Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp theo)

Mục tiêu cần đạt

 HS cần đạt :

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

 2. Kỹ năng: Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.

 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng, chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong khi nói viết.

II Chuẩn bị:

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /12/2008 
Ngày dạy: /12/2008 
Lớp : 7A - B
Tiết : 61 Chuẩn mực sử dụng từ
I. Mục tiêu cần đạt
 HS cần đạt :
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
 2. Kỹ năng: Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng, chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả trong khi nói viết.
II Chuẩn bị:
	 - Giáo viên: Bảng phụ, một số lỗi thường gặp của học sinh trong lớp.
	- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
	Trong quá trình giao tiếp chúng ta thường mắc nhiều lỗi như: Lỗi diễn đạt, dùng sai nghĩa của từ... Để giúp các em có kỹ năng nói, viết đúng chuẩn mực của từ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài'' Chuẩn mực sử dụng từ''
 * Hoạt động3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV: Chép ví dụ ra bảng phụ.
? ở câu a,b,c các từ in đậm dùng sai hay đỳng? Vỡ sao? 
? Nguyên nhân nào dẫn đến những lỗi sai trên.
- GV lấy vd thực tế ở lớp :
+ HS dõn tộc núi ngọng→ phỏt õm sai →viết sai
+ Khụng phõn biệt được õm : n - l, s-x, gi-d-r, đ-l, b-v...
+ Khụng phõn biệt được dấu hỏi với ngó
+ Do lười học, nghỉ học, trốn tiết
? Nờu cách sửa chữa cỏc từ trờn cho đỳng?
? Khi sử dụng từ cần chỳ ý điều gỡ ?
- GV : Thực tế ở địa phương ta việc phỏt õm và viết cũn ảnh hưởng giọng địa phương
? Vậy cần phải khắc phục ntn?
- Luyện tập viết và đọc thường xuyờn
- GV đưa bài tập trờn bảng phụ cho hs làm.
+Làm chai cho đỏng nờn chai
 (trai)
Phỳ Xuõn đó chải Đồng Nai đó từng (trải)
+ Nơi chụn nhau cắt rốn
 (rau)
- Gv dựng bảng phụ
? Các từ gạch chân mắc lỗi gì?
? Hãy giải nghĩa của các từ em cho là sai ?
? Nguyên nhân nào dẫn đến lỗi sai như trên ?
- GV hoặc khụng phõn biệt được từ gần nghĩa, đồng nghĩa
? Cách khắc phục .Em hãy tìm từ thay thế cho những từ dựng sai trờn?
? Giải nghĩa từ vừa thay thế .
? Về lõu dài thỡ làm thế nào để khắc phục được những lỗi sai này?
- GV : Dựng từ chớnh xỏc- dựng từ đỳng nghĩa, đỳng đối tượng; trỏnh dựng thừa từ, lặp từ, dựng từ sỏo rỗng cụng thức
? Bài học được rút ra từ bài tập 2 khi sử dụng từ là gì?
? Lấy thờm một vài vd khỏc?
vd : Anh ấy rất bàng quang trước sự việc này.
- dựng sai (bàng quang) sửa = bàng quan.
- Bảng phụ -Bài tập.
- Gọi học sinh đọc bài tập.
? Các từ hào quang, ăn mặc, thảm hại thuộc loại từ nào em đã được học?
? Xác định vai trò ngữ pháp của các từ trên trong câu?
? Xét vai trò vị trí của các từ trên trong từng câu văn em thấy các từ được sử dụng có đúng tính chất ngữ pháp của từ loại không? Vì sao?
? Hãy sửa lại các câu trên cho đúng tính chất ngữ pháp ?
? Chuẩn mực thứ 3 trong khi sử dụng từ là gì?
- GV: đưa bảng phụ ghi bài tập .
- Gọi học sinh đọc bài tập .
? Các từ gạch chân dùng như thế đã phù hợp về sắc thái biểu cảm chưa?Vì sao?
? Em hãy chọn từ dùng phù hợp với sắc thái biểu cảm?
? Khi sử dụng từ cần lưu ý điều gì? 
- GV lấy vd "Cầm quả cam trờn tay, Hoài Văn nghĩ " Ơn vua lộc nước ta đem về cho mẫu thõn "
? Từ nào dựng khụng đỳng sắc thỏi biểu cảm?
- Cho thay = biếu
- GV:Do hoàn cảnh lịch sử ,địa lý văn hoá, phong tục nên mỗi địa phương có những từ ngữ gọi riêng là từ địa phương.
? Tỡm 1 số từ địa phương mà em biết ?
- Tớa : cha; Bầm : mẹ (dựng trong Nam Bộ)
- Cho tụi mượn đụi đỏ.
 (đụi đũa)
? Vậy trong những trường hợp nào không nên dùng từ địa phương?
? Vỡ sao khụng nờn dựng từ địa phương?
- Gõy khú hiểu
? Ngôn ngữ của chúng ta sử dụng trên 3000 từ hán việt. Nhưng chúng ta không nên lạm dụng từ Hán Việt ? Vì sao?
- GV:lạm dụng từ HV là dựng o đỳng sỏc thỏi biểu cảm, khụng phự hợp với hoàn cảnh giao tiếp làm cho lời ăn tiếng núi thiếu tự nhiờn trong sỏng
VD con mốo nhà em đó hi sinh
 (chết )
tuy nhiờn người ta vẫn sử dụng từ HV để tạo sắc thỏi trang trọng, cổ xưa, trỏnh sự thụ tục. 
? Khi sử dụng từ cần chú những chuẩn mực nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Liên hệ bản thân em, bạn trong tổ, trong lớp có mắc các lỗi trên trong quá trình nói, viết khụng ?
? Hướng sửa chữa?
HS đọc VD
Nhận xét.
Nêu nguyên nhân.
- Nghe
Nêu cách sửa.
Trả lời độc lập.
- Hs đọc
- hs thảo luận nhúm (2')
Nêu nguyên nhân.
- Lựa chọn
Nêu cách khắc phục.
HSkhái quát.
- HS đọc bài tập.
- Xác định từ loại.
HS xác định
Suy nghĩ trả lời.
- Nêu cách sửa.
- Rút ra nhận xét.
- HS đọc bài tập.
- Nhận xét.
- Tìm từ ngữ thay thế.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Độc lập trả lời.
khái quát.
Đọc ghi nhớ.
- HS tự liên hệ, đánh giá.
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
*. Bài tập 1.
a, Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.
b, Em bé đã tập tẹ biết nói.
c, Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
- Dùng sai chính tả: ( Do ảnh hưởng của tiếng địa phương nam bộ : Dùi)
- Do liên tưởng sai, nhớ không chính xác từ gần âm: tập tẹ; khoảng khắc
-Nguyờn nhõn :Dùng sai chính tả ,nhớ không chính xác âm.
- Cách sửa
a. Dùi đầu = vùi đầu .
b.Tập tẹ = tập tọe (bập bẹ)
c. Khoảng khắc = khoảnh khắc 
- Chỳ ý :Khi sử dụng từ nên sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Liên tưởng từ đúng với sự việc nói tới. Sử dụng chuẩn chính tả, lưu ý những từ địa phương. 
- Khi sử dụng những từ gần âm cần sử dụng từ phù hợp.
II. Sử dụng từ đúng nghĩa .
*Bài tập - SGK.
a- sai về nghĩa.
- Sáng sủa: Thường nhận biết bằng thị giác.
- Cao cả:Lời nói hoặc việc làm có phong cách tuyện đẹp
- Biết: nhận thức được ,hiểu được một điều gì đó 
- Nguyờn nhõn: Hiểu không đúng nghĩa của từ 
- Thay thế:
a,Sáng sủa = tươi đẹp.
b, Cao cả = Sâu sắc.
c, Biết = Có.
- Sõu sắc: Nhận biết bằng tư duy cảm xúc liên tưởng 
-Tươi đẹp: Nhận biết bằng tư duy cảm xúc liên tưởng 
- Có:Tồn tại một cỏi gỡ đú
- Cỏch khắc phục :Trau dồi vốn từ và tra từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ mới được sử dụng.
=> Cần sử dụng từ đúng nghĩa.
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
* Bài tập
a, Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
b, Ăn mặc của chị thật là giản dị.
c, Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại...
d, Đất nước phải giàu mạnh thật sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.
* Nhận xét.
- Hào quang: Danh từ.- VN
- Ăn mặc: Động từ. - CN
- Thảm hại: Tính từ - VN
- Không đúng tính chất ngữ pháp của câu.
- Vì: Hào quang là danh từ không làm vị ngữ như tính từ, động từ ( Có trường hợp làm vị ngữ thì danh từ phải đứng sau hệ từ là)
- Ăn mặc và thảm hại là động từ và tính từ không thể dùng như danh từ được.
- Giả tạo, phồn vinh dựng trỏi qui tắc trật tự từ tiếng việt→Sự giả tạo phồn vinh viết ở vị trí đó không theo trật tự tuyến tính của câu nên không đúng. 
* Cách sửa
- Hào quang= Hào nhoáng-tớnh từ- VN.
- Đổi kết cấu của câu: Chị ăn mặc thật giản dị hoặc: Sự ăn mặc của chị thật giản dị - Sự ăn mặc=DT-chủ ngữ
- Bỏ "với nhiều" thờm rất vào trước thảm hại=TT -VN
- Đổi cụm từ: giả tạo phồn vinh= Phồn vinh giả tạo. 
->Cần sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
* Bài tập.
a, Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị 
lãnh đạo sang xâm lược nước
 ta.
b, Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt viên ...nhưng viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ.
* Nhận xét
- Sai về sắc thái biểu cảm.
Vì: Quân Thanh xâm lược thì không dùng từ thể hiện sự tôn trọng được cần sử dụng từ mang sắc thái khinh bỉ.
- Chú hổ: Không được vì chú thường đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu trong văn cảnh này không phù hợp.
- Lãnh đạo = cầm đầu.
- Chú hổ = con hổ.
- > Cần chú ý sắc thái biểu cảm của từ đúng, hợp phong cách.
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
- Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực hành chính.
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt trong trường hợp không cần thiết để dễ hiểu, để tạo bản sắc riêng của dân tộc.
* Ghi nhớ: SGK
 * Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- Đối với hs khỏ giỏi : ? Viết đoạn văn cú sử dụng chuẩn mực từ ?
- Đối với hs trung bỡnh yếu :
?Về nhà xem lại các bài văn phát hiện lỗi sai và tự sửa cho đúng.
- Học bài, Soạn:Ôn tập văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61- TV.doc