Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 20)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 20)

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được thế nào là tục ngữ

+ Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

+ Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

- Rèn kĩ năng phân tích nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ.

 

doc 147 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 20)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn lớp 7 kỳ II
Ngày dạy: 03/01/2011 
Tiết 73 : 
 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
 a. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Hiểu được thế nào là tục ngữ 
+ Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
+ Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
Rèn kĩ năng phân tích nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ.
Giáo dục học sinh ý thức trân trọng, giữ gìn kho tàng tục ngữ , ca dao.
b. Đồ dùng, phương tiện.
- Bảng phụ ( văn bản) 
c. tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới : 
 HĐ 1 : Giới thiệu bài 
Học kỳI chúng ta đã học về ca dao dân ca.Một trong những loại hình dân gian ngắn gọn ghi chép lại những kinh nghiệm của nhân dân ta nữa đó là tục ngữ.Hôm nay cô trò ta sẽ làm quen với thể loại đó.
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2: HD HS tìm hiểu chung
- HS đọc chú thích sgk. 
- GVHD cách đọc: Chậm, rõ ràng , chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu 
- GV đọc đ HS đọc đ GV + HS nhận xét 
- GV kiểm tra việc tìm hiểu chú thích ở nhà của HS. 
? Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Tên của từng nhóm? 
HĐ3 :HD hs đọc , tìm hiểu văn bản
- Đọc câu 1:
? BPNT được sử dụng trong câu TN?
? Nội dung ý nghĩa của câu TN? 
? Bài học kinh nghiệm được rút ra từ câu TN này là gì? 
- Đọc câu2: 
? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì? 
? Từ “mau” , “ vắng” ở đây đồng nghĩa với từ nào? 
- Dày, nhiều, ít 
?Kết cấu gồm mấy vế?vần,nhịp?
? ý nghĩa của câu tục ngữ? 
?Kinh nghiệm được đúc kết từ câu TN này là gì? 
? áp dụng kinh nghiệm này ntn? 
- Đọc câu 3: 
?Phân tích cấu tạo câu?
? Nghĩa - Vận dụng kinh nghiệm ntn? 
? Tìm thêm một số câu TN đoán biết hiện tượng báo bão? 
- Hiện nay, kinh nghiệm này có tác dụng không? 
- HS đọc câu 4: 
+ Hai vế có quan hệ với nhau ntn? 
+ ý nghĩa của câu tục ngữ?
- HS đọc câu 5: 
? Giải thích nghĩa từ “ tắc” 
- ý nghĩa của câu tục ngữ này? 
- Đây có phải là biện pháp so sánh không?
- Ngoài ra còn có biện pháp gì nữa? 
( ẩn dụ – phóng đại).
 - HSđọc câu 6
? Giải thích nghĩa của các yếu tố Hán – Việt? 
? ở đây thứ nhất, nhị, tam xác định tầm quan trọng hay lợi ích của nuôi cá, làm vườn, làm ruộng? 
- Bài học từ kinh nghiệm này là gì? 
- Trong thực tế bài học này được áp dụng như thế nào? 
- Đọc câu 7: 
? ý nghĩa của câu tục ngữ? 
- Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết trong câu TN? 
- Hình thức của câu TN có gì đặc biệt? 
- Tácdụng của hình thức đó? 
Đọc câu 8 
? Giải nghĩa:thì->thời vụ
 thục->Thành thạo ,thuần thục
- Kinh nghiệm được đúc kết trong câu TN này là gì? 
HĐ4: HD Tổng kết 
GV: củng cố và cho học sinh thấy được những đặc điểm về hình thức của các câu TN, lấy ví dụ minh hoạ.
- HS đọc ghi nhớ? 
HĐ5: HD Luyện tập. 
- Sưu tầm một số câu TN có nội dung như vừa học 
- Làm nhóm, nhóm trình bày đ GV + HS nhận xét. 
I. Tìm hiểu chung 
1-Tục ngữ là gì? 
 - Hình thức : Một câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ .
- Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, LĐSX, xã hội.
2- Đọc, hiểu chú thích, bố cục: 
a. Đọc
b. Chú thích:
 - Nhóm 1: Câu 1, 2, 3,4 : Tục ngữ về TN. 
- Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 : Tục ngữ nói về LĐSX. 
II- Tìm hiểu văn bản 
1. Những câu tục ngữ về TN: 
*Câu 1:
Nhịp 3/4 hoặc 3/2/2,vần lưng
- Phép đối, nói quá 
+ Tháng năm ( âm) : đêm ngắn, ngày dài 
+ Tháng 10(âm) : Đêm dài, ngày ngắn 
đ bài học về cách sử dụng thời gian, tính toán sắp xếp công việc, giữ gìn sức khoẻ cho mỗi con người trong mùa hè và mùa đông.
*Câu 2: 
- Hai vế đối lập nhau,vần lưng
- Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa. 
đ Trông sao đoán thời tiết mưa nắng . 
- Nắm được trước thời tiết để chủ động cho công việc ngày hôm sau.
*Câu 3:
- Câu lược chủ ngữ
 Kinh nghiệm dự đoán : Khi trên trời xuất hiện vệt sáng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão. 
->ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. 
* Câu 4:
- 2 vế câu đối xứng nhau
 Thấy kiến bò vào tháng 7 ( bò lên cao) là điềm báo sắp có bão lụt . 
đ Đề phòng lũ lụt sau tháng 7(âm) 
2. Những câu tục ngữ về LĐSX: 
a. Câu 5:
- 2 vế đối xứng nhau, câu ngắn gọn, ẩn dụ, phóng đại
 Giá trị của đất, vai trò của đất đai đối với nhân dân, phê phán những hiện tượng sử dụng lãng phí đất đai. 
b. Câu 6: 
- Phép liệt kê
Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng 
đ Muốn làm giàu phải bắt đầu từ nghề thuỷ sản. 
c. Câu 7: 
- Phép liệt kê
- Nghề trồng lúa cần có 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước? 
d. Câu 8: 
- Hai vế đối xứng,kết cấu ngắn gọn
- Trong trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ quan trọng hàng đầu 
III. Tổng kết : 
1.Nghệ thuật:
Lời nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, có đối có vần.
2 Nội dung
Truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên và LĐSX
IV. Luyện tập.
4. Củng cố: HS đọc lại 8 câu TN.
 GV khái quát lại bài 
5. HDVN: Học thuộc lòng bài tục ngữ.
 Soạn bài tục ngữ về con người và xã hội.
	.........................................................................................
Ngày dạy : 04/01/2011 
Tiết 74 : Chương trình địa phương phần văn 
 và tập làm văn 
 a. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Hiểu sâu rộng hơn về địa phương mình trong các mặt vật chất ,văn hoá tinh thần,truyền thống hiện nay.
- Biết sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. 
-Bồi dưỡng tình yêu quê hương,giữ gìn bản sắc tinh hoa của địa phương mình.
b. Đồ dùng, phương tiện.
	- Sưu tầm một số câu tục ngữ,ca dao dân ca lưu hành ở địa phương mình 
c. tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới : 
HĐ 1 : Giới thiệu bài 
GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài . 
Hoạt động động của GV – HS
 Yêu cầu cần đạt
HĐ 2: Sưu tầm ca dao, tục ngữ:
? Cho ví dụ về ca dao ,tục ngữ? 
? Tục ngữ là gì? Ví dụ? 
GV: Cho HS xác định thế nào là câu ca dao. ( Đơn vị sưu tầm dị bản là một câu).
- Thế nào là ca dao, tục ngữ nói về địa phương và lưu hành ở địa phương? 
( Nói về địa phương: Phạm vi hẹp 
-lưu hành ở địa phương, phạm vi rộng). 
HĐ3: Nguồn sưu tầm
 - GV gợi ý nguồn sưu tầm 
HĐ4: Nội dung sưu tầm
- Từ 1075 – 1919 : Chế độ phong kiến tổ chức 187 khoa thi .
- Kinh Bắc dự 145 khoá, thi đỗ 645 người/2291 người trong cả nước. 
- Câu TN nói lên truyền thống VH khoa bảng từ lâu đời của vùng đất Kinh Bắc. 
- HS sưu tầm theo nhóm các ví dụ khác nhau đang lưu hành ở địa phương.
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- GV + HS nhận xét..
I. Sưu tầm ca dao, tục ngữ: 
1. Ca dao : 
- Là thể loại TT dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- NT: Thể thơ lục bát, so sánh, nhân hoá, ẩn dụ  
2. Tục ngữ: 
- Là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có nhịp điệu, có hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nnhân dân về mọi mặt đời sống XH.
II. Nguồn sưu tầm :
- Từ cha mẹ, người địa phương, người già 
- Trong sách báo địa phương 
- Trong bộ sưu tập lớn về TN, ca dao của địa phương mình.
III. Nội dung sưu tầm.
 1. Tục ngữ: 
-Dao năng liếc thì sắc
Người năng chào thì khôn
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
- chọn bạn mà chơi chọn nơi mà ở.
Buôn có bạn ,bán có phường.
- Ráng vàng thì gió,giáng đỏ thì mưa.
2. Ca dao : 
- Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi
- Ai về Kinh Bắc quê em
Mà nghe quan họ mà xem làng nghề
Sông Cầu in bóng trăng thề
Người đi người ở người về với ai
Đợi chờ sum họp trúc mai 
Duyên tình thêm thắm huệ nhài thêm vương 
Vì đâu chín nhớ mười thương 
Đèn khuya nhắn bạn đếm trường ngóng trông 
Đôi tay nàng lấy cơi trầu 
Trước mời quý khách sau mời đôi bên 
Em là con gái Bắc Ninh 
Phong thư nhắn bạn giữ gười tình thâm
- Ăn trầu cho miệng đỏ môi
Uống nước cho chén tươi đôi má hồng
- Trai Thị Cầu đi thầu nuôi vợ
Gái Thị Cầu đi chợ nuôi chồng.
Một giỏ ông đồ
Một bồ ông cống
Một đống ông nghè
Một bè tiến sỹ
Một bị trạng nguyên
Một thuyền bảng nhãn
3.Dân ca:
- Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi
- Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong bên đục đau lòng hay chăng
- Chẻ tre đan nón ba tầm
Để cho người đội hôm rằm tháng riêng
- Ai làm chiếc nón quai thao
Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
 Cây đa bến nước sân đình
Để thương để nhớ để tình anh say.
4. Củng cố : 
- Nhắc lại và phân biệt TN với ca dao? 
GV: khái quát bài.
5.HDVN: 
- Tiếp tục sưu tầm đủ số lượng.
- Xem trước bài : "Tìm hiểu chung về văn nghị luận” 
..........................................................................................................
Ngày dạy: 06 và 08/01/2011
Tiết 75 
 tìm hiểu chung về văn nghị luận 
 a. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận 
+ Hiểu được nhu cầu nghị luận đời sống và trong đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
Rèn kỹ năng bước đầu nhận xét văn bản nghị luận khi đọc sách báo để tiếp tục hiểu sâu, kỹ hơn về văn bản này. 
Giáo dục ý thức say mê học tập.
b. Đồ dùng, phương tiện.
-Bài văn mẫu, bảng phụ 
c. tiến trình Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
 HĐ 1 : Giới thiệu bài 
Trong đời sống con người thường gặp nhiều tình huống khác nhau,đòi hỏi phải sử dụng phương thức biểu đạt tương ứng khác nhau.
Khi kể chuyện người ta dùng phương thức tự sự.
Giới thiệu hình ảnh người (LĐ,HĐ...) dùng phương thức miêu tả.
Bộc lộ tình cảm của con người dùng phương thức biểu cảm và có những lúc con người cần nêu những nhận định,suy nghĩ quan niệm,tư tưởng người ta sẽ dùng phương thức nghị luận .
Hoạt động của GV – HS
 Yêu cầu cần đạt
HĐ2 : Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận .
Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không ? 
- Vì sao em đi học ? ( Em đi học để làm gì?) 
- Vì sao con người phải có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp? 
- Trẻ em hút thuốc lá là xấu hay tốt? là hại hay lợi? 
-HS nêu các câu hỏi, các vấn đề tương tự 
? Gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao?
- Miêu tả: Dựng chân dung không ?
- Kể chuyện : Thuật lại sự việc 
- Biểu cảm : Bày tỏ cảm xúc 
đ Không giải quyết được vấn đề một cách triệt để và thấu đáo 
? Để trả lời vấn đề ấy, em thấy người ta thường sử dụng kiểu văn bản nào ?
HS đọc văn bản SGK.
(lưu ý các ch ... ọc :
 Giúp học sinh :
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình
- Giáo dục lòng tự hào ,yêu mến quê hương 
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(15’)
GV giao cho các tổ trưởng thu thập kết quả sưu tầmcủa từng tổ viên
 Các tổ viên đọc bài sưu tầm củamình
HĐ3(20’)
 Tổ trưởng , HS khá của tổ phụ trách việc biên tập , loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ
- Đại diện tổ đọc bản tổng hợp của tổ
Nhận xét
GV bổ sung 
I.Thu thập kết quả
II. Biên tập
4. Củng cố (2’) : 
- GV nhận xét sự chuẩn bị và cách sắp xếp của từng tổ
5. HDVN ( 1’): Tiếp tục hoàn thành việc biên tập
Ngày dạy: 28 / 4 / 2010 .
Tiết 134 : Chương trình địa phương phần văn 
và tập làm văn (tiếp )
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương, quê hương mình
- Giáo dục lòng tự hào ,yêu mến quê hương 
B. Đồ dùng, phương tiện.
- GV: Giáo án 
- Bản tổng hợp sưu tầm ca dao, tục ngữ của tổ
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(15’)
GV cho đại diện các tổ đọc và bình các câu ca dao, tục ngữ
HĐ3(25’)
 Đọc ca dao, tục ngữ cho hs giải thích
Nhận xét
GV bổ sung 
HS tự chọn câu tục ngữ mà mình thích để giải thích
Yêu cầu trình bày như 1 bài văn giải thích
I.Đọc và bình những câu hay
II. Giải thích :
địa danh, tên người, tên cây, quả, phong tục có trong các câu ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được
- Đề : Em hãy giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.
4. Củng cố (3’) : 
- GV nhận xét , biểu dương cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy
5. HDVN ( 1’): Tiếp tục hoàn thành bài trên
Ngày dạy: 10 / 5 / 2010.
Tiết 135 : hoạt động ngữ văn
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Tập đọc rõ ràng ,đúng dấu câu, dấu giọngvà phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng
- Rèn kĩ năng đọc
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản sgk
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(5’)
GV nêu yêu cầu về cachs đọc và tiến trình giờ học
HĐ3(35’)
 GV nêu cách đọc
Đọc mẫu
Gọi HS đọc từng đoạn
Nhận xét
I.Yêu cầu đọc
- Đọc đúng : phát âm , ngắt câu đúng
- Đọc diễn cảm : Theo giọng điệu riêng của văn bản
II.Hướng dẫn tổ chức đọc
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Giọng hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng
+ Đoạn mở bài : Nhấn mạnh từ nồng nàn.sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn....
+ Đoạn thân bài : Giọng liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút
+ Đoạn kết bài : Giọng chậm và hơi nhỏ hơn
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Giọng chậm rãi , điềm đạm, tình cảm tự hào
+ Hai câu đầu : đọc chậm, rõ
+ Đoạn 2 : chú ý điệp từ Tiếng Việt
+Đoạn 3 : Đọc rõ ràng khúc chiết
+ Đoạn4 : Câu cuối đọc giọng khẳng định
4. Củng cố (3’) : 
- GV nhận xét , khái quát lại cách đọc từng bài
5. HDVN ( 1’): Tập đọc
Ngày dạy: 12 / 5 / 2010 .
Tiết 136 : hoạt động ngữ văn
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Tập đọc rõ ràng ,đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng
- Rèn kĩ năng đọc
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản sgk
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(5’)
GV nêu yêu cầu về cachs đọc và tiến trình giờ học
HĐ3(35’)
 GV hướng dẫn HS cách đọc
Đọc mẫu
Gọi HS đọc từng đoạn
Nhận xét
I.Yêu cầu đọc
- Đọc đúng : phát âm , ngắt câu đúng
- Đọc diễn cảm : Theo giọng điệu riêng của văn bản
II.Hướng dẫn tổ chức đọc
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Giọng nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
Đọc ngắt câu cho đúng
+ Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ, Sự nhất quán....
+ Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi cavào từ ngữ : rất lạ lùng, rất kì diệu...
+Đoạn 3,4 : Đọc giọng tình cảm ấm áp...
+ Đoạn kết bài : Hai câu trích giọng hùng tráng và thống thiết
2.Y nghĩa văn chương
- Giọng chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía
+ Hai câu đầu : Giọng kể lâm li, buồn thương
+ Đoạn câu chuyện : Giọng tâm tình , thủ thỉ
+Đoạn Vậy thì : Giọng như đoạn 2
+ Đoạn cuối cùng giọng ngạc nhiên
4. Củng cố (3’) : 
- GV nhận xét , khái quát lại cách đọc văn bản nghị luận: Giọng rõ ràng, mạch lạc,rõ luận điểm và lập luận. Giọng đọc cần có cảm xúc và truyền cảm
5. HDVN ( 1’): Tập đọc
 - Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích nhất
Ngày dạy: 15 / 5 / 2010 .
Tiết 137 : chương trình địa phương phần tiếng việt
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản 
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(10’)
GV lưu ý HS một số lỗi chính tả rễ mắc
HĐ3(30’)
 GV hướng dẫn HS viết chính tả
GVđọc , HS nghe, viết đoạn văn xuôi có độ dài 100 chữ
Bảng phụ ghi bài tập 
HS đọc yêu cầu bài tập 
Gọi HS lên điền
Nhận xét
I.Nội dung luyện tập
- Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I
- Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ : tr/ ch ; s/x ; r/d / gi ; l/n
II.Luyện tập
1. Viết chính tả( Nghe – viết)
 Đoạn 1 bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2.Làm bài tập chính tả
a. Điền vào chỗ trống :
b. Tìm từ theo yêu cầu
4. Củng cố (3’) : 
- GV khái quát lại các lỗi HS hay mắc
5. HDVN ( 1’): Tập viết chính tả một đoạn thơ
 Ngày dạy: 15 / 5 / 2009 .
Tiết 138 : chương trình địa phương phần tiếng việt
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản 
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(10’)
GV lưu ý HS một số lỗi chính tả rễ mắc
HĐ3(30’)
GV hướng dẫn HS viết chính tả
 HS nhớ - viết đoạn thơ có độ dài 100 chữ
Bảng phụ ghi bài tập 
HS đọc yêu cầu bài tập 
Gọi HS lên điền
Nhận xét
I.Nội dung luyện tập
- Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I
- Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ : tr/ ch ; s/x ; r/d / gi ; l/n
II.Luyện tập
1. Viết chính tả( Nhớ – viết)
 Đoạn 1 bài Tục ngữ về con người và xã hội
2.Làm bài tập chính tả
c. Đặt câu để phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn
- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên
- Đặt câu để phân biệt các từ ; vội, dội
4. Củng cố (3’) : 
- GV khái quát lại các lỗi HS hay mắc
5. HDVN ( 1’): Tập viết chính tả một đoạn thơ
 Ngày dạy: 17 / 5 / 2010 .
 Tiết 139 : chương trình địa phương phần tiếng việt
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản 
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(10’)
GV lưu ý HS một số lỗi chính tả rễ mắc
HĐ3(30’)
GV hướng dẫn HS viết chính tả
 HS nhớ - viết đoạn thơ có độ dài 100 chữ
Bảng phụ ghi bài tập 
HS đọc yêu cầu bài tập 
Gọi HS lên điền
Nhận xét
I.Nội dung luyện tập
- Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ở học kì I
- Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ : tr/ ch ; s/x ; r/d / gi ; l/n
II.Luyện tập
1. Viết chính tả( Nhớ – viết)
 Bài Tục ngữ về Thiên nhiên và lao động sản xuất
2.Làm bài tập chính tả
c. Đặt câu để phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn
- Đặt câu với mỗi từ :dành, giành
 Chân, trân
 No, lo...
- Đặt câu để phân biệt các từ : trăng, giăng
3. Lập sổ tay chính tả
4. Củng cố (3’) : - GV khái quát lại các lỗi HS hay mắc
5. HDVN ( 1’): Tập viết chính tả một đoạn thơ
 Ngày dạy:19 / 5 / 2010 .
Tiết 140 : trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 A. Mục tiêu bài học :
 Giúp học sinh :
- Đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm bài viết của mình về các phương diện : nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả 3 phần ( Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn7 , chủ yếu là tập II
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới
B. Đồ dùng, phương tiện.
- Văn bản 
C. TIếN TRìNH Tổ chức các hoạt động.
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ : ( 0’)
3. Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1’) 
- GV giới thiệu, dẫn dắt HS vào bài 
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ2(5’)Đề bài
GV yêu cầu HS mở đề bài 
HĐ3(8’)Nhận xét
GV nhận xét
HĐ4(25’)Trả bài , chữa bài
GV cho HS trả lời theo câu hỏi và đưa ra đáp án đúng
HS chữa vào vở
HĐ5(5’): Đọc bài hay
Đọc bài của Phụng, Thanh, Hạnh 7D1
 Trinh7B
I.Đề bài
II.Nhận xét chung
Ưu điểm
 Câu1 : Lựa chọn được phương án đúng
Câu 2 : đã biết xác định thành phần ngữ pháp của cụm từ mùa xuân
Câu 3 : đã xác định đúng câu có thành phần liệt kê
Câu 4 :Biết phương pháp làm bài văn chứng minh
Bố cục rõ ràng
Nhược điểm
- Một số em xác định phương án phần 2 câu1 sai.
- Xác định thành phần ngữ pháp phần c câu 2 sai
-Tác dụng của phép liệt kê câu 3 chưa đúng
- Câu 4 : Dẫn chứng chưa phong phú,chưa toàn diện
III. Trả bài, chữa bài
Câu1 : Đúng là B ; A ; D ; lí lẽ
Câu 2 : a- chủ ngữ
 b- Trạng ngữ
 c- Phụ ngữ trong cụm động từ
 d- Câu đặc biệt
Câu 3 :Nhấn mạnh nét đặc sắc của mùa xuân miền Bắc
Câu4 :
( Theo đáp án chấm tiết 132)
IV. Đọc bài hay
4. Củng cố (3’) : 
- GV khái quát lại các lỗi HS hay mắc
5. HDVN ( 1’): 
Hoàn thành bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 7 ca nam(1).doc