Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản (tiếp)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Luyện tập tạo lập các văn bản để rèn kĩ nắng: định hướng, cách dùng từ, đạt câu, dựng đoạn và liên kết các đoạn văn trong văn bản.

- Giáo dục và bồi dưỡng lòng ham mê học môn văn.

II. Tiến trình các hoạt động dạy - học:

HĐ1: Kiểm tra bài tập về nhà:

Gọi HS trình bày bài tập đã chuẩn bị.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tiết 7,8,9 
 RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN (Tiếp)
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Luyện tập tạo lập các văn bản để rèn kĩ nắng: định hướng, cách dùng từ, đạt câu, dựng đoạn và liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Giáo dục và bồi dưỡng lòng ham mê học môn văn.
Tiến trình các hoạt động dạy - học:
HĐ1: Kiểm tra bài tập về nhà:
Gọi HS trình bày bài tập đã chuẩn bị.
HĐ2: Bài mới:
Bài tập 1: 
Cho các đoạn văn sau:
Đoạn 1:
 Còn nhiều lắm những điều chúng ta có thể biết trước được sự việc sẽ diễn ra; nhưng cũng có rất nhiều điều vẫn ở trong bức màn bí mật, đang chờ tri thức của chúng ta tiếp tục khám phá. Tri thức là một “không gian” mênh mông, không có giới hạn. Nhưng trí thức bao giờ cúng đi cùng thời gian. Tri thức sẽ đến với ta khi ta biết tận dụng thời gian để dành lấy. Và tri thức cũng ra đi cùng thời gian, nếu ta không biết cách chiếm lấy nó.Có khi nào thức dậy bạn tự hỏi hôm qua bạn để mất những gì và đã giành được những gì không nhỉ?
Đoạn 2: Thời gian và tri thức là vấn đề muôn thuở thú vị của nhân loại, đặc biệt của tuổi học trò.
Đoạn 3; Hãy biết chạy đua với thời gian để giành lấy tri thức. Tri thức đang chờ bạn ở phía trước đó.
Đoạn 4:
 Bằng tri thức học hỏi được, tuy chưa đến tuổi trưởng thành, cũng có thể biết được nhiều sự việc. Nhìn kiến và mối bò hết lên cây một cách không bình thường, ta biết ngay rằng trời sắp mưa to. Nếu chúng lại tràn ra hết trên mặt đất thì trời sẽ nắng rất to. Bị lạc trong rứng dày, hãy sờ lên vỏ cây thấy phía nào nóng ắt là phía tây, ta có thể xá định được hướng để tìm ra lối về. Khi cưỡi ngựa đi đường, hễ ngựa dừng đột ngột, chân sau đá không ngớt và đầu rúc vào bụi cây thì phía trước nhất định có hổ dữ đấy. Đêm khuya không có đồng hồ, nếu thấy hoa quỳng nở hết, ta vẫn biết lúc này khoảng 12 giờ đêm. Người bác sĩ giỏi chỉ cần nhìn thể trạng của người bệnh, cũng có thể biết được người đó mắc bệnh gì. Và chỉ cần nhìn dáng đi, giọng nói và cử chỉ của một người nào đó, người có kinh nghiệm có thể biết người đó là người có tính cách như thế nào...
Hãy thực hiện các yêu cầu trong bài tập 11 ( trang 11/ Các dạng bài tập làm văn...)
Sắp xếp theo thứ tự: đoạn 2 - đoạn 4 - đoạn 1 - đoạn 3.
Các đoạn sắp xếp được vì nó cùng viết về một đề tài, có tính liên kết chặt chẽ.
Bố cục:
+ Mở bài: đoạn 2
+ Thân bài: đoạn 4, 1.
+ Kết bài: đoạn 3.
* Sự liên kết về nội dung:Bàn về thời gian và tri thức.
* Sự liên kết về hình thức: Các từ chủ đề được lặp đi lặp lại: thời gian, tri thức.
c. Đặt đầu đề: Thời gian và tri thức.
d. Xác định các định hướng:
- Đối tượng: viết cho học sinh.
- Cách viết phù hợp: giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, từ xưng hô: bạn; cách diễn đạt dễ hiểu.
- Mục đích: Nhắc nhở các bạn học sinh phải biết quí trọng thời gian để dành lấy những kiến thức phong phú, vô tận của nhân loại.
Bài tập 2: Hãy viết lại phần kết của câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” theo suy nghĩ của em.
Yêu cầu: Thực hiện đúng 4 bước của quá trình tạo lập văn bản.
Em định chọn cách kết thúc như thế nào?
Cách kết thúc ấy nhằm mục đích gì?
Phần kết đó có liên kết với nội dung đã kể ở trên không?
Bức thông điệp trong phần kết ấy em định gửi đến ai? Về điều gì?
Bài tập 3: Từ văn bản “ Những câu hát than thân”, em hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về cuộc đời và thân phận người lao động trong xã hội cũ.
 Gợi ý:
Em xác định suy nghĩ cụ thể của mình là gì? (thương cảm, xót xa, thấu hiểu)
Vì sao em có những suy nghĩ ấy? ( nó gợi lên từ bài ca dao nào? từ hình ảnh nào? )
Từ cuộc đời, thân phận của họ, em suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của người dân lao động hôm nay.
HĐ3: Dặn dò,ra bài bài tập về nhà: 
Hoàn thiện các bài tập ở lớp
Tiết 10,11,12
VĂN BIỂU CẢM
MỤC TIÊU CẤN ĐẠT: Giúp HS:
- Nhận ra một cách đầy đủ các đặc điểm của văn biểu cảm.
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm, biết biểu đạt tình cảm của mình một cách rõ ràng, mạch lạc.
II. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ1: Kiểm tra bài tập về nhà.
Gọi một số HS trình bày đoạn văn, cho các em khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Các bài tập luyện tập:
Bài tập 1: ( Bài tập 15- Các dạng...trang 16)
Xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi đoạn văn và nêu nội dung chính của từng đoạn.
- đoạn a: thuyết minh vể chiếc nón lá.
- đoạn b: tự sự. Kể về một sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
- đoạn c: biểu cảm. Bày tỏ tình cảm yêu mến em bé.
Bài tập 2:
a. Ở đoạn văn c, người viết đã cảm nhận về em bé như thế nào? Vì sao em biết được đó là tình cảm yêu mến em bé?
- Cảm nhận về ấm áp của bé (đặt trong sự tương phản với thời tiết bên ngoài).
- Cách viết đã làm cho người đọc thấy em bé thật đáng yêu: xinh xắn, dễ thương.. 
b. Từ cách viết ở đoạn c, em hãy viết một đoạn văn bày tỏ tình cảm của mình đồi với một người thân trong gia đình.
( hs chọn đối tượng, chọn hình ảnh ấn tượng nhất để biểu cảm.)
Bài tập 3: 
Trong cuộc sống, có những lúc em thật buồn vì mình đã có lỗi với bạn bè, thầy cô hoặc bố mẹ, người thân. Hãy nghĩ lại một lần như thế và viết những dòng cảm nghĩ của mình đối với người mà em mắc lỗi.
 Gợi ý: 
- Em đã từng mắc lỗi với ai? Mắc lỗi gì? Chuyện xảy ra vào lúc nào? Tâm trạng của em khi nghĩ lại chuyện đó ra sao?
- Ễm sẽ nói những gì với người đó? 
- Em mong muốn điều gì? Hứa hẹn điều gì?
HĐ3: Dặn dò, bài tập về nhà:
Suy nghĩ của em khi học hai văn bản: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
TIẾT 13,14,15 
 VĂN BIỂU CẢM ( Tiếp)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Biết nhận xét về bài văn biểu cảm
- Tập biểu cảm về sự vật, con người.
- Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đạt câu có tình biểu cảm cao.
II. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài tập về nhà:
HĐ 2: Hệ thống các bài luyện tập.
Bài 1: Đọc bài văn ( trang 23)
Bài văn viết theo phương thức biểu đạt nào?\
A. Miêu tả B. Thuyết minh. C. Tự sự D. Biểu cảm.
2.Để khơi nguồn cho tình cảm, cảm xúc tuôn trào, tác giả đã:
A. Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ. B. Tưởng tượng những tình huống gợi cảm.
C. Vừa quan sát, vừa suy ngẫm D. Cả A và B.
3. Hãy chỉ ra phép đối lập trong bài văn trên.
Bài 2: Cảm xúc về một con vật nuôi.
Hướng dẫn các bước làm bài:
* Tìm hiểu đề: 
Thể loại: Văn biểu cảm.
Đối tượng cần biểu cảm: Một con vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, chim, trâu, bò...)
Tình cảm cần biểu đạt: Lòng yêu mến, thích thú, gợi nhiều suy ngẫm về con người, cuộc sống.
*Tìm ý: 
Vì sao em chọn con vật đó? ( nó gợi cho em những gì trong tình cảm, suy nghĩ...)
 Những hình ảnh gợi nguồn cảm xúc từ con vật nuôi đó? ( dáng vẻ, hoạt động của nó gợi cho em những suy ngẫm gì?
 * Lập dàn ý: 
+ Mở bài: Hiểu biết và yêu thích loài vật vì nó gợi trong em nhiều kỉ niệm, nhiều suy ngẫm về cuộc sống.
 + Thân bài:Gợi tả những đặc điểm nổi bật và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em..
 Gợi lại những kỉ niệm vui buồn và những tình cảm còn đọng lại trong em.
 Gợi lại những ngày tháng trôi qua, những con người thân yêu ( trên cơ sở của hình ảnh con vật nuôi như: sự chăm sóc, những lo lắng...)
 + Kết bài: Gửi gắm nỗi niềm với mọi người.
( HS viết bài, trình bày ở tiết 3)
HĐ3: Dặn dó, bài tập về nhà: - Tìm đọc các bài văn biểu cảm hay. 
 - Hoàn thiện bài viết.
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
Tiết 16,17,18: VĂN BIỂU CẢM ( TIẾP)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Rèn kĩ năng viết các đoạn văn biểu cảm.
- Tập biểu cảm về một tác phẩm văn học.
II. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ1: Kiểm tra bài tập về nhà:
Trình bày những đoạn văn biểu cảm hay mà em sưu tầm được.
HĐ2: Bài mới:
Bài tập 1: Hãy viết lại đoạn văn sau để mang tính biểu cảm:
Bài ca dao viết về thân phận người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. Cuộc đời họ phải chịu quá nhiều cơ cực,vất vả trong cuộc mưu sinh:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Nước non thì rộng lớn,thân cò thì lầm lụi cô đơn. Những trắc trở, khó khăn có lẽ không bao giờ hết. Bài ca dao kết thúc bằng câu hỏi không lời đáp:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
Nhưng đó là lời lên án những thế lực bạo tàn trong xã hội xưa đã đẩy bao số kiếp con người vào cuộc sống trái ngang.
Bài tập 2:
 Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch.
Gợi ý:
- Suy nghĩ về nhân vật trữ tình( tác giả) trong bài thơ: trằn trọc chưa ngủ, nỗi nhớ quê hương thường trực.
- Hình dung về hình ảnh nhân vật qua hệ thống các động từ.
- Ánh trăng đã thức dậy cả miền kí ức thiêng liêng, kỉ niệm cũ ùa về trong khoảnh khắc bất chợt.
Bài tập 3: 
 Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư.
Gợi ý:
- Hình ảnh núi Hương Lô hùng vĩ mà lung linh, huyền diệu trong sự tác động của các yếu tố thiên nhiên.
- Dòng thác kì vĩ với sức liên tưởng độc đáo, bất ngờ và táo bạo.
- Tình yêu thiên nhiên say đăm của nhà thơ.
Bài tập 4: Viết một bài văn trình bày cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích.
HĐ3: Dặn dò: Hoàn thiện bài viết.
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2011
TIẾT 19,20,21 
 BÀI TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM.
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trài nghĩa.
- Rèn kĩ năng viết các đoạn văn ngắn.
II. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
Trình bày bài viết của tiết trước.
HĐ2: Hệ thống các bài luyện tập:
Bài tập 1: 
 Cho đoạn thơ sau:
Người ta bảo không mong
Ai cũng nhủ đừng mong
Riêng em thì em nhớ.
( Thăm lúa-Trần Hữu Thung)
Hãy tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên.
Chỉ ra nét nghĩa của các từ đó.
Bài tập 2: Tìm các từ đồng ghĩa với các từ sau đây: rộng, chạy, cần cù, lười, chết, thưa, đen nghèo, chăm chỉ.
 Bài tập 3: Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong các đoạn sau và cho biết tác dụng của nó trong mỗi đoạn trích:
Sài Gòn vẫn trẻ(...) Sài Gòn vẫn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tười tiêu, chăm bón, trân trọng, giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
 Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Bài tập 4:Tìm các từ đồng âm với mỗi từ sau đây và đặt câu với mỗi từ:
bạc, canh, dò, đáp, thu, tinh, phích, thương.
 Bài tập 5:
 Tìm hai từ khác nhau nhưng đều trái nghĩa với từ “ mở”, đặt câu có sử dụng cặp trái nghĩa đó.
 Bài tập 6: Viết đoạn văn biểu cảm về tình yêu thiên nhiên của Bác qua hai bài thơ: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, trong đoạn văn em có sử dụng từ đồng nghĩa để tránh lặp từ.
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
TIẾT 22,23,24 BÀI TẬP VỀ THÀNH NGỮ.
Mục tiêu cần đạt:Giúp HS
- Trang bị một vốn hiểu biết vè thành ngữ.
- Hiểu được nghĩa của một số thành ngữ.
- Vận dụng phù hợp thành ngữ trong khi nói và viết.
II. Tiến trình các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thành ngữ? Đọc một số thành ngữ mà em biết?
HĐ2: Hệ thóng các bài tập:
Bài tập 1: 
Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau:
Hai bên ý hợp tâm đầu
 Khi thân chẳng lọ là cầu mới thân.
Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho anh rể nghe.
Bài tập 2: 
Giải nghĩa các thành ngữ sau đây:
Khôn nhà dại chơ, chân trong chân ngoài, giận cá chém thớt, giật gấu vá vai, trăm voi không được bát nước xáo, chuột sa chĩnh gạo, ném đá giấu tay, già néo đứt dây, quyền rơm vạ đá.
Bài tập 3: 
Hãy đièn cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau và giải thích:
Đem con.... Nồi da ....... hồn xiêu.....
một mất....... Chó cắn...... thắt lưng....
Bài tập 4: 
Thành ngữ có kiểu đối xứng( hai vế đối nhau) như: miệng hùm gan sứa, xanh vỏ đỏ lòng...Em hãy tìm một số thành ngữ đối xứng như vậy.
Bài tập 5: 
Đặt câu có sử dụng thành ngữ một cách thích hợp.
Bài tập 6
 Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, trong bài em có sử dụng một trong những thành ngữ sau: mưa to gió lớn, đêm khuya cảnh vắng, vững như thạch bàn, tối như hũ nút.
HĐ3: Dặn dò:
 Bài tập về nhà: Phát biểu suy nghĩ của em khi học xong bài thơ: Tiếng gà trưa.
 Thứ 2 ngày 5 tháng 12 năm 2011
 TIẾT 25,26,27 LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Rèn luyện những kĩ năng cơ bản để làm bài tập tích hợp 3 phân môn.
- Kiểm tra những kiến thức đã học trong học kì I.
II. ĐỀ KIÊM TRA TỔNG HỢP:
Câu 1: Cho đoạn thơ sau;
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quóc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ. 
 a. Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và phân tích tác dụng.
 b. Tìm các đại từ có trong đoạn thơ.
c. Tìm từ đồng nghĩa với từ: Tổ quốc.
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em khi đọc câu văn sau của Thạch Lam:
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng cuả những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mamg trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
Câu 3: 
 Biểu cảm về một thức quà tuổi thơ.
III.GỢI Ý:
-Câu 1: Biện pháp điệp ngữ.
Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích cao đẹp của cuộc chiến đấu.
Đại từ: cháu, bà.
Đồng nghĩa: đất nước, non sông, giang sơn.
Câu 2: Câu văn đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị, khiêm nhường nhưng có giá trị tinh thần rất lớn: cốm là hương vị của đất nước, là những gì chắt chiu từ đất mẹ.
Câu 3: 
- Chọn một thức quà quen thuộc và yêu thích.
- Biểu cảm nên dựa vào bài văn: Một thức quà của lúa non: Cốm.
VI. Làm bài và trình bày, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao Ngu van 7.doc