Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (tiếp)

. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận: bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

2. Kĩ năng

+ Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu.

+ Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.

3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn nghị luận

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:30/01/2009
NG:03/02/2009
 Tiết: 79
Đặc điểm của văn bản nghị luận
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận: bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2. Kĩ năng
+ Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu.
+ Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.
3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn nghị luận
B. chuẩn bị:
GV: Một số bài văn mẫu, bảng phụ
HS: Vở bài tập, SBT
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thực hành...
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: 7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản nghị luận? Yêu cầu của một văn bản nghị luận?
- Yêu cầu nêu được: Ghi nhơ SGK.
III. Bài mới:
G: Như các em đã biết, văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn bản nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lé, dẫn chững thuyết phục. Vậy thế nào là luận điểm, luận cứ, lập lập? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
? Vấn đề chính của bài viết là gì? Nó được thể hiện dưới dạng nào?
? ý chính đó được trình bày đầy đủ ở những câu văn nào? được cụ thể hoá thành những câu văn ntn?
? Vai trò của ý chính trong bài văn nghị luận?
? Những yêu cầu để ý chính có tính thuyết phục?
G: Trong văn bản nghị luận, người ta thường gọi ý chính thể hiện tập trung tư tưởng, quan điểm của người viết là luận điểm.
? Vậy thế nào là luận điểm?
? Hình thức thể hiện của luận điểm?
? Yêu cầu của luận điểm phải ntn?
? Căn cứ vào đâu mà Bác đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học?
? Chống nạn thất học để làm gì?
? Muốn chống nạn thất học thì phải làm thế nào?
G: Những lí lẽ và dẫn chứng đó tạo thành luận cứ làm cơ sở cho luận điểm giúp cho luận điểm sáng tỏ, có sức thuyết phục.
? Yêu cầu của luận cứ phải thế nào? 
? Hệ thống luận cứ của bài “ Chống nạn thất học” được sắp xếp theo trình tự nào?
G: Trình tự sắp xếp các luận cứ như vậy người ta gọi là lập luận và lập luận như vậy là chặt chẽ.
? Thế nào là lập luận?
? Yêu cầu của lập luận ntn?
? Như vậy đặc điểm của một bài văn nghị luận là gì?
? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? Yêu cầu của nó?
G: Hướng dẫn H làm bài tập 
? Xác định luận điểm, luận cứ, cách lập luận của bài văn đó?
G: Nhận xét, cho điểm.
H: đọc văn bản: Chống nạn thất học
H: ý chính: Chống nạn thất học.Thể hiện dưới dạng nhan đề.
H: - Mọi người VN...
- Những người đã biết chữ...
- Những người chưa biết chữ..
H: Thể hiện tư tưởng của bài văn: “Chống nạn thất học”
H: Rõ ràng, sâu sắc, phổ biến, vấn đề được nhiều người quan tâm
H: có hình thức là một câu khẳng định hay phủ định.
H: Phải đứng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế...
H: nêu lí do theo văn bản SGK.
H: Bác đưa ra một loạt VD, dẫn chứng..
H: phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu làm cho luận điểm vững chắc.
H: - Vì sao phải chống nạn thất học.
- Chống nạn thất học làm gì ?
- Chống nạn thất học bằng cách nào?
- Người đã biết chữ làm gì?
- Người chưa biết chữ làm gì?
- Phụ nữ lại càng phải học.
H: phải chặt chẽ, hợp lí
H: Phải có luận điểm, luận cứ, lập luận.
H: Đọc to, rõ, mục ghi nhớ SGK.
H: Đọc văn bản: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
Hoạt động cá nhân
H: làm bài tập theo yêu cầu SGK.
Lên bảng trình bày
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:
1. Luận điểm:
- Đọc VB: Chống nạn thất học.
 - Luận điểm: chống nạn thất học.
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của văn bản nghị luận.
- Hình thức: Thể hiện trong nhan đề, câu khẳng định hay phủ định.
- yêu cầu của luận điểm: phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ:
- Là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
- yêu cầu: luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận:
- Khái niệm: là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
- Yêu cầu: phải chặt chẽ, hợp lí.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
Bài tập: Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Luận điểm: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
- Luận cứ:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu.
+ Có người biết phân biệt...khó sửa.
+ Taọ thói quen...xấu thì dễ.
- Lập luận:
+ Luôn dậy sớm..thói quen tốt.
+ Hút thuốc ... thói quen xấu.
+ Một thói quen xấu ta...
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ.
? Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận.
? Yêu cầu của các đặc điểm đó ntn?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc Ghi nhớ SGK. Làm bài tập còn lại.
- Đọc và chuẩn bị kĩ bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
E. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT79.doc