Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 - Tuần : 19: Văn bản : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 - Tuần : 19: Văn bản : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Mục đích cần đạt : Giúp HS

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp điệu cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

 

doc 121 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 - Tuần : 19: Văn bản : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/01/2005
Ngày dạy : 17/01/2005
Tuần : 19	Văn bản : TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
Tiết : 73	A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 
I. Mục đích cần đạt : Giúp HS
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp điệu cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :	Kiểm tra việc soạn bài và nhắc nhở ý thức học kỳ II.
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : Ở HKI, các em đã được học về ca dao. Đó là những câu biểu hiện về thế giới nội tâm của con người (tức thiên về trữ tình). Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số thể loại của VHDG : tục ngữ. Tục ngữ là gì ? Nội dung thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
- HS đọc chú thích SGK/3
- GV giới thiệu. 
I/ Khái niệm tục ngữ : Chú thích /3
Hoạt động 2 :
- HS đọc toàn văn bản, chú ý cách ngắt nhịp.
- GV đọc lại, gọi HS đọc chú thích.
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản :
A – Tìm hiểu bài. 
1/ Nội dung ý nghĩa :
H1 : Có thể chia 8 câu tục ngữ làm mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó.
- 2 nhóm : 	+ Nhóm 1 (câu 1,2,3,4) : thiên nhiên 
	+ Nhóm 2 (câu 5,6,7,8) : LĐSX
- 8 câu tục ngữ chia làm 2 nhóm :
* Nhóm 1 : câu 1,2,3,4 : nói về thiên nhiên 
H2 : Phân tích ý nghĩa câu tục ngữ 1 ? 
H3 : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
- Kinh nghiệm được đúc rút từ sự quan sát của người xưa trước một hiện tượng lặp đi lặp lại. 
Câu 1 : 
Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài.
Tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn. 
H4 : Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
- Có thể vận dụng câu tục ngữ vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc trong mùa hè và mùa đông.
H5 : Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
- Giúp con người có ý thức sử dụng thời gian, có kế hoạch sắp xếp công việc. 
® Con người có ý thức sử dụng thời gian, sắp xếp công việc.
H6 : HS đọc câu 2 : Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ ?
	nhiều sao ® ít mây ® nắng và ngược lại.
Câu 2 :
Đêm trước trời 	nhiều sao ® hôm sau nắng
	ít sao ® hôm sau mưa 
H7 : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? (từ sự quan sát) 
H8 : Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ?
- Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc, thiết bị.
® Con người có ý thức quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
H9 : Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện ? (con người có ý thức quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc ?) 
H10 : GV đọc câu 3 : Nêu ý nghĩa của câu TN ?
H11 :Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong TN ? (từ sự quan sát, nắm qui luật thiên nhiên để đối phó) 
Câu 3 : Khi trên trời có ánh mây vàng màu mỡ gà tức có bão.
® Con người có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu 
H12 : Giá trị kinh nghiệm mà câu TN thể hiện ? (ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu )
H13 : HS đọc. Nêu ý nghĩa câu TN ?
H14 : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu TN ? (từ sự quan sát, kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết)
Câu 4 : Tháng 7, nếu kiến bò nhiều (di chuyển lên cao) là sắp lụt.
® Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống.
H15 : Nêu 1 số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm trong câu TN ? (dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc)
H16 : Giá trị của kinh nghiệm mà câu TN thể hiện ? (nhân dân có ý thức dự đoán thời tiết để chủ động phòng chóng)
H17 : HS đọc câu TN. Nêu ý nghĩa ?
* Nhóm 2 : câu 5,6,7,8 : LĐSX
- Câu 5 : đất được coi như vàng, quý như vàng. 
H18 : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu TN ? (đất quý giá vì đất nuôi sống con người. đất là nơi người ở )
H19 : Một số trường hợp áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu TN ?
- Phê phán hiện tượng lãng phí đất.
- Đề cao giá trị của đất.
H20 : Giá trị của kinh nghiệm mà câu TN thể hiện ? (ý thức quý trọng và giữ gìn đất)
® Con người có ý thức quý trọng và giữ gìn đất.
H21 : Đọc câu 6. Nêu ý nghĩa câu TN ?
H22 : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ ? Căn cứ vào giá trị kinh tế của các sản phẩm thu được.
Có thể hiểu : tôm cá có giá trị cao nhất ® tiếp theo là rau quả ® sau mới đến lúa gạo.
® Tuy nhiên kinh nghiệm này đúng với tuỳ nơi có điều kiện. 
Câu 6 : Thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế cho con người : nuôi trồng ® làm vườn ® làm ruộng.
® Con người có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất có hiệu quả. 
H23 : Giá trị của kinh nghiệm mà câu TN thể hiện? Giúp con người có ý thức khai thác hoàn cảnh thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất có hiệu quả. 
H24 : Đọc câu TN Nêu ý nghĩa ?
Mở rộng : + Nước : một lượt tát, một bát cơm.
	 + Phân : Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. 
H25 : Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu TN ? (áp dụng rộng rãi và hoàn toàn đúng trong việc trồng lúa. Hiện nay nhà nước đang chú trọng công tác thuỷ lợi, sản xuất phân bón, nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao)
Câu 7 : Thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước ® phân bón ® công lao động ® giống lúa. 
® Con người có ý thức về tầm quan trọng của các yếu tố trên. 
H26 : GV đọc – Nêu ý nghĩa câu TN ?
H27 : Giá trị kinh nghiệm mà câu TN thể hiện ?
Câu 8 : Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với nghề trồng trọt.
® Con người có ý thức trồng đúng thời vụ và làm đất kĩ.
Hoạt động 3 : HS đọc câu hỏi 4 SGK/5
H28 : Hãy minh hoạ đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu TN trong bài ?
Ngắn gọn : Lời ít mà ý nhiều (câu dài nhất có 14 tiếng, câu 5,8 ngắn nhất : 4 tiếng)
Thường có vần, nhất là vần lưng : (giữa câu)
+ Câu 1 : năm – nằm, mười – cười.
+ Câu 2 : nắng – vắng. 	+ Câu 3 : gà – nhà.
+ Câu 4 : bò – lo.	+ Câu 5 : đất – tấc.
+ Câu 6 : trì – nhị 	+ Câu 7 : phân – cần.
+ Câu 8 : thì – nhì. 
Các vế thường đối xứng nhau cả hình thức, nội dung: 
+ Câu 1,2,3,4,5,8 	: 2 vế.
+ Câu 6 	: 3 vế.
+ Câu 7 	: 4 vế.
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh :
 + Kết cấu ngắn gọn, có tính đối xứng ® tạo sự chặt chẽ trong lập luận, có tác dụng khẳng định nội dung.
+ Hình ảnh cụ thể : lấy việc gìn giữ nhà cửa để nói chuyện sắp có bão. Cách nói quá (chưa cười đã tối, tấc đất, tấc vàng) 
2/ Đặc điểm về hình thức :
- Ngắn gọn : lới ít, ý nhiều.
- Thường có vần (vần lưng) : lời nói có nhạc điệu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Các vế thường đối xứng nhau về hình thức, nội dung.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
Hoạt động 4 : HS đọc phần ghi nhớ. 
B – Ghi nhớ : học SGK/5
Hoạt động 5 :
III/ Luyện tập : BTVN /5
4. Củng cố : HS đọc lại 8 câu TN và ghi nhớ.
5. Dặn dò : 	- Học thuộc lòng. 
	- Học vở ghi + ghi nhớ .
	- Soạn chương trình địa phương .
Ngày soạn : 15/01/2005
Tuần : 19	B/ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Tiết : 74	 (Phần Văn và Tập làm văn)
I. Mục đích cần đạt : Giúp HS.
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu tiên biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình. 
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc lòng bài ca dao nói về thiên nhiên và LĐSX. 
	- Nêu ý nghĩa từng câu ? Đọc ghi nhớ ?
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1 : GV nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2 : GV cho HS ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì ?
Lưu ý HS : 	+ Nội dung sưu tầm (phần I SGK)
	+ Các dị bản đều được tính.
I/ Nội dung sưu tầm : 
Các câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương Khánh Hòa (mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương ) 
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn nguồn sưu tầm. 
II/ Nguồn sưu tầm :
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân, nhà văn ở Khánh Hòa.
- Tìm trong sách ca dao, tục ngữ nói về địa phương. 
Hoạt động 4 : GV hướng dẫn cách sưu tầm.
- Mỗi em ít nhất 20 câu.
- Gv nêu một số câu làm mẫu để hướng dẫn HS. 
III/ Cách sưu tầm :
- Viết vào vở, phân loại ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Sắp xếp theo trật tự ABC
IV/ Mẫu :
1/ Ca dao :
Biển nào bằng biển Nha Trang.
Có tôm có cá có hàng dừa xanh.
Khánh Hòa là xứ trầm hương
 lời thề nước non.
2/ Tục ngữ :
Yến sao hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá trầu Võ Cạnh
Sò huyết Thuỷ Triều
4. Củng cố : 	- Em có thể đọc những câu ca dao, tục ngữ khác về địa phương Khánh Hòa.
5. Dặn dò : 	- Về sưu tầm theo yêu cầu trên.
	- Thời gian trong 1 tuần, chấm điểm. 
Ngày soạn : 16/01/2005
Tuần : 19
Tiết : 75 + 76	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
I. Mục đích cần đạt :
	Giúp HS hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra việc sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương của HS trong vở soạn và cho điểm.
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài : Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta cũng thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giải thích hay nhận định. Đó chính là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận, tiết học hôm nay sẽ giúp các em làm quen với thể loại này. 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1 :
H1 : Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không ? (các ý SGK/7)
- Đó là những câu hỏi ta thường bắt gặp trong đời sống.
H2 : Hãy nêu thêm các câu hỏi về vấn đề tương tự ?
- Muốn sống cho đẹp ta phải làm gì ?
- Vì sao hút thuốc lá là có hại ? vv
I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Nhu cầu nghị luận :
	A. Tìm hiểu bài :
- Vì sao em đi học ?
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em như thế nào là lối sống đẹp?
- Vì sao hút thuốc lá là có hại ?...
H3 :Gặp lại các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ? ( HS thảo luận)
Không ! Vì : Chỉ có văn nghị luận mới dùng lý lẻ để phân tích, bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Các kiểu văn bản đã học chỉ có tác dụng hỗ trợ, làm cho lập luận thêm sắc bén, thêm sức thuyết phục, chứ không phải là lý lẻ để đáp ứng yêu cầu trả lời câu hỏi.
	VD : Con người không thể thiếu bạn. Vậy “bạn” là gì ? ® không phải chỉ kể hoặc tả một người bạn là giải quyết được vấn đề, mà phải có luận điểm, lý lẽ dẫn chứng mới có tác dụng thuyết phục.
H4 : Hàng ngày, trê ... ghị ?
 Nêu cách làm một văn bản đề nghị ?
 Cần lưu ý điều gì khi viết văn bản đề nghị ?
4. Đánh giá:
 GV nhận xét giờ học của lớp.
5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp : 
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
 - Thuộc dàn bài của văn bản đề nghị.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập văn học
(Học lại các ghi nhớ của các văn bản đã học trong học kỳ 2)
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 17/4/2005
Ngày dạy : 18/4/2005
Tuần : 31	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Tiết : 121 + 122
I. Mục đích cần đạt : Giúp HS
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ :
3 Bài mới :
* Giới thiệu bài mới : 
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
4. Củng cố :
5. Dặn dò : 
 Ngày soạn : 21/04/2009
 Ngày dạy: 24/04/2009
Tiết : 123
	ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 
I. Mục đích cần đạt : Giúp HS
- Giúp HS hệ thống hóa kiến thức về các kiểu câu đơn và một số dấu câu.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: soạn bài giảng
Học sinh: Ôn lại các bài tiếng việt đã học ( cả năm).
III. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Kiểm tra bài cũ :
H: Nêu công dụng của dấu gâch ngang?
H: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?
H: Đặt câu có dấu gạch ngang?
2 Tổ chức dạy và học bài mới :
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Ôn tập
* HDHS ôn tập lý thuyết.
1. Các kiểu câu.
? Em hãy cho biết mấy cách phân loại câu ?
(2 cách : - Phân loại câu theo mục đích nói
	 - Phân loại theo cấu tạo
	(cấu trúc câu)
a) ? Theo mục đích nói, câu có thể chia làm mấy loại. Cho biết chức năng của từng loại. Cho ví dụ minh hoạ.
(Có 4 loại câu) 
1) Câu nghi vấn : được dùng để hỏi.
2) Câu trần thuật.
3) Câu cầu khiến : dùng để cầu khiến, tức để ra lệnh, yêu cầu người nghe thực hiện hành động được nói lên trong câu.
4) Câu cảm thán : bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp.
GV ? Dấu hiệu điển hình để nhận biết các kiểu ngôn ngữ.
+ Câu nghi vấn : chứa các từ nghi vấn như: ai, bao giờ, ở đâu, bằng cách nào, để làm gì ?
+ Câu trần thuật : không cần có dấu hiệu riêng.
+ Câu cầu khiến : chứa các từ có ý nghĩa cầu khiến : hãy, đừng, chớ, nên, không nên.
+ Câu cảm thán : chứa các từ bộc lộ cảm xúc cao như : ôi, trời, eo ơi 
I – Ôn lý thuyết :
1/ Các kiểu câu đơn đã học :
Khái niệm công dụng VD
Khái niệm VD
Khái niệm từ ngữ VD
Khái niệm từ ngữ VD
Khái niệm VD
Khái niệm từ ngữ VD
Câu trần thuật 
Câu nghi vấn 
Câu đặc biệt 
Câu bình thường
Câu cảm thán 
Câu cầu khiến 
Phân loại theo mục đích nói
Phân loại theo cấu tạo 
Các kiểu câu đơn 
b. Phân loại theo cấu tạo :
? Theo cấu tạo, câu chia làm mấy loại ?
(2 loại : câu bình thường và câu đặc biệt)
- Câu bình thường : có cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ.
VD : 	Em / là học sinh
	C	 V
- Câu đặc biệt : là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ + vị ngữ 
VD : Một hồi còi.
? Em hãy cho biết tác dụng của câu đặc biệt (4 tác dụng)
2/ Các dấu câu :
? Em hãy nêu các dấu câu đã học ?
? Cho biết chức năng của dấu chấm, dấu chấm phẩy, chấm lửng, và dấu gạch ngang.
a. Dấu chấm : dùng để ngắt một câu để trọn ý.
VD : 	Lan học giỏi.
b. Dấu phẩy : dùng cho câu nhằm : 
- Ngăn cách các từ ngữ cùng giữ một chức vụ ngữ pháp.
VD : Hoa hồng, hoa huệ, hoa Lan nở rất đẹp.
VD : Lớp 75 học văn, lớp 76 học anh.
- Ngăn cách các thành phần phụ và nồng cốt câu.
VD : Hôm nay, lớp em nhận cờ luân lưu.
c. Dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. (HS nhắc lại hai công dụng và cho ví dụ minh hoạ)
Công dụng VD
Công dụng VD
Công dụng VD
Công dụng VD
Công dụng VD
Dấu chấm lửng 
Dấu chấm phẩy 
Dấu phẩy 
Dấu chấm 
Dấu gạch ngang 
Dấu câu
2/ Các dấu câu đã học :
* HDHS ôn tập thực hành
II. Luyện tập :
- Bài tập 1 , 2 /131 SGK
- Bài 1, 2, 3 / 123 SGK
- Viết đoạn văn ngắn có dùng một trong các dấu câu đã học (ít nhất 2 dấu câu)
3. Luyện tập- Củng cố :
H: Thế nào là câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Cho ví dụ. 
H: Câu bình thường và câu đặc biệt khác nhau như thế nào ?
H: Cho biết tác dụng của các dấu câu : chấp phẩu, chấm lửng, dấu gạch ngang.
4. Đánh giá:
GV nhận xét giờ học của lớp
5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp : 	
- Học thuộc lý thuyết.
- Xem lại các bài tập đã làm 
- Soạn văn bản báo cáo.
* Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : 21/04/2009
 Ngày dạy: 25/04/2009
Tiết : 124
	VĂN BẢN BÁO CÁO 
I. Mục đích cần đạt : Giúp HS
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo : mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này ; khi nào thì viết báo cáo ? Viết để làm gì ? 
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: soạn bài giảng, các mẫu văn bản
Học sinh: trả lời các câu hỏi ở sgk.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Kiểm tra bài cũ :
 H: Hãy phân loại câu theo mục đích nói ? Cho ví dụ – phân loại theo cấu tạo? cho ví dụ.
H: Kể ra những dấu câu đã học. Cho biết tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3 Tổ chức dạy và học bài mới :	
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động
GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới cho HS
* Cho HS đọc lại 2 văn bản báo cáo SGK / 133, 134
? Bạn lớp trưởng viết báo cáo để làm gì ?
(Tổng hợp về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11 về học tập, về kỷ luật, về lao động, các hoạt động khác)
? Văn bản 2, thì bạn lớp trưởng viết báo cáo có phải là cũng để tổng hợp về kết quả hoạt động chào mừng 20/11 hay không ?
(Không, đây là 1 văn bản báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt)
? Cả hai văn bản vừa tìm hiểu ở trên, ta thấy báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày ?
(Về nội dung bản báo cáo đòi hỏi phải trình bày kết quả một cách cụ thể, có số liệu rõ ràng. Nội dung không thể thiếu các mục sau: Báo cáo cho ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ? Còn về hình thức trình bày thì bản báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa theo một số quy định sẵn). 
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo :
1. Đọc các văn bản :
Văn bản 1 :Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11.
Văn bản 2 : Báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng sâu bị lũ lụt.
® Về nội dung : phải trình bày kết quả một cách cụ thể, có số liệu rõ ràng.
® Về hình thức : trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa. 
? Qua 2 văn bản báo cáo trên, em hãy tự liên hệ với mình xem đã viết báo cáo lần nào chưa ? Hãy dẫn ra một trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em. (tuỳ HS phát biểu)
(Lớp trưởng báo cáo kết quả buổi lao động vệ sinh hàng tuần vào thứ bảy của lớp cho cô giáo chủ nhiệm)
Lớp trưởng báo cáo kết quả thành tích trong phong trào hoạt động ngoại khóa của lớp cho giáo viên chủ nhiệm.
* yêu cầu HS phân biệt được tình huống nào phải viết báo cáo.
? Trong 3 tình huống a,b,c sgk tr 134, 135 tình huống nào phải viết báo cáo ?
- Tình huống b : cần viết báo cáo.
- Tình huống a : cần viết văn bản đề nghị.
- Tình huống c : cần viết đơn xin nhập học.
? Tại sao trong 3 tình huống trên chỉ có tình huống b là cần viết báo cáo còn 2 tình huống còn lại thì không. (HS thảo luận)
* Yêu cầu HS giải thích lý do tại sao trong 3 tình huống phải viết 3 văn bản khác nhau ?
GV : Sở dĩ chỉ có tình huống b là viết báo cáo là vì học sinh cần phải thông báo kết quả về mặt học tập, kỷ luật và lao động và các hoạt động của lớp trong 2 tháng cuối năm để cô giáo chủ nhiệm nắm được tình hình của lớp lúc đó cô sẽ có biện pháp ngăn chặn kịp thời học trò của mình để chuẩn bị kì thi HKII đạt kết quả cao. Còn 2 tình huống a và c thì tình huống a chỉ cần viết một văn bản đề nghị với nhà trường về việc tổ chức cho học sinh đi tham quan một di tích lịch sử nổi tiếng để mở rộng bài học hơn. Tình huống c thì chỉ cần viết một lá đơn xin nhập học ở trường mới mà thôi.
GV chốt : Tình huống b là văn bản báo cáo ? Vậy em hiểu văn bản báo cáo là gì ? (HS đọc ghi nhớ SGK 1 / SGK tr 136.
GV Phân biệt báo acó của một cá nhân với báo cáo của một tập thể do một cá nhân đại diện viết (cá nhân thay mặt tập thể viết báo cáo thường là người đứng dầu tập thể đó, như lớp trưởng, bí thư chi đoàn )
 Giúp HS nắm được cách thức làm văn bản báo cáo.
* Nêu vấn đề để HS trao đổi, thảo luận 
GV gọi HS đọc lại 2 văn bản trên.
? Các mục trong một văn bản báo cáo được trình bày theo một thứ tự nào ? (Có những mục nào? Các mục sắp xếp theo thứ tự nào?) HS thảo luận. 
- Quốc hiệu.
- Nơi làm báo cáo, ngày  tháng  năm 
- Tên văn bản : Báo cáo về 
- Nơi gửi 
- Nêu lí do, sự việc và kết quả đã làm được.
- Ký tên. 
? Cả hai văn bản trên có những điểm gì giống nhau và khác nhau ? 
II. Cách làm văn bản báo cáo :
1/ Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo :
Văn bản 1,2 :
+ Giống : cách trình bày các mục.
+ Khác : nội dung cụ thể. 
? Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo ?
(Báo cáo ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì ? Kết quả như thế nào ?)
* Cho HS rút ra cách làm 1 văn bản báo cáo. (HS đọc phần ghi nhớ 2 sgk/136)
? Tên văn bản báo cáo thường được viết như thế nào ?
? Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao ? (Khoảng cách giữa các mục, lề trên và lề dưới )
? Các kết quả của văn bản báo cáo cần trình bày như thế nào ? 
GV gọi HS lưu ý sgk /135
GV Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/136 
* Những phần quan trọng :
+ Báo cáo ai ? 
+ Báo cáo với ai ? 
+ Báo cáo về việc gì ? 
+ Kết quả như thế nào ?
2/ Dàn mục một văn bản báo cáo : Một văn bản báo cáo cần có các mục sau đây :
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
b. Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng :
c. Tên văn bản : Báo cáo về 
d. Nơi nhận báo cáo.
e. Người (tổ chức) báo cáo.
g. nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
h. Ký tên
3/ Lưu ý : xem sgk / 135,136 
III. Ghi nhớ : SGk 136
Hoạt động 3 : Luyện tập 
GV gọi HS đọc bài tập 1/136
HS tự làm 
GV Gọi HS đọc BT 2/136
IV. Luyện tập :
1/ HS tự làm – Văn bản báo cáo.
2/ Các lỗi cần tránh khi viết 1 văn bản báo cáo.
- Thiếu một trong các mục sau :
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ :
2. Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng. 
3. Tên văn bản : Báo cáo về 
4. Nơi nhận báo cáo.
5. Người (tổ chức) báo cáo.
6. nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
7. Ký tên
Trình bày không cân đối, thiếu sáng rõ, viết sát lề giấy quá hoặc để phần trên nhiều quá hoặc để phần dưới trang giấy có nhiều khoảng trống quá lớn.
- Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể, chỉ nói chung chung và kết quả của báo cáo.
3. Luyện tập- Củng cố :
- Báo cáo là gì ?
- Bản báo cáo cần phải được trình bày như thế nào ?
4. Đánh giá:
GV nhận xét giờ học của lớp
5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: 
- Học ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập vào vở
- Tìm thêm một vài mẫu thuộc văn bản báo cáo
- Soạn bài : Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo. 
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7(30).doc