Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 10)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 10)

I.Mục tiêu cần đạt.

-Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

II.Chuẩn bị.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 1.KTBC:

 2.Giới thiệu bài

 

doc 94 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Này soạn:27/12	
Ngày giảng:31/12 
 Tiết 73	 	 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
I.Mục tiêu cần đạt.
-Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
II.Chuẩn bị.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 1.KTBC:
 2.Giới thiệu bài
	Tục ngữ là một thể loại văn hoá dân gian. Nó được ví là kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “ Túi không dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lý, nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giải thích 8 câu tục ngữ cho chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 3.Hoạt động của GV và học sinh.
HS đọc chú thích *
Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
H/S phát biểu, gv kết luận, lấy dẫn chứng minh hoạ 
I.Tìm hiểu chung.
1. Khái niệm về tục ngữ:
- Tục ngữ là 1 câu nói có đặc điểm: gắn gọn, bền vững, có h/ả và nhịp điệu và dễ nhớ.
- Diễn đạt những kinh nghiệm của ND
- Tục ngữ thường có nghĩa đen, hoặc có cả nghĩa bóng.
GV đọc mẫu, học sinh đọc
GV giải nghĩa từ khó.
H/S đọc câu 1 
?Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
Và có nhận xét gì về vần, nhịp trong câu tục ngữ
? Tác dụng của biện pháp NT ấy
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
h/s đọc câu 2
2.Đọc
3. Giải nghĩa từ khó.
II. Tìm hiểu chi tiết 
Câu 1: “ Đêm ....tối”
- Nghệ thuật: phép đối : Đêm – ngày
Tháng năm- tháng mười, sáng – tối
- Nói quá
ð Làm nổi bật sư trái ngược tính chất đêm – ngày giữa mùa hạ với mùa đông
ð Sử dụng thời gian làm việc sao cho phù hợp với thời tiết mỗi mùa
 Câu 2: “ Mau sao ...thì mưa”
? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì
- Mau: nhiều, dày
Từ mau, vắng ở đây định nghĩa với từ nào 
-Vắng: thưa, ít
- Sao: Sao trên trời
? Tìm nghĩa của câu tục nghĩa
ð Đêm trước trời đầy sao, ít mây, hôm sao nắng. Trời ít sao àsẽ mưa.
? Kinh nghiêm được đúc kết từ hiện tượng này
Trông sao, đoán thời tiết nắng mưa
? Em có nhận xét gì về NT diễn đạt của câu tục ngữ
- Phép đối, cách nói gắn gọn dễ hiểu 
? Đọc câu tục ngữ nãy sẽ giúp em điều gì ?
à Con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết chủ động công việc hôm sau.
Câu 3: Ráng mỡ gà.giữ
? Em hiểu ráng mỡ gà là gì?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì
GV liên hệ với thực tế
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời à điềm báo sắp có bão phải lo giữ nhà tránh nhưng thiệt hại do bão gây ra.
Câu 4: Tháng bảy .lại lụt
Học sinh đọc câu tục ngữ
? Tìm nghĩa của câu tục ngữ
- Kiến ra nhiều vào tháng 7 àsẽ còn lụt
? Trông kiến để đoán lụt
Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian 
à quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thiên nhiên để đưa ra nhận xét to lớn
? Bài học rút ra ở đây là gì.
à Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống 
* Tóm lại 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung? 
* Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.
H/S đọc câu tục ngữ
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng
? ý nghĩa của câu tục ngữ?
- NT: ẩn dụ, phóng đại
? Thủ pháp nghệ thuật?
- Nội dung: Đề cao tầm quan trọng, giá trị của đất nước với con người 
Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu tục
Hình thức: ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ
Câu 6: Nhất canh trì  canh điền
? Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là gì?
- Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
- Cơ sở: giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
à giúp con người khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
Câu 7: Nhất nướctứ giống
? Các chữ: Nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là gì?
? Điều đó chứng tỏ câu tục ngữ này nói tới điều gì ?
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
à Các yếu tố của nghề trồng lúa
? Phép liệt kê này có tác dụng gì?
à Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, dễ nói, nhớ
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
* Trong nghề làm ruộng: Đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bồi thụ.
Câu 8: Nhất thì, nhì thục
? Nghĩa của thì và thục
- Thì: Thời vụ
- Thu: đất canh tác
? Nghĩa của câu tục ngữ?
* Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác 
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
àTrong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ, đất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàn đầu
? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt ? Tác dụng .
Giáo viên liên hệ
Ngắn gọn, đối xứng à thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
4.Củng cố-dặn dò.
-Tục ngữ là một kho tàng quí báu của dân tộc.chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy những kinh nghiệm,truyền thống ấy.
-Học thuộc các câu tục ngữ.
-Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như trên.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
5.Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:27/12
Ngày giảng:31/12
Tiết 74
Chương trình địa phương
Phần Văn -Tập làm văn
I.Mục tiêu cần đạt. 
- Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương ( mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích thắng cảnh.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II.Chuẩn bị.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động .
1.KTBC. Đọc thuộc các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
2.Giới thiệu bài .
3.Hoạt động của GV và HS.
* Hoạt động 1: giáo viên nói rõ yêu cầu để học sinh sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. Mỗi em sưu tầm 20 câu trong một tuần.
* Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm 
Bước 1: giáo viên cho học sinh ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì?
Bước 2 : giáo viên cho học sinh xác định thế nào là câu ca dao, sưu tầm các dị bản được phép tính là một câu.
Bước 3: Tìm nguồn sưu tầm
Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân nhà văn 
Lục tìm trong sách báo ở địa phương
* Hoạt động 4: Cách sưu tầm
- Mỗi học sinh có sổ tay sưu tầm 
- Sau khi sưu tầm đủ về số lượng yêu cầu thì phân loại ca dao, dân ca chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu.
Ngày soạn:03/1
Ngày giảng:06/1	Tiết 75;76
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I.Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu được yêu cầu NL trong đ/s và nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận
II.Chuẩn bị.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1.KTBC
2.Giới thiệu bài
3.Hoạt động của GV và HS
I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
1. Nhu cầu nghị luận trong đời sống
GV nêu câu hỏi như mục 1a để học sinh thảo luận.
Học sinh nêu thêm các câu hỏi khác về những vấn đề tương tự
VD: Vì sao em thích đọc sách?
- Làm thế nào để học giỏi môn văn 
- Câu tục ngữ chọn bạn mà chơi có ý nghĩa gì?
Giáo viên chốt
-> Đó là những vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày, cần phải tìm cách giải quyết 
? Để giải quyết các vấn đề trên có thể dùng kiểu văn bản như miêu tả, tâm sự biểu cảm được không? Vì sao?
-Nếu trả lời bằng các kiểu văn bản trên không đáp ứng được yêu cầu đầy đủ.
-Để trả lời các vấn đề đó,cần vận dụng vốn kiến thức,vốn sống,có lập luận,lí lẽ dẫn chứng.
? Những loại văn bản nghị luận mà em biết trong đời sống( đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí)
* Văn bản nghị luận thường gặp: xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao
Gọi một học sinh đọc văn bản 
Cả lớp chuẩn bị thảo luận
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy diễn đạt thành những luận điểm nào? 
? Tìm câu văn mang luận điểm
2.Thế nào là văn bản nghị luận
*Đọc văn bản: Chống nạn thất học.
- Mục đích: Chống giặc dốt , hình tượng tới đối tượng: toàn thể nhân dân Việt Nam
* Luận điểm:
- Nâng cao dân trí cấp tốc
* Lý lẽ:
- Chính sách ngu dân của thực dân pháp, làm cho nhân dân ta mù chữ, lạc hậu, dốt nát
- Phải biết đọc viết thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà.
- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ
- Góp sức vào bình dân học vụ
- Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học.
- Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ 
- Công việc ấy quan trọng, to lớn, nhất định làm được ( tạo niềm tin cho người đọc ) à rất thuyết phục
Vậy với các mục đích trên người viết có thể thực hiện bằng việc kể chuyện, biểu cảm miêu tả được không? vì sao?
Văn nghị luận có đặc điểm gì?
Học sinh đọc ghi nhớ.
Các loại văn bản ấy không thể thực hiện được một cách đầy đủ, rõ ràng đầy sức thuyết phục như văn nghị luận được.
* Văn nghị luận xác lâp cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó
* Văn nghị luận phải có đặc điểm rõ ràng, có lý lẽ dẫn chứng thuyết phục.
* những tư tưởng quan điểm trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong xã hộithì mới có ý nghĩa.
*Ghi nhớ(SGK)
H/s đọc văn bản và nhận diện văn bản?
Trả lời câu hỏi ở SGK
Học sinh đọc văn bản
II.Luyện tập
Bài 1:
a, Đây là một văn bản nghị luận vì:
Vấn đề nêu ra để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội, lối sống về đạo đức
để giải quyết vấn đề trên tác giả đã sử dụng nhiều lý lẽ lập luận và dẫn chứng để trình bày.
b, Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu  cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu.
Những câu văn : có thoí quen tốt và thói quen xấu .cho xã hội àlý lẽ
Dẫn chứng khá phong phú linh hoạt , thuyết phục
Luôn so sánh thói quen tốt – xấu để nhắc nhở con người khẵc phục thói quen xấu để thành người tốt.
- Đây là vấn đề rất thực tế của xã hội tán thành với ý kiến trên cần xây dựng phong trào xây dựng nếp sống văn minh ở moị nơi.
Bài 2: Nhận diện và tìm hiểu văn bản
Hai biển hồ
Đây là văn bản nghị luận được trình bày một cách gián tiếp hình ảnh, bóng bẩy và kín đáo( lồng biểu cảm, miêu tả )
Nếu còn thời gian làm bài tập ở vở bài tập
4.Củng cố-dăn dò.
-Em hiểu thé nào là văn bản nghị luận.
-Học sinh làm các bài tập còn lại
-Soạn bài tiếp theo: Bài 19
5. Rút kinh nghiệm giờ học.
Ngày soạn:4/1
Ngày giảng: 7/1 Tiết 77 
Tục ngữ về con người và xã hội
I.Mục tiêu cần đạt. 
Giúp học sinh hiểu rõ.
Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng ) của những câu tục ngữ trong bài học.
Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
II.Chuẩn bị
III.Hoạt động của GV và HS.
1.KTBC.
2. Giới thiều bài mới
	Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. Tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gia ... t một văn bản đề nghị và báo cáo theo nội dung tùy chọn.
5.Rút khinh nghiệm.
Ngày soạn:16/4
Ngày giảng: Tiết 127;128
ôn tập phần tập làm văn
I.Mục tiêu cần đạt.
-Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và văn bản nghị luận.
II.Chuẩn bị.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1.KTBC.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
HS nhớ lại và ghi tên các văn bản biểu cảm.
HS chọ một văn bản biểu cảm yêu thích và chỉ ra đặc điểm của văn bản biểu cảm.
VD:Văn bản :Cổng trường mở ra” là những cảm xúc của người mẹ trong ngày khai trường của con,những tình cảm cảm xúc ấy đượ thể hiện rất chân thành,xúc động
-Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
-Tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
-Khi muốn bày tỏ tình cảm đối với một sự vật,hiện tượng thì em cần nêu được những điều của con người,sự vật,hiện tượng ấy?
-HS lấy ví dụ ở bài Sài gòn tôi yêu và bài mùa xuân của tôi để chỉ ra các phương tiện tu từ trong sử dụng ngôn ngữ biểu cảm
HS kẻ bảng thống kê theo mẫu,điền các yêu cầu.
HS kẻ bảng và làm theo yêu cầu.
Nêu tên các văn bản nghị luận?
HS trả lời.
+tinh thần yêu nước của nhân dân ta,sự giàu đẹp của tiếng Việt,Đức tính giản dị của Bác Hồ,ý nghĩa văn chương.
-Trong đời sống,báo chí,SGK em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào?Dưới dạng bài gì?
VD:trước một sự kiện quốc tế Mĩ tiến hành chiến tranh ở I-rắc thì viết bài bình luận.
-trong bìa văn nghị luận phải có những yếu tố có những yếu tố cơ bản nào?Yếu tố nào là chủ yếu?
+Luận điểm,luận cứ,lập luận.
-Luận điểm là gì?
HS đọc các ví dụ,chỉ ra đâu là luận điểm,giải thích.
HS đọc kĩ yêu cầu.Thảo luận,chỉ ra cái đúng cái sai,bổ sung.
HS thực hiện theo yêu cầu.
I.Văn biểu cảm
Câu 1.Tên các văn bản biểu cảm.
-Cổng trường mở ra,Mẹ tôi,Một thứ quà của lúa non:Cốm,Mùa xuân của tôi,Sài Gòn tôi yêu.
Câu 2.Văn bản biểu cảm em yêu thích.
Câu 3Vai trò của miêu tả trong biểu cảm.
-Khơi gợi cảm xúc tình cảm.
Câu 4.ý nghĩa của tự sự trong biểu cảm.
-Làm nổi bật cảm xúc tâm trạng.
Câu 5.
-Cần nêu được:hình dáng đặc điểm,phẩm chất,ảnh hưởng,tác dụng,ấn tượngcủa người,sự vật đó đối với mình.
Câu 6.
-Biện pháp tu từ:so sánh,đối lập,tương phản,câu cảm,hô ngữ,câu hỏi tu từ,điệp từ,điệp ngữ
Câu 7.
-Nội dung:Cảm xúc,tâm trạng,tình cảm,nhận xét của người viết.
-Mục đích:cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và sự đánh giá của người viết.
-Phương tiện:Câu cảm,so sánh,tương phản,trùng điệp.
Câu 8.
-MB:giới thiệu tác giả,tác phẩm.
 +nêu cảm xúc,tình cảm,tâm trạng và đánh giá khái quát.
-TB:
+Triển khai cụ thể từng cảm xúc,tâm trạng,tình cảm.
+Nhận xét đánh giá cụ thể hay tổng thể.
-KB:ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong người viết.
II.Văn nghị luận.
Câu 4.
-Luận đề:vấn đề chủ yếu khái quát nêu trong bài.
-Luận điểm:Những bộ phận,khía cạnh,bình diện của luận đề.
-Trong các ví dụ thì câu a,d là luận điểm,câu b là câu cảm thán,câu c chưa đầy đủ.
Câu 5.
-Ngoài dẫn chứng cần lí lẽ,lập luận.
-Dẫn chứng phải tiêu biểu,chọn lọc,chính xác,phù hợp.
-Lí lẽ,lập luận ngoài kết nối được dẫn chứng cần làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng;hướng tới luận đề luận điểm.
Câu 6.
-Giống:Chung 1 luận đề,cùng sử dụng dẫn chứng,lập luận.
-Khác:
 Giải thích
-Vấn đề chưa rõ
-Lí lẽ là chủ yếu
-Làm rõ bản chất của vấn đề là như thế nào.
 Chứng minh
-Vấn đề đã rõ
-Dẫn chứng là chủ yếu.
-Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
4.Củng cố-dặn dò
-Học bài,chuẩn bị bài mới
5.Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:20/4
Ngày giảng: Tiết129
ôn tập tiếng việt
(Tiếp)
I.Mục tiêu cần đạt.
-Hệ thống các kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đẫ học.
II.Chuẩn bị.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1.KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
Trong chương trình ngữ văn 7,chúng ta đã học những phép biến đổi câu nào?
-Khi thêm bớt các thành phần câu ta được kiểu câu gì?VD.
-Câu có thể được chuyển đổi như thế nào?
-Tác dụng của các phép biến đổi câu?
+Làm cho câu gọn gàng,chính xác,diên tả đúng trạng thái
-Chúng ta đã học những phép tu từ cú pháp nào?
HS nhắc lại:Thế nào là điệp ngữ,công dụng của điệp ngữ.
-Thế nào là liệt kê?VD
+Trong vườn nhà có biết bao nhiêu là xoài,ổi,cam,quýt
Tác dụng của các phép tu từ cú pháp?
+làm đa dạng sự diễn tả,phong phú lời văn,góp phần thể hiện dụng ý của tác giả.
HS tự chọn chủ đề.
HS trình bày,GV nhận xét.
3.Các phép biến đổi câu đã học.
a.Thêm bớt thành phần câu.
-Rút gọn câu
VD:Bạn đang làm gì đấy?
 -Học bài.
-Mở rộng câu.
VD:Ngoài sân đình,mọi người đang nhốn nháo ->thêm trạng ngữ.
VD:Tôi được giấy khen khiến ba mẹ vui lòng ->dùng cụm C-V mở rộng câu.
b.Chuyển đổi kiểu câu.
-Chuyển từ chủ động sang bị động.
VD:Tôi sút quả bóng vào gôn.
 ->Quả bóng được tôi sút vào gôn.
4.Các phép tu từ đã học.
a.Điệp ngữ
b.Liệt kê.
5.Luyện tập
-Viết một đoạn văn ngắn trolng đó có sử dụng phép liệt kê và điệp ngữ.
4.Củng cố-dặn dò.
-Chuẩn bị bài mới.
5.Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:25/4
Ngày giảng: Tiết 130
Hướng dẫn làm kiểm tra tổng hợp cuối năm
I.Mục tiêu cần đạt.
-Tập chung đánh giá các nội dung cơ bản của ba phần:Văn,Tiếng Việt,TLV.
-Biết dùng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp,toàn diện theo nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá.
II.Chuẩn bị.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1.KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
-Thể loại cơ bản của phần Văn sgk NV 7 tập 2 là gì?
-Ngoài ra còn có các thể loại nào khác?
-Tính nghệ thuật của các văn bản nghị luận và tự sự?
-nội dung,ý nghĩa cuả Ca Huế trên sông Hương?
HS thảo luận
+Sự phong phú,đa dạng của nghệ thuật ca Huế.
+Cung cấp vốn hiểu biết về một hình thức nghệ thuật
HS chú ý các vấn đề chính.
-Tác dụng của biến đổi câu?
-Tác dụng của các biện pháp tu từ?
-Công dụng của các dấu câu?
-Thế nào là văn nghị luận?Mục đích?Tác dụng của văn nghị luận?Bố cục?
-HS nhắc lại các bước làm một bài văn nghị luận?
-Đặc điểm của văn bản hành chính?
+Tính khuân mẫu.
-Sự cần thiết của văn bản hành chính?
+Rất cần cho cuộc sống,công việc.
I.Những nội dung cơ bản cần chú ý.
1.Về phần Văn.
-Các văn bản nghị luận.
-Các tác phẩm tự sự:Sống chết mặc bay,Những trò lố
-Văn bản nghị luận:luận điểm ,luận cứ,lập luận chặt chẽ,ngắn gọn,sáng sủa,
-Tự sự:nghẹ thuật miêu tả,châm biếm sâu sắc.
2.Phần Tiếng Việt
a.Biến đổi câu.
-Tạo sự chính xác,ngắn gọn,dễ hiểu.
b.Các biện pháp tu từ.
c.Các dấu câu.
-Diễn tả chính xác sắc thái của mỗi loại câu;để nhận biết chính xác hơn mục đích của người nói,người viết.
3.Phần TLV
a.Văn nghị luận
b.Cách làm văn nghị luận.
c.Văn bản hành chính
4.Củng cố-dặn dò.
-Chú ý các mục chính của 3 phần Văn,Tiếng Việt,TLV.
-Xem lại các bài ôn tập.
-Chuẩn bị tốt vho kiểm tra học kì.
5.Rút kinh nghiệm.
Tiết 131;132
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Kiểm tra theo lịch và đề của PGD)
Ngày soạn:27/4
Ngày giảng: Tiết 133;134
Chương trình địa phương phần văn-tlv
I.Mục tiêu cần đạt.
-Giúp học sinh có ý thức tôn trọng,tự hào về vốn văn hóa dân tộc tại địa phương mình cũng như các địa phương khác.
-Tổng kết đánh giá bài tập sưu tầm ca dao,tục ngữ,dân ca,hò,vè địa phương theo kế hoạch bài18.
II.Chuẩn bị.
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động .
1.KTBC.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Mỗi nhóm cử đại diện trình bày bài sưu tầm của mình.
HS các tổ nhận xét,Gv nhận xét,bổ sung
*Chú ý:nếu có những bài ca dao,tục ngữ của địa phương thì Gv nhấn mạnh cho HS.
Gv chia lớp thành 4 nhóm.
Mỗi nhóm trình bày một bài hát dân ca nhưng không được trùng nhau.
(khuyến khích những bài bằng tiếng Mường)
I.Trình bày các bài ca dao,dân ca đã sưu tầm.
II.Hát dân ca dân tộc mình.
4.Củng cố-dặn dò.
-Có ý thức giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.
-Tiếp tục tìm hiểu thêm các bài ca dao,dân ca khác.
5.Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:29/4
Ngày giảng: Tiết 135;136
Hoạt động ngữ văn
I.Mục tiêu cần đạt.
-Giúp học sinh tập đọc rõ ràng,đúng dấu câu và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
II.Chuẩn bị.
HS tập đọc trước ở nhà
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động .
1.KTBC.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
Gv chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1:Chuẩn bị văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Nhóm 2:Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Nhóm 3:ý nghĩa văn chương.
-HS đọc kĩ yêu cầu trong SGK.
-Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày.
-HS nhận xét,Gv tổng kết,bổ sung.
Gv cho lớp đọc tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”
-Phân vai cho từng HS.
-HS nhập vai để thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật.
I.Đọc diễn cảm văn nghị luận.
II.Thi đọc diễn cảm.
III.bài tập về nhà.
-Tập đọc các văn bản biểu cảm trong SGK
4.Củng cố-dặn dò.
-Kĩ năng đọc rất quan trọng,nó là khâu đầu tiên tác động đến nhận thức của người nghe đối với tác phẩm,nên cần chú ý.
-Làm bài tập về nhà,chuẩn bị bài CTĐP phần Tiếng Việt.
5.Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:30/4
Ngày giảng: Tiết 137;139;139
Chương trình địa phương phần tiếng việt
I.Mục tiêu cần đạt.
-Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II.Chuẩn bị.
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động .
1.KTBC.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
Gv cho HS một đoạn trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.Gọi học sinh đọc và phát hiện những lỗi thường mắc.
Chỉ ra các lỗi thường mắc,cách sửa.nhấn mạnh để HS tránh mắc phải.
Gv đọc cho HS viết chính tả đoạn trích từ “Người tavị tha”.(ý nghĩa văn chương)
Gv kiểm tra phần viết,phát hiện chỗ sai và yêu cấu HS sửa lỗi.
Mỗi học sinh tự viết một đoạn văn trong đó có sử dụng nhiều từ thường mắc lỗi để có ý thức tự sửa chữa.
Ghi các âm,phụ âm đầu dễ mắc lỗi
Cách nhận biết một số phụ âm đầu
I.Nội dung luyện tập
-Các phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
+Ch / Tr :Châu,trâu;chồi,trồi
+X / S :sắp xếp;suất xắc,xuất sắc
+r / d / gi :dành.giành;da,gia
+l / n :lúa nếp
-Các dấu: ? / ~
II.Luyện tập
1.Viết đoạn văn
2.Tự rèn luyện
3.Bài tập về nhà
Lập sổ tay chính tả.
4.Củng cố-dặn dò.
-Cần thấy được khuyết điểm cuả mình là gì và có ý thức rèn luyện,sửa chữa mọi lúc mọi nơi.
5.Rút kinh nghiệm.
 Tiết 140
Trả bài kiểm tra tổng hợp
I.Mục tiêu cần đạt.
-Giúp học sinh nhận biết được các phần đúng,sai trong bài làm.
-Củng cố kiến thức kĩ năng làm bài.
II.Chuẩn bị.
-Chấm bài.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1.KTBC.
2.Giới thiệu bài.
3.Hoạt động của GV và HS.
Gv công bố đáp án (Theo đáp án của PGD)
Gv trả bài,gọi điểm ghi vào sổ.
Gv cho đọc một số bài làm khá cho hs tham khảo
I.Đáp án.
II.Nhận xét ưu,khuyết điểm.
III.Trả bài,gọi điểm
IV.Đọc bài tham khảo.
4.Củng cố-dặn dò.
5.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 HKII(1).doc