Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

. Mục tiêu.

 Giúp học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống xã hội và đặc chung của văn bản nghị luận.

C - Chuẩn bị:

- GV: G/án, dụng cụ dạy học.

- HS: Soạn bài theo Sgk.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: - Tiết: 75
Tìm hiểu chung về văn nghị luận.
A. Mục tiêu. 
 Giúp học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống xã hội và đặc chung của văn bản nghị luận.
C - Chuẩn bị:
- GV: G/án, dụng cụ dạy học.
- HS: Soạn bài theo Sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
3- Bài mới( Giới thiệu): Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường đưa ra những ý kiến phát biểu, đọc một vài bài xã lụân trên báo,nhưng có đôi lúc chúng ta không biết đó là văn nghị luận. Vậy văn nghị luận có tầm quan trọng gì trong cuộc sống?
* HĐ2- Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*HS. Trả lời câu hỏi sgk tr7.
 Cho các ví dụ hỏi khác.
? Hãy chỉ ra những VBNL thường gặp trên báo chí, trên đài phát thanh?
Các bài xã luận, bình luận, các mục nghiên cứu...
- Gv chuẩn bị một số tài liệu nghị luận, hs tìm hiểu gọi tên các loại bài nghị luận.
? Em hiểu thế nào là VBNL?
*HS. đọc văn bản (7).
? Bác Hồ viết văn bản này nhằm hướng đến ai? Nói với ai?
Nói với mọi người dân VN.
? Bác viết bài này nhằm mục đích gì? 
? Để thực hiện mục đích ấy, Bác đưa ra những ý kiến nào?
? Tìm những câu văn thể hiện nội dung đó ?
? Em hiểu thế nào là câu luận điểm ?
(Là những câu văn khẳng định 1 ý kiến, 1 quan điểm tư tưởng của tác giả).
 ? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đưa ra lí lẽ nào?
 Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và thuyết phục của người viết?
Đọc ghi nhớ (9)
VBNL phải hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận.
+ Ví dụ: -Vì sao em đi học?
 - Vì sao con người phải có bạn?
-> Kiểu câu hỏi này rất phổ biến.
 Trả lời bằng văn nghị luận (dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận, khái niệm ...)
+ Một số kiểu văn bản nghị luận: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận. 
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
 VBNL là loại văn bản được viết (nói) nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
3. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
(a) Văn bản: “Chống nạn thất học”.
+ Mục đích của văn bản: Kêu gọi nhân dân học, chống nạn thất học, mù chữ.
+ Các ý chính:
- Nêu nguyên nhân của việc nhân dân ta thất học, dân trí thấp và tác hại của nó.
- Khẳng định công việc cấp thiết lúc này là nâng cao dân trí.
- Quyền lợi và bổn phận của mỗi người trong việc tham gia chống thất học.
+ Các câu mang luận điểm: 
- “Một trong những công việc phải làm cấp tốc ... dân trí”.
- “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi ... chữ quốc ngữ”.
+ Những lí lẽ:
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM tháng 8 (95% dân số mù chữ).
- Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà (biết đọc, biết viết).
- Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
(b) Đặc điểm:
 - Luận điểm rõ ràng.
 - Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
* Ghi nhớ: sgk (9). 
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không?
Hai biển hồ
Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
(Theo Quà tặng của cuộc sống)
Gợi ý: Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Thế nào là văn bản nghị luận?
- Đặc điểm của VBNL?
2- HDVN
- Học bài. Đọc lại VB nắm chắc luận điểm, lí lẽ. Sưu tầm VBNL.
- Chuẩn bị: Phần luyện tập (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docT75.doc