Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Ôn tập văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Ôn tập văn biểu cảm

. Kiến thức:

 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

 - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết, phân tích đặt điểm của văn bản biểu cảm.

 - Tạo lập văn bản biểu cảm.

 3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Ôn tập văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
Tiết : 60 
Ngày dạy : 28/11/2011
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
 - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết, phân tích đặt điểm của văn bản biểu cảm.
 - Tạo lập văn bản biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính siêng năng, tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Giáo án, bảng phụ .
 - Học sinh : Vở bài tập, ôn bài, SGK, tập ghi bài.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
 Hợp tác nhóm, đàm thoại, hệ thống hoá kiến thức, nêu vấn đề.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp : 
 Nắm sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Lồng vào phần bài học .
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài :
 Hệ thống hoá lại các kiểu văn bản đã được học từ lớp 6 đến nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hệ thống hoá kiến thức.
¬ Trình bày đặc điểm của văn bản biểu cảm?
Ø Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh. Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
 Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.
¬ Bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy phần? Nếu ý từng phần?
Ø Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, định hướng tình cảm, cảm xúc.
 Thân bài: Trình bày cảm xúc về đối tượng.
 Kết bài: Aán tượng chung về đối tượng.
¬ Để lập ý cho bài văn biểu cảm người viết phải làm gì?
Ø Người viết phải hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
¬ Nêu vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài văn biểu cảm?
Ø Tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Hợp tác nhóm 4 phút
 Học sinh đọc bài tập 1SGK/ 168
 Đọc đoạn văn : Hoa hải đường (bài 5) , Hoa học trò (bài 6) .
¬ Miêu tả là gì ? 
Ø Là loại văn giúp cho người đọc hình dung ra những đặc điểm , tính chất nổi bật...) .
¬ Vậy em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào ?
 Học sinh đọc bài tập 2. 
¬ Đọc bài văn “kẹo mầm” hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ?
 Học sinh đọc bài tập 3.
¬ Tự sự , miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? 
¬ Chúng phục tùng vai trò biểu cảm như thế nào?
 Học sinh đọc bài tập 5.
¬ Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào ?
¬ Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ em có đồng ý không ? 
 Ø Đồng ý .
 Học sinh bài tập 4
 Cho một đề văn biểu cảm : “Cảm nghĩ về mùa xuân”.
 Học sinh đọc đề bài
¬ Em sẽ thực hiện làm bài qua những bước nào?
 Học sinh hợp tác nhóm 3 phút .
 Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh tìm ý và sắp xếp ý.
 Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên gọi học sinh trả lời.
 Giáo viên nhận xét, chốt ý.
I. Hệ thống hoá kiến thức
 - Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 - Bố cục của bài văn biểu cảm.
 - Lập ý cho bài văn biểu cảm.
 - Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
 - Văn miêu tả : nhằm tái hiện lại đối tượng (người , vật , cảnh) sau cho người ta cảm nhận được nó.
 - Văn biểu cảm : bộc lộ cảm xúc của người viết .
Bài tập 2 : 
 - Văn tự sự : nhằm kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.
 - Văn biểu cảm : bộc lộ cảm xúc của người viết .
Bài tập 3 :
 - Tự sự, miêu tả làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm , cảm xúc . Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm cũng mơ hồ.
 - Tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm do tình cảm, cảm xúc chi phối.
Bài tập 5 : 
 Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ .
Bài tập 4 :
 Đề bài : Cảm nghĩ mùa xuân.
 a. Thực hiện các bước :
 - Tìm hiểu đề .
 - Lập ý .
 - Lập dàn ý .
 - Viết bài .
 - Đọc lại sửa chữa .
 b. Tìm ý và sắp xếp ý :
 -Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi đời .
 -Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật , là mùa sinh sôi của muôn loài.
 -Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm , mở đầu cho một kế hoạch , một dự định .
=> Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh .
 4. Củng cố và luyện tập :
 - Hãy cho biết miêu tả và biểu cảm khác nhau như thế nào?
 + Văn miêu tả : nhằm tái hiện lại đối tượng (người , vật , cảnh) sau cho người ta cảm nhận được nó.
 + Văn biểu cảm : bộc lộ cảm xúc của người viết .
 - Văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ?
 + Văn tự sự : nhằm kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc.
 + Văn biểu cảm : bộc lộ cảm xúc của người viết .
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc nội dung ôn tập 
 - Tìm ý sắp xếp ý để làm một bài văn theo đề bài văn biểu cảm..
 - Chuẩn bị bài : Kiểm tra HKI
 Ôân tập tác phẩm trữ tình: Khái niệm về tác phẩm trữ tình, ca dao trữ tình, tình cảm trong tác phẩm thơ trữ tình, cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm trữ tình, vẽ sơ đồ tư duy thống kê các tác phẩm thơ trữ tình đã học, luyện tập.
 Tham khảo một số bài văn biểu cảm hay
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 61 On tap van ban bieu cam.doc