Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết  80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Kiến thức:

- HS nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề bài văn nghị luận, các yêu cầu chung của một bài văn nghị luận, xác định luận đề và luận điểm.

2. Rèn kĩ năng: Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận và tìm ý, lập ý.

3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn nghị luận

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, một số đề văn nghị luận.

HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giờ trước

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:3/2/09
NG:5/2/09
Tiết: 80
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề bài văn nghị luận, các yêu cầu chung của một bài văn nghị luận, xác định luận đề và luận điểm.
2. Rèn kĩ năng: Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận và tìm ý, lập ý.
3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn nghị luận
B. chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, một số đề văn nghị luận.
HS: Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giờ trước
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, quy nạp thực hành...
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS: 7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu đặc điểm của văn bản nghị luận? Yêu cầu của các đặc điểm đó?
- Yêu cầu nêu được: 
+ Đặc điểm văn nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, lập luận...
+ Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, lập luận " ( Ghi nhớ).
III. Bài mới:
G: Giới thiệu bài: ở tiết trước các em đã nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận, các yêu cầu của nó. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của đề văn nghị luận và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
GV treo bảng phụ chứa các đề bài trong SGK
? cho biết nó có gì đặc biệt so với các đề văn mà em đã biết?
? Như vậy có thể xem các đề bài trên là đề bài, đầu đề được không? Vì sao?
? Người đặt ra những vấn đề ấy để nhằm mục đích gì?
? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề văn trên là văn nghị luận?
? Đề văn trên nêu ra vấn đề nghị luận gì?
? Với đề 1, có tính chất, thái độ ứng xử ntn?
? Tính chất, thái độ ứng xử của đề 5 thì thế nào?
? Đề 9 có tính chất, thái độ ứng xử ntn?
? Đề 11 thì sao?
? Như vậy tính chất của đề văn nghị luận ntn? Có thể xếp 11 đề trên thành mấy loại tính chất?
? Tác dụng của việc phân loại tính chất của đề văn nghị luận?
? Đề nêu lên vấn đề gì?
? Xác định đối tượng và phạm vi nghị luận của đề?
? Tư tưởng của đề?
? Đề đòi hỏi người viết phải làm gì?( Tính chất của đề)
? Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề?
? Xác lập luận điểm của bài nghị luận: Chớ nên tự phụ?
? Với đề văn như trên người ta thường nêu ra câu hỏi gì?
? Xây dựng lập luận ntn?
? Như vậy, việc lập ý cho bài văn nghị luận là làm ntn?
? Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận? Yêu cầu của tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận?
G: Hướng dẫn H luyện tập.
? Nêu yêu cầu của đề bài luyện tập?
? Tìm hiểu đề bài này là chúng ta phải làm gì?
? Em hãy xác định vấn đề nghị luận ở đây là gì?Phạm vi tính chất của đề?
? Để lập ý cho bài nghị luận chúng ta phải làm những gì?
? Xác định luận điểm của đề bài?
? em hãy đặt các câu hỏi để tìm ý cho đề văn?
? Sách có vai trò ntn đối với cuộc sống của con người?
? Thái độ của con người đối với sách ntn?
H: đọc các đề văn trong SGK trang 21.
H: Các đề bài này không nêu cụ thể yêu cầu là giải thích hay chứng minh, bình luận...
+ Nội dung: đều là các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
H: được, vì vấn đề đặt ra buộc người làm bài suy nghĩ đồng tình hay phản đối, thao tác nghị luận không hạn chế CM, BL, GThích.
H: Nội dung của đề, mỗi đề nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận...
H: Ca ngợi.
H: khuyên nhủ.
H: suy nghĩ, bàn luận.
H: Tranh luận, phản bác.
H: Định hướng cho bài viết, nhắc các em cần có thái độ ntn đối với vấn đề được đặt ra.
H: đọc đề văn: Chớ nên tự phụ
H: Cách sống trong quan hệ người với người
H: con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
H: Phủ định cách sống tự phụ.
H: Phân tích, giải thích: Tự phụ là gì? Tác hại của tự phụ ntn?
+ Khuyên nhủ: mọi người chớ nên tự phụ biết sống khiêm tốn..
H: xác định đúng vấn đề, phạm vi và tính chất của bài nghị luận.
H: bắt đầu từ khái niệm tự phụ là gì rồi rút ra tác hại của nó
H: Xác định luận điểm, cụ thể hoá luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK
H: xác định luận điểm, phạm vi tính chất của đề.
H: đọc thêm bài “ ích lợi của việc đọc sách để tìm ý
1. Tìm hiểu đề:
+ Luận điểm: “ sách là.....người”
+ Phạm vi: Sách trong cuộc sống của con người.
+ Tính chất: phân tích, khuyên nhủ, ca ngợi.
2. Lập ý:
- Xác lập luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của văn nghị luận.
- Đề văn nghị luận: 11 đề SGK-T21
- Tất cả 11 đề trên tuy khác nhau về các vấn đề nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội
-Mục đích: để người viết bàn luận làm sáng tỏ.
+ Nội dung: Nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
+ Tính chất: 
- Ca ngợi, giải thích ( 1,2).
- Khuyên nhủ, phân tích.
- Suy nghĩ, bàn luận
- Đấu tranh, phản bác.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
- Đề văn: Chớ nên tự phụ
+ vấn đề nghị luận: Cần phải khiêm tốn 
+ Phạm vi: Kinh nghiệm vốn sống của con người
+ Đối tượng: Mọi người
+ Yêu cầu: làm sáng tỏ cái hại của tính tự phụ
* Ghi nhớ: SGK_
II. Lập ý cho bài văn nghị luận:
Đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác lập luận điểm:
Chớ nên tự phụ, cần khiêm tốn trong cuộc sống
2. Tìm luận cứ
+ Tự phụ là gì?
+ Vì sao Chớ nên tự phụ?
+ Tác hại của tự phụ....
3. Xây dựng lập luận
- Bắt đầu từ K/Niệm tự phụ là gì " suy ra tác hại của nó.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài “Sách là người bạn lớn của con người”
3. Tìm luận cứ:
+ Sách là gì? bạn là gì?
+ Tại sao sách có thể là người bạn lớn của con người? ( tác dụng của sách: sách giúp chúng ta hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai, sách giúp ta hiểu tâm hồn con người qua các thời đại...)
+ Thái độ của con người đối với sách 
- Xây dựng lập luận:
+ Bắt đầu từ K/N “Sách”, “bạn” rút ra tác dụng của sách, thái độ đối với sách.
IV. Củng cố: G: Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học
? Nêu nội dung, tính chất của đề văn nghị luận?
V. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập còn lại, soạn bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT80.doc