1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt.
2. Kĩ năng: Nhận biết, vận dụng những kiến thức TV vào văn nói, viết.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập
HS: Vở bài tập, SBT
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thực hành.
NS: NG: Tiết 64 Ôn tập Tiếng Việt A. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: Hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt. 2. Kĩ năng: Nhận biết, vận dụng những kiến thức TV vào văn nói, viết. B. chuẩn bị: GV: Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập HS: Vở bài tập, SBT C. phương pháp: - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thực hành. D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: 7B............ II. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra sự chuẩn bị của H. III. Giảng bài mới: Hoạt động của Thầy & Trò Nội dung H nêu yêu cầu bài tập 1 G yêu câu H vẽ lại sơ đồ vào vở. ? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ ? Từ phức có mấy loại? là những loại nào? H: Có từ láy và từ ghép ? Từ ghép là gì? cho VD minh hoạ. ? Có mấy loại từ ghép? Thế nào là từ ghép chính phụ, ghép đẳng lập? Mỗi loại cho một ví dụ? ? Từ láy là gì? có mấy loại? thế nào là láy toàn bộ, thế nào là láy bộ phận? ví dụ? ? Thế nào là Đại từ? Có mấy loại đại từ? Cho VD? H: đọc bài tập 2 và cho biết yêu cầu của bài tập 2? G: Hướng dẫn H lập bảng so sánh. ? Thế nào là quan hệ từ? ý nghĩa chức năng của quan hệ từ? A. Lí thuyết: 1. Vẽ sơ đồ ( SGK – T183). a. Từ ghép: + Ghép C-P: nhà máy, xe đạp + Ghép Đ-L: Sách vở. b. Từ láy: + Láy toàn bộ: xanh xanh. + Láy bộ phận: . Láy phụ âm đầu . Láy vần c. Đại từ: - Đại từ để hỏi: + Hỏi người, sự vật + Hỏi về số lượng + Hỏi về hoạt động, tính chất - Đại từ để trỏ: + Trỏ người, sự vật + Trỏ số lượng + Trỏ hoạt động, tính chất. 2. Bài tập 22: Lập bảng so sánh quan hệ từ với DT, ĐT,TT về ý nghĩa và chức năng. Từ loại ý nghĩa Quan hệ từ Danh từ Động từ Tính từ ý nghĩa - Biểu thị các qht như: sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận của câu - Biểu thị người, sự vật, hiện tượng khái niệm - Chỉ hành động, trạng thái của sự vật - Biểu thị đặc điểm, tính chất của sv, hđộng, trạng thái. Chức năng - Liên kết các từ, cụm từ, các thành phần câu, các câu, các đoạn trong VB. - Làm chủ ngữ trong câu - làm VN - Vị ngữ - Chủ ngữ( mất khả năng kết hợp với: đã, đang, sẽ.. - Vị ngữ - chủ ngữ Bài tập 3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học: + Bạch ( bạch cầu) – Trắng. + Bán ( bán thân) – Một nửa. + Cô ( cô độc ) – Một mình, lẻ loi. + Cư ( cư trú) – ở + Dạ ( dạ hương, dạ hội) - đêm. + Đại ( đại lộ, đại thăng) – to, lớn. + Điền ( điền chủ, công điền) – ruộng. + Hà ( sơn hà) – sông + Hậu ( hậu vệ ) – sau + Hồi ( hồi hương) – về, trở lại. + Hữu ( hữu ích) – có. + Lực (nhân lực) – sức. + Mộc ( thảo mộc) cây Nguyệt ( nguyệt thực) trăng. + Nhật ( nhật kí) ngày. + Quốc ( quốc ca) nước + Tam ( tam quốc) ba. + Tâm ( yên tâm) lòng. + Thảo ( thảo nguyên) cỏ. + Thiên ( thiên niên kỉ) nghìn + Thiết ( thiết giáp) sắt, thép. + Thôn ( thôn, xã) làng, xóm. + Thư ( thư viện ) sách + Tiền ( tiền đạo) trước. + Tiểu ( tiểu đội ) nhỏ + Tiếu ( tiếu lâm) cười. + Vấn ( vấn đạp) hỏi. ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Mỗi loại cho một ví dụ minh hoạ? H:....................... ? Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ minh hoạ H:................................ ? Thế nào là từ đồng âm? cho ví dụ minh hoạ? ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? H: ? Thế nào là thành ngữ? cho ví dụ minh hoạ. ? Thế nào là điệp ngữ? có mấy dạng điệp ngữ? VD minh hoạ? H: ? Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ minh hoạ? * Từ đồng nghĩa - Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau: - Có hai loại: + Đồng nghĩa hoàn toàn. + Đồng nghĩa không hoàn toàn. * Từ trái nghĩa: - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. * Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa Từ đã cho Đồng nghĩa Trái nghĩa - Bé - Thắng - Chăm chỉ - Nhỏ - Được - Siêng năng - To, lớn - thua, bại - lười biếng. * Từ đồng âm - Là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau * Thành ngữ: - Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. * Điệp ngữ: - Là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) làm nổi bật ý, gây cẩm xúc mạnh - Các dạng điệp ngữ: + Điệp ngữ cách quãng + Điệp ngữ nối tiếp + Điệp ngữ chuyển tiếp. * Chơi chữ: - Là lợi dụng đặc sắc vầ âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn và thú vị. IV. Củng cố: G: Hệ thống lại nội dung kiến thức ôn tập cần ghi nhớ H: Mô tả, nhắc lại trên sơ đồ, bảng phụ V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kĩ lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt vừa ôn tập - Chuẩn bị phần còn lại E. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: