Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :

- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- Chuẩn bị : SGK, SGV, thiết kế bài dạy, đèn chiếu.

- Phương pháp : hỏi - đáp, qui nạp.

C. TỔ CHỨC BÀI HỌC :

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 79	 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
- Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
- Chuẩn bị : SGK, SGV, thiết kế bài dạy, đèn chiếu.
- Phương pháp : hỏi - đáp, qui nạp.
C. TỔ CHỨC BÀI HỌC :
I. Ổn định :
II. Bài cũ :
Thế nào là văn nghị luận? Em hãy đưa ra một số vấn đề mà câu trả lời phải dùng văn bản nghị luận.
III. Bài mới :
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn nghị luận rồi. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận.
Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học
HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu luận điểm.
GV gọi hs đọc lại văn bản” chống nạn thất học” trang 7 Sgk.
? Luận điểm chính của bài viết là gì?
? Luận điểm “chống nạn thất học” được nêu ra dưới dạng nào?
? Luận điểm đó được trình bày đầy đủ cụ thể hóa ở câu văn nào. (luận điểm phụ)
? Câu văn đó được nêu ra dưới hình thức câu gì?
 ? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận ?
? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
GV: Như vậy luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận. Luận điểm được thể hiện trong nhan đề, dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính), nhiệm vụ cụ thể (luận điểm phụ) trong bài văn.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ chấm thứ hai trang 19.
Hoạt động 2: Tìm hiểu luận cứ.
GV: Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
? Em hãy tìm lí lẽ trong bài”chống nạn thất học”
? Lí lẽ đó làm cơ sở cho luận điểm nào.
? Dẫn chứng nào làm rõ cho luận điểm đó.
GV: Như vậy, luận cứ trả lời các câu hỏi ntn?
GV: Qua lí lẽ và dẫn chứng ta thấy luận cứ ở đây trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu mà đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học? Và câu hỏi : Muốn chống nạn thất học thì làm thế nào ? Luận cứ đã làm cho tư tưởng bài viết có sức thuyết phục.
-GV cho học sinh đọc ghi nhớ chấm thứ ba.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lập luận
GV: Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản chống nạn thất học.
? Qua đó em hãy cho biết lập luận tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?
GV: Tóm lại, lập luận là cách nêu luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
Hoạt động 4: Hoạt động củng cố bài.
- GV cho hs đọc lại ghi nhớ Sgk/19
Hoạt động 5: Luyện tập HS làm bài theo nhóm.
- Nhóm 1,2: Tìm luận điểm và cách lập luận trong bài” Cần tạo ra thói quen”/ trang 9
- Nhóm 3,4 : Tìm luận cứ và cách lập luận trong bài. Như trên.
- Luận điểm với tư cách là tư tưởng, quan điểm của bài viết thể hiện tập trung ngay trong nhan đề: Chống nạn thất học.
- Dạng câu khẳng định.
- Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
- Câu khẳng định.
- Là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
HS đọc ghi nhớ chấm thứ hai.
a) Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
b) Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95% nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ như thế thì tiến bộ làm sao được?
c) Nay nước độc lập rồi muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.
- Làm cơ sở cho luận điểm: “Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ tức là chống nạn thất học”. (đã nêu trên).
- Dẫn chứng 1: “Những người đã biết chữ .... đồng bào thất học”
-Dẫn chứng 2: “Những người chưa biết chữ ... những người làm của mình”
- Dẫn chứng 3: “Phụ nữ lại càng ... bầu cử và ứng cử”
- Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
(- Nêu lí do mà luận điểm nêu ra.
- Nêu ra để làm sáng tỏ, khẳng định luận điểm của mình.
- Dẫn chứng để chứng minh sự đáng tin cậy, thuyết phục cho luận điểm)
HS đọc ghi nhớ
- Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì (lí lẽ). Tiếp đó nêu tư tưởng chống nạn thất học (luận điểm). Sau đó người viết nêu cách chống nạn thất học(chống nạn thất học bằng cách nào?) (dẫn chứng).
- Lập luận tuân theo thứ tự : Lí lẽ (tư tưởng quan điểm (luận điểm) (dẫn chứng ( khẳng định luận điểm.
HS đọc ghi nhớ chấm thứ 4.
HS đọc ghi nhớ lại Sgk
- Luận điểm chung: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Luận cứ :
 + Lí lẽ : có thói quen tốt và thói quen xấu ... là thói quen xấu.
 + Dẫn chứng 1: “Hút thuốc lá ... cái gạt tàn”
 + Dẫn chứng 2: “Một thói quen xấu ... vệ sinh nặng nề”
 + Dẫn chứng 3: “Tệ hại hơn ... nguy hiểm”
- Lập luận : Lí lẽ (mở bài-tổng) ( dẫn chứng (thân bài-phân) ( luận âiãøm (kãút baìi-håüp)
I. Bài học:
Mỗi bài văn nghị luận cần phải có :
1. Luận điểm :
Ghi nhớ chấm 2/Sgk
2. Luận cứ:
Ghi nhớ chấm 3/Sgk
3. Lập luận:
Ghi nhớ chấm thứ 4/ Sgk.
* Học ghi nhớ Sgk/19
	4/ Củng cố : 
	Đọc lại ghi nhớ SGK/19.
	5/ Dặn dò : Học bài; soạn bài : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
Ti Tiết 80	ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
T 	VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp hs
Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Chuẩn bị: Sgk, Sgv, đèn chiếu
- Phương pháp: hỏi - đáp - qui nạp.
C. TỔ CHỨC BÀI HỌC:
I. Ổn định:
II Bài cũ:
Đọc thuộc lòng ghi nhớ “ đặc điểm của văn bản nghị luận”. Qua bài “Chống nạn thất học” em hãy phân tích làm rõ những đặc điểm đó.
III. Bài mới:
Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
- Giáo viên ghi các đề lên bảng phụ hoặc dùng đèn chiếu sau đó nêu câu hỏi.
? Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không? Vì sao?
? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn.
- Vậy nội dung và tính chất của đề văn nghị luận là như thế nào?
* Giáo viên giảng thêm.
? Tại sao đề bài không có lệnh
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đề cụ thể.
- Giáo viên ghi đề
? Đề nêu lên vấn đề gì?
? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
? Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định.
? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì (tính chất)
? Vậy từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết: trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề.
HOẠT ĐỘNG 3: Lập ý cho bài văn nghị luận
- GV vẫn sử dụng đề “Chớ nên tự phụ”
1) Xác lập luận điểm:
? Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành ý kiến đó không?
? Vậy luận điểm chính của bài văn là gì?
? Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm chính để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ.
2) Tìm luận cứ:
GV: Để lập luận cho tư tưởng “ Chớ nên tự phụ” thông thường người ta nêu các câu hỏi. Hãy trả lời các câu hỏi đó ? 
? Tự phụ là gì?
? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
? Tự phụ có hại như thế nào?
? Tự phụ có hại cho ai?
? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người.
3. Xây dựng lập luận:
? Nên bắt đầu lời khuyên “ Chớ nên tự phụ” từ chỗ nào?
? Vậy lập ý cho bài văn nghị luận là ta phải làm gì?
( Giáo viên gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
- Các đề bài trên đều có thể được xem là đề bài, đầu đề và dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được vì mỗi đề bài đề thể hiện 1 luận điểm của bài văn (thể hiện 1 chủ đề).
- Để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận, ta có thể căn cứ vào việc đây là những câu hoặc cụm từ mang tư tưởng, quan điểm hay vấn đề cần được làm sáng tỏ. (chúng ta chỉ có phân tích, chứng minh thì mới giải quyết được các đề ra trên. Các đề từ đề (1) đến đề (11) đều nêu ra một vấn đề mang một tư tưởng, quan điểm...)
- Tính chất của đề như : ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác, tranh luận, giải thích ... đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp vì mỗi tính chất sẽ quy định cách viết, giọng điệu, lời văn ...
- Học sinh đọc ghi nhớ chấm 1 Sgk/ trang 23.
- Khi đề nêu lên một tư tưởng một quan điểm thì người hs có thể có hai thái độ : hoặc đồng tình, ủng hộ hoặc là phản đối. Ra đề như vậy là kích thích hoạt động tư tưởng chủ động của HS.
- Đề nêu lên vấn đề : “Chớ nên tự phụ”
- Đối tượng và phạm vi nghị luận là tính tự phụ.
- Phủ định
- Đề này đòi hỏi người viết phải phê phán người có tính tự phụ.
- Học sinh đọc ghi nhớ chấm 2 Sgk/ trang 23.
- Em tán thành với ý kiến mà cô giáo vừa nêu.
- Luận điểm chính : chớ nên tự phụ.
- Luận điểm phụ: 
 + Tự phụ có hại như thế nào?
 + Tự phụ có hại cho ai ?
- Tự phụ là tự cậy mình là giỏi, là tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác.
- Khuyên chớ nên tự phụ vì: tính xấu này có hại hơn là có lợi ...
- Những cái hại do tự phụ gây ra: chủ quan trong công việc, thiếu tính khách quan, ... , coi thường người khác...
- Tự phụ có hại cho chính bản thân mình ... gây ra tai hại cho những người khác ...
- Bản thân chậm tiến, mọi người không yêu mến, thiếu hiểu biết, thiếu sáng kiến, ...
- Có thể bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác ( đưa dẫn chứng trước.
- Cũng có thể bắt đầu bằng cách định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó.
( Trình bày lí lẽ trước.
HS đọc ghi nhớ chấm 3.
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
Ghi nhớ chấm 1 Sgk/23
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
 Đề: Chớ nên tự phụ
Ghi nhớ chấm 2/ trang 23
III. Lập ý cho bài văn nghị luận là:
1) Xác lập luận điểm:
- Cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ.
2) Tìm luận cứ:
- Tìm lí lẽ, và dẫn chứng bằng cách đặt câu hỏi: là gì? vì sao? như thế nào? cho ai? Vì ai? Sự việc nào? con người nào ? ....
- Cần chọn lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người.
3. Xây dựng lập luận:
- Xây dựng trật tự lập luận:
 + Dẫn chứng ( luận điểm ( lí lẽ.
 + Lí lẽ ( luận điểm ( dẫn chứng.
Ghi nhớ chấm 3/Sgk
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập
- Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: sách là người bạn lớn của con người.
- Xác định luận điểm : Ích lợi của việc đọc sách.
 I. Mở bài: (luận điểm)
Từ “Để thỏa mãn ... đọc sách”
 II. Thân bài: (luận cứ)
a) Lí lẽ: Từ “cuốn sách tốt ... hằng n ... ng quí báu của dân tộc ta.
 - Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
 B.Chuẩn bị:
 - GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, bảng phụ. HS soạn câu hỏi, hiểu vd.
 - Phương pháp: phân tích qui nạp - bình, tích hợp.
 C. Tổ chức bài học:
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 
	 - Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về con người, xã hội.
	 - Cho biết nội dung chính của các câu tục ngữ là gì? (Ghi nhớ).
 III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Bài văn là một đoạn trích trong văn kiện báo cáo chính trị do Chủ Tịch HCM trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng LĐVN năm 1951. Đoạn trích có khá đầy đủ các yếu tố của một bài văn nghị luận kiểu chứng minh.
 2. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung.
GV: Yêu cầu hs đọc chú thích (sao).
- Nêu yêu cầu đọc, gọi hs đọc chú thích từ khó.
Hỏi 1: Bài văn nghị luận này nói về vấn đề gì?
- Câu nào giữ vai trò chủ chốt?
Hỏi 2: Nội dung bải được trình bày theo mấy phần? Ý của mỗi phần?
Hỏi 3: Tác giả có vai trò gì trong tạo dựng văn bản này?
Hỏi 4:Từ các dấu hiệu trên, hãy xác định phương thức biểu đạt chính của tinh thần yêu nước... và gọi tên văn bản là gì?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản.
GV: Gọi hs đọc lại đoạn 1.
Hỏi 1: Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là nồng nàn yêu nước?
Hỏi 2: Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào?
- Tại sao lòng yêu nước lại được bộc lộ mạnh mẽ, to lớn nhất ở lĩnh vực đó?
GV: Đúng vậy, bài văn được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dân ta đang nỗ lực thi đua yêu nước.
Hỏi 3: Nổi bật trong đoạn mở đầu là hình ảnh nào?
Hỏi 4: Nhận xét cách dùng từ nghệ thuật lập luận của tác giả?
Hỏi 5: Tác dụng của các hình ảnh và ngôn từ này là gì?
GV: (diễn giảng): Mạch văn mạnh mẽ kéo dài cùng các tính từ , động từ tả đúng hình ảnh và sức công phá của một làn sóng.
- Dùng hình ảnh: Làn Sóng vừa giải thích được tác dụng lớn lao của lòng yêu nước vừa ca ngợi một truyền thống quí báu của dân tộc, vừa phát hiện một nguyên nhân thắng lợi vừa kích thích sự suy nghĩ, tìm hiểu của người đọc.
Hỏi 6: Qua tìm hiểu, em cho biết đoạn mở đầu có vai trò và ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: HD tìm hiểu những biểu hiện của lòng yêu nước.
Hỏi 1: Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?
Hỏi 2: Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng các chứng cứ lịch sử nào? (bảng phụ).
Hỏi 3: Vì sao tác giả lại có quyền khẳng định: chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang đó?
Hỏi 4: Hãy nhận xét cách đưa dẫn chứng trong đoạn văn này? Thái độ và tình cảm của tác giả? (bảng phụ).
GV: Đoạn văn còn biểu ý, những ý tưởng sâu sắc, biểu cảm, tình cảm chân thành rung động được tiếp xúc và phát triển tự nhiên, nhẹ nhàng, thấm thía.
GV: Dùng bảng phụ, cho hs đọc 2 câu văn chốt ở đoạn 2.
Hỏi 5:Em hãy xác định vị trí và vai trò của hai câu văn đó?
Hỏi 6: Em hãy tìm các câu văn làm sáng tỏ những biểu hiện của lòng yêu nước? (bảng phụ).
- Những biểu hiện của lòng yêu nước được thể hiện như thế nào?
Hỏi 7: Trong những câu văn đó, các dẫn chứng được sắp xếp như thế nào?
- Dẫn chứng trình bày theo kết cấu mô hình chung nào?
- Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
Hỏi 8: Cấu trúc dẫn chứng ấy có tính thuyết phục gì?
GV (bình ngắn): việc lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, cụ thể đồng thời đi từ nhận xét khái quát đến dẫn chứng cụ thể (Đồng bào ta ngày nay... )đúc lại bằng một nhận xét khái quát (những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau...) ( đảm bảo tính toàn diện, vẫn giữ vững mạch văn trôi chảy cuốn hút người đọc.
( Giúp ta học tập kiểu văn NLCM.
Hỏi 9:Tác giả viết đoạn văn này bằng cảm xúc nào?
Hoạt động 4:HDHS phân tích đoạn 3.
Chuyển ý: Phần cuối - kết thúc vấn đề, tác giả dùng lí lẽ để xoáy sâu, nhấn mạnh luận đề bằng hình ảnh so sánh, ví von.
Hỏi 1:Em Hãy nhận xét cách so sánh, ví von: tinh thần yêu nước như các thứ của quí?.. (Bảng phụ)_
Hỏi 2:Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín trong đoạn văn này?
Hỏi 3: Trong khi bàn về: bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước nào?
Hỏi 4: Cách nghị luận của tác giả ở đoạn cuối có gì đặc sắc? Tác dụng?
GV (bình): Một hình ảnh so sánh độc đáo, so sánh lòng yêu nước (một khái niệm trừu tượng) với một hình ảnh cụ thể tinh thần yêu nước cũng như các thứ quí ... trong hòm.Câu văn ngắn, có hai câu rút gọn: có khi được ... nhưng cũng có khi ... sinh động, đầy tính hình tượng, người đọc, người nghe hiểu rằng: lòng yêu nước của nhân dân ta biểu hiện bằng hai trạng thái: tiềm tàng, kín đáo và rõ ràng trực tiếp ( ý tưởng sâu sắc, mang tầm khái quát cao nhưng lời văn , ngôn ngữ thì giản dị, dễ hiểu.
Hoạt động 5: HD tổng kết, ghi nhớ.
Hỏi 1: Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có gì đặc sắc?
Hỏi 2: Qua bài văn, em nhận thức thêm được điều yêu nước nào?
Hỏi 3: Bài viết này thuyết phục người đọc do hiện thực dân tộc ta có đủ chứng cứ để khẳng định lòng yêu nước.
- Tác giả có cách trình bày cụ thể, khái quát bằng cảm xúc thiêng liêng hay còn vì lí do nầo khác liên quan đến cuộc đời tác giả HCM?
GV: Bài văn là một mẫu mực về bố cục, lập luận, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận CM. Qua bài văn, ta hiểu thêm về tấm lòng và cuộc đời sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu. Bài viết có tính thuyết phục bởi chân lý rõ ràng: Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
GV: Gọi hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 6: HD luyện tập.
GV: HDHS thực hiện câu 1/sgk. 
.HS đọc chú thích (sao)/sgk.
.HS đọc bài văn, đọc chú thích từ khó.
1- Lòng yêu nước của nhân dân ta.Đó là một truyền thống quí báu...
- Câu: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
2- Gồm 3 phần:
1, Từ đầu ... cướp nước: Nhận định chung về lòng yêu nước.
2, Tiếp ... nồng nàn yêu nước: CM những biểu hiện của lòng yêu nước.
3, Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta.
3- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
4- Phương thức nghị luận.
- Văn nghị luận (tác phẩm nghị luận)
.HS thực hiện câu hỏi sgk.
.Đọc lại đoạn 1.
1- Nồng nàn là trạng thái tình cảm sôi nổi mãnh liệt của tâm hồn.
- Nồng nàn yêu nước: là tình yêu nước ở độ mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.
2- Đấu tranh chống ngoại xâm.
- Vì dân tộc ta luôn có giặc ngoại xâm và chống giặc ngoại xâm nên luôn cần đến lòng yêu nước cứu nước.
3- Hình ảnh lòng yêu nước kết thành làn sóng ... nhấn chìm lũ cướp nước.
4- Tính từ : mạnh mẽ, to lớn.
Động từ : kết thành, lướt qua, nhấn chìm.
- Lặp lại đại từ nó (lòng yêu nước).
5- Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước bằng tạo khí thế mạnh cho bài văn thuyết phục người đọc.
6- Tạo luận điểm chính cho bài văn.
- Bày tỏ, nhận xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
.HS thực hiện tiếp câu hỏi 2, 3/sgk.
Đọc lại đoạn 2.
1- Đưa ra dẫn chứng về lòng yêu nước trong:
- quá khứ lịch sử dân tộc.
- Ngày nay của dân tộc.
( Theo trình tự từ xưa đến nay.
2- Chứng cứ lịch sử thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
3- Vì đây là thời đại gắn liền với các chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
4- Dẫn chứng tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử .
- Bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc cụ thể:
“Chúng ta có quyền tự hào ..., phải ghi nhớ công ơn.... anh hùng”.
.HS đọc 2 câu văn, thực hiện câu 5/sgk.
- Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
- Những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi làm việc nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
5- Câu mở đầu.
 Câu cuối - kết đoạn văn: nói về lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay.
6- Từ các cụ giàtóc bạc ... yêu nước đánh giặc.
- Từ các chiến sĩ ... như con đẻ...
- Từ các nam nữ ... cho chính phủ.
( Thể hiện theo các bình diện: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp nghề nghiệp địa bàn cư trú.
7- Liệt kê dẫn chứng.
- Mô hình kiểu câu ghép theo kiểu liên kết: từ ... đến.
- Cùng liên kết để laöm sáng tỏ chủ đề đoạn văn: Lòng yêu nước của đồng bào ta trong kháng chiến chống Pháp.
8- Vừa cụ thể, vừa toàn diện, tiêu biểu, mạch văn trôi chảy cuốn hút người đọc.
9- Ca ngợi, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
1- Cách so sánh, cách ví von: ting thần yêu nước của nhân dân ta như các thứ của quí ... trong hòm nhằm đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
( Làm cho người đọc, người nghe (là đồng bào ta) dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước.
2- Lòng yêu nước có hai dạng: 
- Có thể nhìn thấy được: trưng bày.
- Có thể không nhìn thấy được: giấu kín.
( Cả hai đều đáng quí.
3- Động viên, tổ chức khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người (bảng phụ): phải ra sức giải thích, tuên truyền, tổ chức ... kháng chiến.
4- Dùng lí lẽ xoáy sâu, nhấn mạnh luận đề.
- Hình ảnh so sánh độc đáo giúp người đọc hình dung rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: kín đáo và bộc lộ rõ ràng, dễ hiểu, dễ đi sâu vào lòng người.
.HS thực hiện câu hỏi 6/26.
1- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
- Lí lẽ phù hợp với dẫn chứng phong phú, cụ thể.
- Diễn đạt lí lẽ bằng hình ảnh so sánh nên sinh động, dễ hiểu.
- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
2- Dân ta ai cũng có lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quí.
- Cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể.
3- Cả hai lý do.
- Thêm lý do: cuộc đời Bác là chứng cứ sáng tỏ nhất của lòng yêu nước thiết tha.
I- Tìm hiểu chung:
1, Tác giả - tác phẩm.
-Chú thích sao /sgk.
2, Đọc, hiểu chú thích.
3, Bố cục:
- 3 phần.
II- Tìm hiểu bài:
1, Nhận định chung về lòng yêu nước.
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, hình ảnh, lặp đại từ, tính từ, động từ mạn liên tiếp gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước.
- Luận điểm chính: bày tỏ nhận xét chung về lòng yêu nước.
2, Những biểu hiện của lòng yêu nước
a, Lòng yêu nước trong quá khứ dân tộc.
- Gắn liền với các chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm.
b, Loöng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
- Lòng yêu nước thể hiện phong phú, đa dạng ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi nghề nghiệp, mọi địa phương
- Ca ngợi, ngưỡng mộ lòng yêu nước của nhân dân ta
3, Nhiệm vụ của chúng ta:
- Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Đề ra nhiệm vụ, bổn phận, tuyên truyền khích lệ tiềm năng yêu nước của nhân dân ta.
- Bảo vệ, giữ gìn và phát huy.
III- Tổng kết:
- Ghi nhớ.
IV-Luyện tập:
Cáu 1:
IV. Củng cố:
 - HS làm câu 2/trang 27: Viết đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4, 5 câu có sử dụng mô hình liên kết: từ ... đến.
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Học thuộc ghi nhớ - nắm bố cục bài văn.
 - Tiếp tục làm bài 2, bài 1/26.
	 - Chuẩn bị baöi mới : Tiết 82: Câu đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc