV.TIẾN TRÌNH:
 1. Ổn định lớp : 
 Nắm sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài:
 Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. Đĩ cũng là thể thơ rất thơng dụng trong văn chương và trong đời sống. Song trong thực tế nhiều học sinh vẫn khơng nắm được thể thơ này, khi cần phải làm thì làm sai hoặc thấy người khác làm sai cũng khơng nhận ra. Vì vậy tập làm thơ lục bát là một yêu cầu chính đáng. Tiết học hơm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và tập làm thể thơ này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ lục bát.
 Học sinh đọc bài ca dao
 Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương .
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
 ¬ Bài ca dao có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng?
 Ø Gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng 
 Giáo viên giải thích kí hiệu thanh bằng, thanh trắc và hiệp vần
 -Các tiếng có dấu huyền và không dấu gọi là thanh bằng (ký hiệu B).
 -Các tiếng có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng gọi là thanh trắc (ký hiệu là T).
 -Vần ký hiệu là V.	
 Ghi sơ đồ và điền ký hiệu B, T, V ứng với mỗi từ của bài ca dao vào các ô.
 Giáo viên hươing dẫn học sinh vẽ sơ đồ và điền ký hiệu.
I. Luật thơ lục bát:
B
B
B
T
B
BV
T
B
B
T
T
BV
B
BV
T
B
T
T
B
BV
T
B
T
T
B
BV
B
BV
 ¬ Nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ ù8 trong câu 8 ?
 Ø Nếu tiếng này có thanh huyền thì tiếng kia có thanh ngang và ngược lại.
 ¬ Nhận xét về thơ lục bát . 
 Ø Số câu : không giới hạn , số tiếng câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng).
 Vần : Chữ thứ 6 câu đầu (lục) vần với chữ thứ 6 của câu sau (bát) và chữ thứ 8 của câu bát lại vần với tiếng thứ 6 của câu sáu của câu sau và cứ thế tiếp tục.
 Luật bằng trắc : tiếng thứ 2 thường là thanh bằng , tiếng thứ 4 thường là thanh trắc . 
 Các tiếng 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng , trắc.
 Cách ngắt nhịp , thường là nhịp chẳng có khi lẻ
 Câu lục 2/ 2/ 2 hoặc 3/ 3.
 Câu bát 2/ 2/ 2/ 2 hoặc 4/ 4 , 3/ 5.
¬ Qua việc phân tích , tìm hiểu về thơ lục bát , em hãy nhận xét của mình về thơ lục bát ?
 Học sinh đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao.
 Học sinh đọc bài tập 1.
 Hợp tác nhóm 4 phút 
 Cho biết các câu lục bát sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.
 Hướng dẫn học sinh tập làm thơ lục bát.
 Đề tài : Phòng chống tệ nạn ma túy và chất gây nghiện.
 Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm :
 + Nhóm 1 : câu lục.
 + Nhóm 2 : câu bát.
 Sau đó ngược lại.
- Số chữ trong mỗi dịng thơ gồm: một dịng sáu tiếng và một dịng tám tiếng.
- Vần: chữ thứ sáu câu đầu ( lục ) vần với chữ thứ sáu câu sau ( bát )và chữ thứ tám của câu bát lại vần với chữ thứ sáu của câu sáu sau và cứ thế tiếp tục.
 - Quy định về thanh bằng trắc tiếng thứ hai thường là thanh bằng, tiếng thứ tư thường là thanh trắc 
 - Các tiếng 1,3,5,7 khơng bắt buộc theo luật bằng trắc.
 * Thơ lục bát cĩ biến thể và ngoại lệ.
 * Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam. 
 Ghi nhớ : SGK/156.
II.Luyện tập :
 1. Điền nối tiếp thành bài lục bát.
 Em ơi đi học đường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong.
* * * * * * * * * * * * 
 Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp phải nên kiên trì.
* * * * * * * * * * * * *
 Ngoài vườn ríu rít tiếng chim 
Trong nhà ríu rít tiếng em học bài.
 - Các từ vừa điền đảm bảo về mặt về mặt ý nghĩa và mặt vần.
 2. các câu lục bát sai vần :
 Sửa lại :
 Vườn cây em quý đủ loài
Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.
 Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày. 
 * Làm thơ phòng chống ma túy và chất gây nghiện : 
Ví dụ :
 Làm người cần phải đàng hoàng
Đừng nên hút chít mà mang tật nguyền.
 4. Củng cố và Luyện tập: 
 - Thi đua làm thơ lục bát
Mỗi khi cầm bút lên tay,
Em thường tự nhủ, viết ngay viết đều.
Viết cho nét chữ đáng yêu,
Viết cho tốc độ tiến nhiều mới hay.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/156.
 - Phân tích luật thơ một bài ca dao.
 - Vẽ sơ đồ tư duy về luật thơ lục bát.
 - Tập viết một bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
 - Chuẩn bị bài mới : “ Ơn tập văn bản biểu cảm ”. 
 Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 Bố cục của bài văn biểu cảm.
 Lập ý cho bài văn biểu cảm.
 Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
 Xem trước phần luyện tập
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 60 Lam tho luc bat.doc