Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ (Tiếp)

Kiến thức:

+ Hiểu được thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ trường dùng.

+ Bước đầu cảm nhận cái hay, lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này đem lại.

2. Kĩ năng.

+ Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

3. Thái độ: Yêu tiếng việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, Phiếu học tập,

C. PHƯƠNG PHÁP:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 67
Chơi chữ
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là chơi chữ, các cách chơi chữ trường dùng.
+ Bước đầu cảm nhận cái hay, lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này đem lại.
2. Kĩ năng.
+ Phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
3. Thái độ: Yêu tiếng việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
B. chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, 
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thực hành......
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS:7B............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là phép điệp ngữ? có mấy dạng điệp ngữ?
Cho ví dụ minh hoạ?
* Yêu cầu nêu được:
H: Khái niệm phép điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả 1 câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
- 3 dạng điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng
+ Điệp ngữ nối tiếp
+ Điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng).
III. Nội dung bài mới:
Trong khi nói hoặc viết người ta thường khai thác các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa để tạo sắc thái dí dỏm hài hước cho lời ăn tiếng nói trong câu văn hoặc câu thơ. Người ta gọi đó là biện pháp “ chơi chữ”. Để hiểu rõ hơn thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
G: treo bảng phụ ghi VD SGK.
? Trong bài ca dao có các từ đồng âm nào?
? Các từ lợi trong bài ca này có nghĩa ntn?
? Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
? Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
G: Như vậy người viết đã biết lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn thú vị cách làm như vậy người ta gọi là chơi chữ
? Thế nào là chơi chữ?
G: treo bảng phụ ghi 4 ví dụ mục II – SGK.
? ở ví dụ 1 từ “ ranh tướng” gần âm với từ nào?
? Vậy cách chơi chũ ở đây là lối nói ntn?
? ở VD 2, các tiếng trong 2 câu thơ của Tú Mỡ có phần nào giống nhau?
? Đó là lối chơi chữ gì?
? H đọc to VD3: “ cối đá - cá đối”; mèo cái – mái kèo” có mối liên quan gì về mặt âm thanh?
? Tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa trong ví dụ trên?
H: thịt chó, thịt cầy.
? Em hãy lấy ví dụ về chơi chữ trong thơ văn và trong cuộc sống thường ngày?
G: nhận xét, bổ sung
? Như vậy có mấy lối chơi chữ thường gặp? Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu
G: Hướng dẫn H luyện tập.
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
G+ H ở dưới quan sát, nhận xét đánh giá, sửa sai (nếu có).
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân
G+ H ở dưới quan sát, nhận xét đánh giá, sửa sai (nếu có).
Bài tập 4: Hoạt động cá nhân
G+ H ở dưới quan sát, nhận xét đánh giá, sửa sai (nếu có).
H: đọc to bài ca dao.
H: từ: lợi
H: - Lợi1: lợi ích.
- Lợi2: Phần thịt bao bọc lấy
H: Đồng âm, khác xa về nghĩa
H: gây hài hước và có ý nghĩa trêu trọc, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước
H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ.
H: Danh tướng.
H:Dùng lối nói gần âm
H: Giống nhau ở phụ âm “m”
H: cách nói điệp âm- điệp phụ âm m.
H: Dùng lối nói lái
H đọc lại VD4, và cho biết: từ sầu riêng ở VD này nên hiểu ntn?
H: trạng thái tình cảm đối lập lập với niềm vui chung.
H: Đọc câu ca dao:
“Đi tu phật bắt ăn chay
thịt chó ăn được thịt cầy thì không”
H: Đọc to, rõ mục VD.
H lên bảng trình bày
H lên bảng trình bày
H lên bảng trình bày
A. Lí thuyết:
I. Thế nào là chơi chữ?
1. Ngữ liệu: ( SGK).
2. Phân tích :
- Lợi1: lợi ích.
- Lợi2: Phần thịt bao bọc lấy răng.
3. Nhận xét:
" Đồng âm, khác xa về nghĩa.
a tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Các lối chơi chữ:
1. Dùng lối nói gần âm ( trại âm) “ ranh tướng” " danh tướng
2. Dùng cách điệp âm.
3. Dùng lối nói lái
cối đá - cá đối”; mèo cái – mái kèo
4. Sầu riêng – vui chung
" dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
5. Dùng từ đồng âm.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Dùng từ đồng âm và gần nghĩa.
+ Liu điu ( một loại rắn)
+ rắn, hổ lửa, ráo mép
+ Lằn (thằn lằn)
Mai gầm (cạp nong), Trâu lỗ, hổ mạng...
Bài tập 2:
- Thịt: mỡ, giò (dò) nem, chả.
- Nứa: tre, trúc, hóp.
" là cách nói chơi chữ.
a Lợi dụng về ngữ âm,ngữ nghĩa tạo ra sự liên tưởng lí thú.
Bài tập 3:
H: sưu tầm một số cách chơi chữ.
Bài tập 4:
- cam1: chỉ một loại quả (DT)
- Cam2: chỉ sự vui vẻ, hạnh phúc (TT)
IV. củng cố:
G: hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài 
? Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ?
? Tác dụng của phép chơi chữ?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc 2 ghi nhớ SGK. Xem lại các ví dụ SGK. Làm bài tập còn lại.
- Sưu tầm thêm một số cách chơi chữ trong sách báo và trong cuộc sống. 
- Tập sáng tác làm thơ lục bát.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT67.doc