Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.

- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

- Thuộc những câu tục ngữ trong văn bản.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 133 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73 – Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2009
Ngày giảng 7A: 21/12/2009
Tiết 73 – văn bản
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ.
- Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc những câu tục ngữ trong văn bản.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian – là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn dân gian vô tận” – Có nhiều chủ đề: Thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người, xã hội. Tiết này tìm hiểu chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Hoạt động 1: 
Dựa vào chú thích SGK tr3 cho biết:
Em hiểu thế nào là tục ngữ? Ví dụ?
- Tục = Thói quen có lâu đời được mọi người công nhận.
- Ngữ = Lời nói
- HS nêu định nghĩa như SGK
- GV giảng thêm đặc điểm của tục ngữ: 
+ Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói (diễn đạt 1 ý trọn vẹn) rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu → dễ lưu truyền.
+ Về nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. (có nghĩa đen, nghĩa bóng).
+ Về sử dụng: Vào mọi mặt đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành, nói sinh động.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc văn bản.
Tìm hiểu từ khó tr4
- Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời, thảo luận câu hỏi phần đọc – tìm hiểu bài tr4 ,5.
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên cùng nhóm? (đề tài)
- Văn bản 8 câu có thể chia 2 nhóm (2 đề tài) 
+ Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4: Tục ngữ về thiên nhiên.
+ Nhóm 2: Câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
Nhóm tục ngữ về thiên nhiên đúc rút kinh nghiệm từ những hoạt động nào?
(Từ hiện tượng thời gian C1
Thời tiết (nắng mưa) – C2
 Bão – C3
 Lụt – C4
Tục ngữ về LĐSX đúc rút kinh nghiệm từ những hoạt động nào?
- Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi:
 Giá trị của đất – C5
 Giá trị của chăn nuôi – C6
 Các yếu tố quan trọng trong nghề trồng trọt – C7,8
GVKL: 
- Văn bản thể hiện 2 đề tài có liên quan trực tiếp đến nhau:
Thiên nhiên (mưa, nắng, bão, lụt) ảnh hưởng trực tiếp đến LĐSX, nhất là trồng trọt chăn nuôi → được sắp xếp chung một văn bản là hợp lí.
Chuyển:
- HS đọc câu 1.
Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Dựa trên cơ sở thực tiễn nào?
(Vì tháng5:Mùa hè đêm ngắnngày dài
 10 Mùa đông đêm dài ngày ngắn)
Nhận xét gì về cách nói và tác dụng của cách nói đó?
Chưa nằm – đã sáng
Chưa cười – đã tối
→ Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm.
Theo em, câu tục ngữ này có thể áp dụng kinh nghiệm trong những việc gì?
HS đọc câu 2
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Giải thích nghĩa từng vế câu?
+ Mau sao thì nắng: 
nhiều, dày → sao đêm dày → trời nắng.
+ Vắng sao thì mưa
Không có sao → ít sao hoặc không có → mưa.
Nghĩa của cả câu tục ngữ là gì? 
có hoàn toàn đúng không?
Kinh nghiệm này dựa trên cơ ở nào?
- Trời nhiều sao → mây ít do đó nắng.
Trời ít sao thì nhiều mây (hơi nước ngưng tụ) → thường có mưa.
→ Là phán đoán dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng.
Câu tục ngữ có tác dụng ntn?
- Nắm được thời tiết, chủ động công việc.
- HS đọc câu 3: 
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Giải thích nghĩa 2 vế câu và cho biết ý hiểu của câu tục ngữ?
- Ráng: Sắc màu phía chân trời, do mặt trời chiếu vào mây mà thành.
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
→ Kinh nghiệm chống bão, báo bão.
HS đọc câu 4: 
Nêu ý hiểu của mình?
- Tháng 7 (âm lịch) kiến ra nhiều (rời tổ)
- Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt của nó.
Liên hệ thực tế.........
Lũ lụt thường xuyên xảy ra → chủ động phòng chống.
Chuyển:
Đọc câu 5 - giải thích ý hiểu của 2 vế?
- Tấc đất = mảnh đất rất nhỏ
(Tấc = đơn vị cũ đo chiều dài = 1/10 thước)
- Vàng: Kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li.
→ Tấc vàng chỉ một lượng vàng rất lớn, vô cùng quý giá
Nghĩa của câu là gì? Nghệ thuật sử dụng có tác dụng ntn?
- So sánh, ẩn dụ, phóng đại
Vì sao có thể nói như vậy?
-Vì: Đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở, đất để cấy cày làm ăn - đất là một loại vàng sinh sôi. Vàng ăn mãi cũng hết (miệng ăn núi lở) còn chất vàng của đất khai thác mãi cũng không cạn.
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Liên hệ thực tế:
Giá trị của đất hiện nay (nhất là đất gần chợ, đô thị, mặt đường)
- Miền núi: Bỏ hoang đất nhiều – phê phán hiện tượng lãng phí đất.
Đọc câu 6 – nêu ý hiểu?
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng)
- Cơ sở khẳng định thứ tự trên từ giá trị kinh tế thực của các nghề.
- Tuỳ điều kiện ở từng nơi mà phát triển nghề phù hộp để tạo ra của cải vật chất với giá trị cao.
Câu tục ngữ thứ 7 khẳng định điều gì?
Trong SX nông nghiệp cần đảm bảo đủ 4 yếu tố trên, sự cần thiết hàng đầu là nước, đủ các yếu tố trên → lúa tốt, mùa màng bội thu.
Theo dõi câu 8- giải thích nghĩa của từ “thì”, “thục”?
- “Thì”: Thời vụ, tuân thủ đúng thời vụ là điều kiện quan trọng đối với nghề trồng lúa nước, trồng không đúng thời vụ thì không có năng suất.
VD: Mồng chín tháng chín không mưa
 Bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa lên
→ Cày, bừa, gieo mạ, cấy, làm cỏ, bỏ phân, gặt....nhất nhất đều cần phải theo đúng lịch, đúng thời vụ quy định thì mới hi vọng được mùa.
- “Thục”: Thành thạo thuần thục, chuyên cần kĩ lưỡng – Đó là điều cần thiết, sau thu hoạch cần biết cải tạo đất đai.
Nội dung cả câu tục ngữ muốn nhắc nhở điều gì?
- Nhà nông không được quên, không được sao nhãng việc đồng áng.
- HĐ 3:
Nhận xét gì về đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ tiêu biểu trên? Nội dung thể hiện?
- Số từ trong câu?(ít,ngắn gọn,C5-C8)
- Vần? Vế câu? Cách lập luận?
+ Vần lưng: Năm - nằm, mười - cười, nắng - vắng....
+ Các vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung.
+ Cách lập luận, diễn đạt chặt chẽ, lô gíc, lời ít, ý nhiều, ngắn gọn xúc tích đủ nội dung.
- Hình ảnh trong tục ngữ cụ thể, sinh động, hàm súc, (Cả hình ảnh thậm xưng – nói quá) “Chưa nằm đã sáng”, “Chưa cười đã tối”, “Tấc đất tấc vàng”.
- HS đọc ghi nhớ: 
Hướng dẫn HS làm BT
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
1. Khái niệm: Tục ngữ: SGK tr3+4
2. Đọc văn bản:
II. Tìm hiểu nội dung văn bản.
* Các đề tài trong văn bản:
- Về thiên nhiên: C1 – C4
- Về LĐSX: C5 – C8
1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên.
a) Câu 1: 
Đêm tháng nămchưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Nghĩa: Tháng 5 âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng mười âm lịch đêm dài ngày ngắn.
- Nghệ thuật: 
+ Cách nói quá: gây ấn tượng độc đáo, nhấn mạnh đặc điểm thời gian của tháng năm và tháng 10
- Tác dụng của câu tục ngữ:
+ Vận dụng kinh nghiệm vào tính toán, sắp xếp công việc (lịch làm việc theo mùa)
+ Vận dụng trong việc giữ sức khỏe cho mỗi người và chủ động trong giao thông, đi xa...
b) Câu 2:
- Nội dung: đêm trời có nhiều sao hôm sau sẽ nắng, nếu trời ít sao hoặc không có sao trời sẽ mưa (hoặc râm mát)
- Tác dụng: Giúp con người nhìn sao đoán thời tiết và sắp xếp công việc.
c) Câu 3: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Nghĩa là: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão thì phải chủ động coi giữ nhà cửa, hoa màu....
→ Kinh nghiệm chống bão, báo bão.
d) Câu 4: 
Tháng 7 kiến bò ra nhiều và thường lên cao là điềm báo sắp có lụt (Thường là tháng 8 âm lịch)
- Tháng 7 kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
a) Câu 5: Tấc đất tấc vàng
- Nội dung: Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất. Một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn 
→ Đất quý hơn vàng.
b) Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- Nội dung: Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề:
+ Nhiều lợi ích kinh tế nhất (lãi nhất) là nghề nuôi cá, tiếp theo là làm vườn, sau đó là ruộng
→ Muốn làm giàu cần phát triển thuỷ sản. (nuôi cá, nuôi tôm..) thu lợi nhuận cao.
c) Câu 7: Nhất nước........tứ giống
- Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa.
d) Câu 8: Nhất thì, nhì thục
- Tầm quan trọng của thời vụ và kĩ
thuật cải tạo đất canh tác.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK tr5
IV. Luyện tập
4. Củng cố: Hệ thống bài
5. Dặn dò: -Thuộc bài
 - Tìm đọc thêm các câu tục ngữ
 - Soạn bài mới
Ngày soạn: 20/12/2009
Ngày giảng 7A: 23/12/2009
Tiết 74 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
PHẦN VĂN + TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
- Tăng hiểu biết về tình cảm gắn bó với địa phương.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức 7A: 
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
GV nêu rõ yêu cầu: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (khoảng 10 – 15 câu mỗi loại)
Thời hạn nộp: 
? Nhắc lại thế nào là ca dao, dân ca?
Tục ngữ là gì?
- HS dựa vào kiến thức đã học → trả lời
- GV: Lưu ý HS phân biệt tục ngữ với ca dao.
+ Tục ngữ là câu nói, ca dao là thơ và thường là thơ của dân ca.
+ Tục ngữ thiên về duy lí, ca dao thiên về trữ tình.
+ Tục ngữ diễn đạt kinh nghiệm, ca dao biểu hiện thế giới nội tâm của con người.
1. Xác định đối tượng sưu tầm
- Ca dao, dân ca, tục ngữ. (Nói về địa phương mình càng tốt)
VD:
 Bắc Kạn có suối đãi vàng
 Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh
2. Nguồn sưu tầm
- Tìm, hỏi, đọc, chép lại từ sách báo địa phương...........
3. Cách thức ghi chép:
- Lập sổ tay văn học – Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ để ghi chép.
- Sắp xếp phân loại riêng, theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu.
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài
5. Dặn dò: - Tìm các câu ca dao tục ngữ
 - Hoàn thiện các nội dung yêu cầu.
	 - Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 24/12/2009
Ngày giảng 7A: 25/12/2009
Tiết 75 - Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận + hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của HS
3. Bài mới.
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Hoạt động của thầy ... i sự chính trị . Dựa vào chú thích sgk , Cho biết mục đích chính trị của truyện ?
- Viết để cổ động phong trào của nd đòi thả nhà yêu nước PBC . Đồng thời nhằm vạch bộ mặt giải nhân giải nghĩa của bọn thực dân pháp
Kết hợp việc học bài này với các tác phẩm vh của NAQ em hãy nhận xét của mình về đặc điểm vănchương của NAQ ?( HSTLN)
- Vừa mang tính nghệ thuật cao , vừa mang tính tư tưởng , tính chiến đấu sắc bén 
 HS đọc yêu cầu bài tập 1 
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ?
+ Trong truyện thái độ của tác giả đối với PBC là kính yêu , khâm phục , ca ngợi . Ta có thể căn cứ vào nghệ thuật của TP và tính cách của từng nhân vật
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm: Sgk 
2. Đọc, tìm hiểu 
 chú thích 
3. Bố cục : 3 phần 
II. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Lời hứa của Va- Ren với PBC 
Va-Ren đã nữa hứa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC 
 Nghi ngờ và châm chọc vạch rõ sự rối trá của Va-Ren 
2. Trò lố của Va-Ren đối với PBC 
- Tôi đem đến tự do cho ông đây:
 + Với các điều kiện : Trung thành với nước Pháp, cộng tác hợp lực với nước Pháp và chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên ,hãy bảo họ hợp tác với người pháp
 Kẻ thực dụng đê tiện, đó là trò bịp bợm đáng cười 
3. Thái độ của PBC 
- Nhìn Va- Ren  im lặng dửng dưng 
- Đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống 
Mỉm cười một cách kín đáo . Nhổ vào mặt Va- Ren
 Cứng cỏi, không chịu khuất phục , kiêu hãnh.
 * Ghi nhớ 
 Sgk / 95
III. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
4, Củng cố : 
- Nghệ thuật dựng truyện của tác giả có gì đặc sắc ? 
Hiệu quả và tác dụng của tác phẩm đối với đương thời ?
Hãy giải thích cụm từ Những trò lố trong nhan đề của truyện ?
5, Dặn dò : 
- Học thuộc ghi nhớ 
Tìm những chi tiết đối lập của 2 nhân vật Va- Ren và PBC.
Soạn bài “ Ca Huế trên sống Hương”
Ngày soạn : 15/3/2010
Ngày giảng 7A: /03/2010
Tiết 111 - Tiếng Việt
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU. LUYỆN TẬP 
(Tiếp theo)
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Củng cố kiến thức về việc dùng cụm C-V để mở rộng câu 
Bước đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C-V 
 II. Tiến trình lên lớp
 1, Ổn định tổ chức
 2, Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? 
 ? Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
 3, Bài mới :
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1 
(?) Bài tập một yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( HSTLN)
(?) Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 2?
( HSTLN)
(?) Bài tập 3 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
Bài tập 1 : Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và làm thành phần gì
- a, Cụm C-V làm CN ( khí hậu nước ta ấm áp) và một cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ Cho phép ( ta quanh năm trồng trọt)
- b, Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ khi và 1 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ nói ( tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay )
- c, Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ thấy 
Bài tập 2 : Gộp các câu từng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng 
- a, Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng
- b, Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích 
- c, Tiếng việt rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người VN ta du dương , trầm bổng như một bản nhác 
- d, Cách mạng thành tám thành công đã khiến cho tiếng việt có một buớc phát triển mới , một số phận mới 
Bài tập 3 : gộp câu thành một cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ 
- a, Anh em hoà thuận khiến 2 thân vui vầy 
- b, Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại 
- c, Hàng loạt vở kịch như “ Tay người đàn bà” , “ Giác ngộ”, “ Bên kia sông Đuống”  ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước 
4, Củng cố : nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
5, Dăn dò : Về học lại phần lí thuyết 
Soạn bài tiếp theo “ Liệt kê”
Ngày soạn : 22/3/04
Ngày giảng 7A: /03/2010
Tiết 112 - Tập làm văn
Luyện Nói : Bài văn Giải Thích Một Vấn Đề
I, Mục tiêu cần đạt 
 Giúp hs 
Nằm vững hơn và thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích , đồng thời cũng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập 
Biết trình bày miệng về một vấn đề xh ( hoặc vh) , để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn , tự nhiên , trôi chảy 
 II. Tiến trình lên lớp
 1, Ổn định tổ chức 
 2, Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
 3, Bài mới :
 Hs đọc đề trong sgk 
Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm lên trình bày ( Mỗi nhóm thực hiện mỗi đề )
Hs trình bày – các nhóm khác nhận xét 
Gv chữa lỗi nội dung và cách trình bày của hs 
I, Yêu cầu : 
- Đủ nghe , không quá nhỏ, quá tỏ , không nhát gừng , không lắp , ngọng 
- Tư thề đứng nói thoải mái , tự nhiên không quá cứng nhắc 
II, Gợi ý 
 Đề bài : Vì sao những tần trỏ mà Va-Ren bày ra với PBC lại được Nguyễn Aí Quốc gọi là những trò lố 
* Tìm hiểu đề 
- Đây là đề giải thích có tính tường minh bởi từ : Vì sao , đề là một phán đoán Alà B , trong đề , khái niệm trò lố phải được xác định rõ 
- Phương hướng giải thích : định nghĩ trò lố là gì ? Va- Ren đã giở những trò lố nào ? giải thích các trò lố ở chổ nào ?
* Lập dàn bài : 
xuất xứ đề ( trích từ vb đã học )
Thế nào là trò lố ? 
Các trò lố của Va- Ren bày ra :
+ Lời hứa không chính thức để mua sự yên vị chức toàn quyền 
+ Một kẻ phản bội giai cấp , lại ban ơn một vị thiên sứ , anh hùng dt 
+ Miệng nói : tôi đem tự do đến cho ông đây
+ lố hơn cả là lời dụ dổ :
+ Các triết lí bịp bợp , trắng trợn 
 4, Củng cố : Nhận xét tiết luyện nói 
 5, Dặn dò : về nhà mội hs tự làm lại một bài văn hoàn chỉnh theo các đề bài đã luyện nói.
Ngày soạn: 25/02/2010
Ngày giảng 7A: 26/02/2010
Tiết 113 – Văn bản
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở Huế
Yêu mến, tự hào về Huế
Nắm chắc thể loại bút kí, nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài
 B. Tiến trình các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Sau khi học xong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu em cảm nhận được điều gì về 2 nhân vật chính trong truyện?
HS trả lời - GV nhận xét cho điểm
3. Bài mới: Ta đã nghe nhiều về cố đô Huế, đó là nơi đã từng thu hút biết bao du khách về thăm. Tại sao vậy? Các em có biết gì về cố đô Huế không? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu mà em biết? (2 - 3 học sinh - GV nhận xét -> Vào bài)
Huế đã được UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hoá thế giới. Huế vừa nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh, một khu di tích lịch sử vừa là nơi có những sản phẩm văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú. Trong đó ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy. Chúng ta sẽ hiểu rõ thêm về điều đó qua bài học hôm nay: Ca Huế trên sông Hương - nhà báo Hà Minh Ánh (Ghi đầu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
?
Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn đọc: Rõ ràng - lưu loát nhấn giọng đọc ở những câu miêu tả.
GV đọc mẫu đoạn 1 -> 2 HS đọc tiếp (nhận xét)
Văn bản vừa đọc thuộc thể loại nào?
Văn bản đã ghi chép lại nội dung gì?
Em hiểu ntn về "ca Huế" - Chú thích sgk
Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? là những đoạn nào? Ý của mỗi đoạn nói gì?
Đoạn 1: Từ đầu -> "Lí hoài nam" tr100
-> Giới thiệu các điệu hò, điệu lí xứ Huế.
Đoạn 2: Còn lại: 
- Cảnh đẹp dân ca Huế và những nét đặc sắc của ca Huế.
Chuyển: Vậy ca Huế có những nét đặc sắc ntn ta cùng tìm hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động 2:
HS theo dõi đoạn 1:
Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng trong phần đầu văn bản, tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
- Dân ca Huế
Tại sao tác giả quan tâm đến dân ca Huế?
- Vì: Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất.
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế?
- HS kể
- Tác giả dùng phép tu từ gì giúp cho em biết được tên các làn điệu ca Huế?
- Phép liệt kê - Kể ra một loạt các lan điệu ca Huế
Em có nhớ hết tên các làn điệu ca Huế đó không? Vì sao? điều đó chứng tỏ điều gì?
Gồm các điệu hò trong lao động sản xuất (Hò lơ, hò ô.), Những điệu lí (Lí con sáo, lí hoài nam.) và các điệu nam (nam ai, nam bình, nam xuân.)
Nội dung, ý nghĩa của các làn điệu ca Huế được thể hiện ntn - giống hay khác nhau? nêu ví dụ có trong bài?
VD: Các điệu hoc, điệu lí gửi gắm ý tình trọn vẹn, nồng hậu tình người.
- Các điệu nam buồn man mác, thương cảm vương vấn.
- Tứ đại cảnh (lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, dân ca Huế: không vui, không buồn.
Tóm lại:
Hiểu "Hoài vọng" có nghĩa ntn?
- Tâm trạng mong chờ tha thiết một điều gì đó cao xa, khó đạt được, -> gợi co người nghe những vương vấn, khát khao, chờ đợi.
Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của miền Trung.
Ngoài Huế ra, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào khác ở nước ta không? Hãy kể tên những vùng ấy?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca đồng bằng Bắc Bộ, Dân ca các dân tọcc miến núi phía Bắc và Tây Nguyên
Trên đất nước ta có rất nhiều vùng dân ca với những làn điệu rất hay, nếu có điều kiện các em nên sưu tầm để tăng thêm hiểu biết của mình về các làn điệu dân ca của từng vùng, miền ấy.
Chuyển: Tìm hiểu vài nét về: 
- HS theo dõi đoạn 2 của bài viết.
Qua bài viết cho thấy ca Huế diễn ra vào thời điểm nào trong ngày? Ở đâu và thời gian kéo dài trong bao lầu? 
- HS trả lời
GV: Thường là vào buổi đêm -> khuya, trăng lên và có khi đến gần sáng lúc "Chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh" trên sông Hương thơ mộng.
- Đọc thầm "Đêm -> "gõ nhịp" giữa tr100.
Cảnh và tình trong đêm ca Huế được miêu tả ntn về không gian, thời gian và con người?
- HS trả lời
Qua cách miêu tả em nhận thấy đêm ca Huế có vẻ đẹp ntn?
- HS trả lời
GV: Ca Huế bắt đầu trong không gian yên tĩnh thơ mộng - Trên dòng sông Hương khi đêm xuống, thành phố lên đền như sao sa, ánh trăng lan toả, khách xuống thuyền với tâm trạng chờ đợi, rộn lòng.
Dàn nhạc chuẩn bị cho đêm biểu diễn ca Huế có nhiều nhạc cụ phong phú
Em hãy kể tên những nhạc cụ dùng cho dàn nhạc ca Huế và nêu đặc điểm của từng loại ấy?
- Đàn tranh (đàn thập lục) - 16 dây
- Đàn nguyệt: 2 dây
- Đàn tì Bà: 4 dây (hình quả bầu)
- Nhị: Nhạc cụ có 2 dây tơ, kéo bằng vĩv làm từ lông đuôi ngựa.
- Đàn tam: 3 dây
- Đàn bầu: 1 dây
- Cặp sanh (Sênh tiền): Nhạc khí cổ làm bằng 2 thỏi gỗ cứng có đính cọc tiền đồng dùng để điểm nhịp
Ngoài ra còn có trống, kèn, sáo
TL: Bên cạnh các làn điệu dân ca, nhạc điệu, ca Huế cũng rất phong phú
Chú ý đoạn cuối sgk tr100
Các ca công được miêu tả ntn?
- Còn rất trẻ.
Nam mặc áo the dài, quần thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ: mặc áo dài khăn đống duyên dáng đẹp cổ xưa nhưng mềm mại uyển chuyển - đậm đà phong cách dân tộc, phong cách Việt Nam.
I. Đọc và tìm hiểu chung (10P)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7KY 2.doc