Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 62: Ôn tập văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 62: Ôn tập văn bản biểu cảm

Mục tiêu cần đạt: HS cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm.

 2 Kỹ năng:

 -Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng, rèn luyện các kỹ năng để làm tốt bài văn biểu cảm.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 62: Ôn tập văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /12/2008 
Ngày dạy: /12/2008
Lớp : 7A - B
Tiết 62 Ôn tập văn BẢN biểu cảm 
I. Mục tiêu cần đạt: HS cần đạt:
 1. Kiến thức:
	- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn biểu cảm.
 2 Kỹ năng:
	-Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức vận dụng, rèn luyện các kỹ năng để làm tốt bài văn biểu cảm.
II. Chuẩn bị.
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn, ôn lại lí thuyết văn biểu cảm.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 * Hoạt động 2:Giới thiệu bài.
 	Để giúp các em có cái nhìn hệ thống về văn biểu cảm và phân biệt được văn biểu cảm với các phương thức biểu đạt khác. Tiết học hôm nay cô cùng các em đi ôn tập phương thức biểu cảm.
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV cỏc em vừa học tác phẩm tùy bút : một thứ quà của lỳa non: Cốm.
? Tác phẩm tuỳ bút mà các em vừa học có phải là văn biểu cảm không? Vì sao?
?Nhắc lại thế nào là văn biểu cảm.
? Văn biểu cảm còn có tên gọi khác như thế nào ?
? Tình cảm trong văn biểu cảm phải như thế nào?
? Có những cách biểu cảm nào?
? Muốn bày tỏ tình cảm thái độ của mình cần có những yếu tố nào? 
- GV:Nhưng cảm xúc vẫn là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm .Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống.Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.Vậy giữa văn biểu cảm và miêu tả khác nhau như thế nào chúng ta cùng ôn lại.
 GV: cho học sinh đọc các văn bản trong câu 1.(đọc đoạn văn hoa hải đường sgk.73)
? Đõu là đoạn văn biểu cảm? Vỡ sao?
- đoạn b là văn biểu cảm vỡ đoạn văn đó bộc lộ tỡnh cảm yờu thớch hoa hải đường của tỏc giả
- đoạn a chỉ tả thuần tỳy hoa hải đường.
? Văn biểu cảm và miêu tả có những điểm gì khác nhau.
-GV:Nhờ điều này mà văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
? Đõu là đoạn văn tự sự? Đõu là đoạn văn biểu cảm?
- đoạn 1: Mỗi sỏng→ chỗ ấy.là miờu tả h.ảnh người mẹ qua h.động chải túc.
- đoạn 2 : tiếp đến kẹo bi. là đoạn tự sự-kể về chuyện đổi túc lấy kẹo mầm ngày trước
- đoạn 3 cũn lại là đoạn biểu cảm- lũng nhớ mẹ khụn xiết
? Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự?
- GV:Tuy khó có thể tách bạch rạch ròi giữa các loại văn bản trên nhưng cần phân biệt:
- Tự sự: nhằm kể lại sự việc.
- Miêu tả: tái hiện đối tượng
( người, vật, cảnh vật)
- Biểu cảm: mượn tự sự, miêu tả để bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
? Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò gì?
? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nờu vớ dụ?
- GVchép đề lên bảng 
- Gọi học sinh đọc đề.
? Với đề bài trên em thực hiện qua các bước nào?
? Xác định kiểu bài, đối tượng, nội dung biểu cảm?
- GV: Cảm nghĩ về mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người,cảnh vật
?Tỡm ý và sắp xếp cỏc ý đú ntn?
? Lập dàn ý theo bố cục mấy phần?
- GV cho học sinh lập dàn ý theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bày
- Gv yờu cầu hs chỳ ý cỏc đoạn văn : hoa Hải Đường, An Giang, Hoa học trũ, cõy sấu Hà Nội, cảm nghĩ về bài ca dao, kẹo mầm (sgk)
? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
- Gv biểu cảm trực tiếp thường dựng lời than, lời gọi...Biểu cảm giỏn tiếp thường dựng ẩn dụ, miờu tả nhưng trọng tõm là biểu cảm(sbt.89)
? Cỏc biện phỏp tu từ này cú tỏc dụng gỡ ?
HS suy nghĩ, trả lời.
Nhắc lại kiến thức cũ.
- Trả lời.
- trả lời.
 Nêu suy nghĩ cá nhân
- Trả lời.
 lắng nghe.
 HS đọc bài.
HS trả lời
 So sánh, nhận xét.
HS đọc văn bản "Kẹo mầm"-sgk.138
-hs theo dừi và chỳ ý đoạn văn tự sự-biểu cảm
HS phân biệt.
- Suy nghĩ, trả lời.
Đọc đề bài.
- Nêu các bước
 xác định.
- Chú ý lắng nghe.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện trình bày.
Thảo luận nhóm.
Đại diện trình bày.
*. Văn biểu cảm.
-Tuỳ bút là văn biểu cảm.
- Vì: Thông qua đó người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với sự vật, con người...
-Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc sự đánh giá của con người thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
-Văn Trữ tình:Bao gồm các thể loại văn học như: thơ trữ tình ca dao trữ tình, tuỳ bút.
-Tình cảm đẹp thấm nhuấn tư tưởng nhân văn.
-Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
- Yếu tố tự sự và miêu tả
1. Bài tập 1:
*. Phân biệt văn biểu cảm với miêu tả
- Miêu tả: yêu cầu tái hiện đối tượng sao cho người đọc ,người nghe cảm nhận được đối tượng.
-Biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất của nó mà nói lên hoặc bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình.
2. Bài tập 2
*. Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự.
-Tự sự: Kể lại sự việc, câu truyện có đầu có đuôi ,có nguyên nhân, diễn biến, kết quả để người đọc người nghe có thể nhớ và kể lại được.
- Yếu tố tự sự trong biểu cảm chỉ làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc .Do vậy yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường thường là nhớ lại(hồi tưởng ) những việc trong quá khứ và để lại ấn tượng sâu đậm nhất chứ không đi sâu vào nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
3. Bài tập 3:
-Tư sự, miêu tả là cái cớ cái giá đỡ cái nền cho tình cảm,cảm xúc của tác giả được bộc lộ
- Cho nên nếu thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm của người viết sẽ mơ hồ, không cụ thể bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ việc, cảnh cụ thể.VD :
+ Bài 1-sgk.73 cảm xỳc của người viết được bộc lộ từ hoa Hải Đường
+ Đoạn văn sgk.87 cảm xỳc của người viết được bộc lộ từ hoa phượng
+ Bài ca dao sgk.146 cảm xỳc của người viết được bộc lộ từ 1 bài ca dao đó học
 4. Bài tập 4:
*Đề bài: Cảm nghỉ về mùa xuân.
* 4 bước :
- Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý .
- Viết thành văn
-Kiểm tra (sửa chữa). 
*. Tìm hiểu đề.
-Kiểu bài: biểu cảm .
- Đối tượng: Mùa xuân .
- Nội dung biểu cảm: Bày tỏ thái độ,tình cảm và sự đánh giá đối với mùa xuân.
*.Tìm ý, lập dàn ý
- Tỡm ý :
+ Mùa xuân đem lại cho con người một tuổi trong đời.Với thiếu nhi mùa xuân là đánh dấu sự trưởng thành.
+ Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật là mùa sinh sôi của muôn loài.
+ Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, một kế hoạch.
- Lập dàn ý :
+ Mở bài : nờu cảm xỳc chung về mựa xuõn.
+ Thõn bài :
Mùa xuân của thiên nhiên .
- Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cỏ, chim muông...
 Mùa xuân của con người.
- Cảm xúc, suy nghĩ, kế hoạch, dự định...
Cảm nghĩ
- Thích hay không thích mùa xuân vì sao?
+ Kết bài : Nờu ý nghĩa của mựa xuõn
 - Viết thành văn :(Học sinh viết ở nhà.)
5.Bài tập 5
- Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm là so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ.
→ biểu cảm
-Ngôn ngữ của văn biểu cảm gần với thơ là vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.Trong cách biểu cảm trực tiếp người viết dùng ngôi thứ nhất xưng em, tôi trong biểu cảm gián tiếp tình cảm ẩn trong các hình ảnh. 
 * Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp :
- Đối với hs khỏ giỏi :
+ Làm bài tập 1,2,3,4 (sbt)
- Đối với hs trung bỡnh yếu :
+ Nối a - b cho phự hợp : A B Nối
 1. Tự sự a.Bày tỏ cảm xỳc 1-b
 2. Miờu tả b.Diễn biến sự việc 2-c
 3. Biểu cảm c. Tỏi hiện đối tượng 3-a
 - Học bài
 - Ôn lại lí thuyết.
 - Viết hoàn chỉnh đề bài trên.
 - Soạn bài : Sài Gòn tôi yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 62- VH.doc