Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng.) của 9 câu tục ngữ trong bài học

2. Rèn kĩ năng: Học thuộc lòng tục ngữ, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ.

3. Thái độ: Yêu ca dao tục ngữ Việt Nam, có ý thức bảo vệ và lưu truyền.

B. PHƯƠNG TIỆN:

GV: Từ điển ca dao tục ngữ Việt nam, một số câu tục ngữ cùng chủ đề, bảng phụ.

H: Soạn bài, sưu tầm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/01/2009 
NG: 17/01/2009
 Tiết: 77
Tục ngữ về con người và xã hội
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng...) của 9 câu tục ngữ trong bài học
2. Rèn kĩ năng: Học thuộc lòng tục ngữ, phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của tục ngữ.
3. Thái độ: Yêu ca dao tục ngữ Việt Nam, có ý thức bảo vệ và lưu truyền.
B. Phương tiện:
GV: Từ điển ca dao tục ngữ Việt nam, một số câu tục ngữ cùng chủ đề, bảng phụ.
H: Soạn bài, sưu tầm một số câu tục ngữ cùng chủ đề.
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B..................................................
II. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học.
? Trong 8 câu tục ngữ đó em thích nhất câu nào? giải nghĩa câu tục ngữ đó?
- Yêu cầu nêu được:
+ Đọc thuộc lòng chính xác, to, rõ 8 câu tục ngữ đã học.
+ Nói rõ câu tục ngữ mình thích, giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ mình thích.
III. Bài mới:
G: Tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm về TN và LĐSX, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và XH. Dưới hình thức những lời khuyên nhủ, những nhận xét, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người,trong cách học,cách sống và ứng xử hằng ngày.
Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
Nội dung
G: Hướng dẫn H đọc văn bản: Đọc chú ý vần lưng, đối, hai câu lục bát thứ 9. Giọng đọc rõ chậm.
GV: đọc mẫu
GV: Cho HS tìm hiểu nhânh chú thích
? Về nội dung có thể chia văn bản tục ngữ này thành mấy nhóm? Tìm câu tương ứng?
? Tại sao ba nhóm trên vẫn có thể hợp thành một văn bản như trong SGK?
GV: treo bảng phụ để phân tích
? Nếu chữ Mặt chỉ sự hiện diện ( có mặt) thì:
Nghĩa của Một mặt người, mười mặt của là gì?
? Cả câu có ý nghĩa gì?
? Phép so sánh này có ý nghĩa gì?
? Kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Em hiểu “ Góc con người” ở đây nghĩa là ntn?
? ở con người, Răng, tóc là những chi tiết rất nhỏ. Vậy , nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Những kinh nghiệm dân gian nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì?
? Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
? Tác dụng của hình thức này là gì?
? Đói và rách; sạch và thơm chỉ những điều gì ở con người?
? Câu này có ý nghĩa gì?
? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Nhận xét về đặc điểm ngôn từ và tác dụng của nó trong câu tục ngữ này?
? Thực chất của học cách gói cách mở ở đây là gì?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Giải nghĩa các từ: Thầy, mày, làm nên.
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó?
? Em có nhận xét gì về cách nói và tác dụng của cách nói ấy trong câu tục ngữ này?
? Nghĩa của câu tục ngữ trên là gì?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Dân gian muốn có lời khuyên nào cho người học?
? Câu tục ngữ học thầy không tày học bạn có quan hệ thế nào với câu tục ngữ: không thầy đố mày làm nên?
? Em hiểu thế nào là thương người và thương thân?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
? Lời khuyên từ kinh nghiệm sống này là gì?
? Em hãy giải nghĩa của câu tục ngữ trên?
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này?
? Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó?
? Các từ phiếm chỉ: một cây, ba cây trong câu tục ngữ này có nghĩa là gì?
? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ là gì?
? Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
? Bài học rút ra từ kinh nghiệm trên là gì?
? Nội dung câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm, thái độ sâu sắc nào của nhân dân ta?
? Để thể hiện nội dung các câu tục ngữ trên nhân dân ta đã sử dụng những nghệ thuật nào tiêu biểu?
H: Nghe
H: 2-3 học sinh đọc và nhận xét.
H: 3 nhóm
+ Tục ngữ về phẩm chất con người. (1.2.3)
+ Tục ngữ về học tập tu dưỡng ( 4.5.6)
+ Tục ngữ về quan hệ ứng xử ( 7.8.9).
H: - Về nội dung đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về von người và xã hội.
- Về hình thức, chúng đều có cấu tạo ngắn,nhịp, thường dùng so sánh, ẩn dụ.
H: sự hiện diện của một con người, sự hiện diện của mười thứ của cải
H: Sự hiện diện của một người bằng sự hiện diện của mười thứ của cải.
H: Đề cao giá trị của người so với của cải.
H: Con người là thứ của cải quý nhất, người quý hơn của chứ không phải của quý hơn người.
- yêu quý tôn trọng, bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người.
H: Chỉ dáng vẻ, đường nét con người., nói về phương diện mĩ thuật.
H: Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cùng làm thành vẻ đẹp con người.
H: Người đẹp từ những chi tiết nhỏ nhất. Mọi biểu hiện ở con người đều phản ánh vẻ đẹp, tư cách của người đó.
H: Hãy biết hoàn thiền mình từ những điều nhỏ nhất.
- Có thể xem xét tư cách của con người từ những biểu hiện nhỏ của chính con người đó.
H: Đối lập ý trong mỗi vế: đói – sạch; rách – thơm.
- đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch, rách cho thơm.
H: nhấn mạnh: sạch & thơm. " Dễ nghe, dễ nhớ.
H: - Thiếu thốn cái ăn, cái mặc
- Phẩm chất trong sáng bên trong của con người
H: cho dù thiều thốn vật chất nhưng vẫn phải giữ phẩm giá trong sạch.
H: làm người điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch.
- Không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa có hại đên nhân phẩm.
" Chết trong còn hơn sống đục.
H: Lặp từ: học " nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.
H: Học để biết làm mọi thứ cho khéo tay.
H: con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giáo tiếp
- Việc học phải toàn diện, tỉ mỉ
H: - Thầy: thầy dạy.
- Mày: người học.
- Làm nên: làm được việc. Thành công trong mọi công việc.
H: Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công.
H: muốn nên người và thành đạt, người ta cần được dạy dỗ bởi các thầy.
H: phải tìm thầy giỏi mới có cơ hội thành đạt. không được quên công lao dạy dỗ của thầy.
H: cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè.
H: phải tích cực học hỏi trong đời sống là cách học tốt nhất. Phải tích cực chủ động trong học tập...
H: bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh một quan niệm dạy học: trong dạy học, vai trò dạy của người thầy và tự học của trò đều quan trọng.
H: Đã gọi là tình thương thì không phân biệt người hay ta.
- Tình thương là một tình cảm rộng lớn cao cả.
H: Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha.
- Không nên sống ích kỉ...
H: Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, đó là điều nên nhớ.
H: Không có gì tự nhiên có cho ta.
- Mọi thứ ta được hưởng thụ đều do công sức của con người.
H: - Cần trân trọng sức lao động của mọi người.
- Không được lãng phí, biết ơn người đi trước, không được phản bội quá khứ.
H: chỉ sự đơn lẻ (1)
 Chỉ sự liên kết, nhiều (3).
H: Một cây đơn lẻ không làm thành rừng núi. Nhiều cây gộp lại thành rừng, núi cao.
H: Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh. Chia rẽ sẽ không việc nào thành công.
H: tinh thần tập thể trong lỗi sống và làm việc.
- Tránh lối sống cá nhân.
H: Trả lời
H: Trả lời
H: Đọc ghi nhớ
I. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích:
1. Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người
 (1) Một mặt người bằng mười mặt của.
- Sử dụng phép so sánh" Đề cao giá trị của người so với của cải.
(2) Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cùng làm thành vẻ đẹp con người.
" Hãy biết hoàn thiền mình từ những điều nhỏ nhất.
(3) Đói cho sạch, rách cho thơm
Đối lập ý trong mỗi vế: đói – sạch; rách – thơm.
" nhấn mạnh: sạch & thơm.
Dễ nghe, dễ nhớ.
" cho dù thiều thốn vật chất nhưng vẫn phải giữ phẩm giá trong sạch.
2. Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập tu dưỡng
(4) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Lặp từ: học " nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.
(5) Không thầy đố mày làm nên.
- Thầy: thầy dạy.
- Mày: người học.
- Làm nên: làm được việc. Thành công trong mọi công việc.
- Cách nói dân dã, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ.
" Đề cao vai trò của người thầy.
(6) Học thầy không tày học bạn.
- Tự mình học hỏi trong đời sống là cách học tốt nhất.
3. Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử
(7) Thương người như thể thương thân.
- Đã gọi là tình thương thì không phân biệt người hay ta.
Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha. Không nên sống ích kỉ...
(8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(9) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh. Chia rẽ sẽ không việc nào thành công.
- Tinh thần tập thể trong lỗi sống và làm việc.
- Tránh lối sống cá nhân.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Đòi hỏi cao về cách sống, cách làm người.
- Mong muốn con người hoàn thiện.
- Đề cao, tôn vinh giá trị con người.
2. Nghệ thuật:
- Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Bố cục ngắn gọn rõ ràng, dễ nhớ dễ hiểu.
3. Ghi nhớ:
IV. Củng cố:
? Đọc diễn cảm lại 9 câu tục ngữ.
? Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại.
 ? giải nghĩa của một số câu mà em thích.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của 9 câu tục ngữ
- Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
E. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT77.doc