Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81: Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81: Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

Giúp học sinh

- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn.

- Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài.

- Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống hào hùng của lịch sử VN.

B.CHUẨN BỊ:

- GV: soạn bài, sưu tầm các tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ, bảng phụ.

- HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 81: Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81
	Văn bản :
 	Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 ( Hồ Chí Minh )
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh 
- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
- Nhớ được câu chốt của bài và những câu có hình ảnh so sánh trong bài.
- Giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống hào hùng của lịch sử VN.
B.Chuẩn bị:
- GV: soạn bài, sưu tầm các tư liệu tham khảo, tranh minh hoạ, bảng phụ.
- HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức :
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc thuộc 5 câu tục ngữ về con người và xã hội ?
- Những câu tục ngữ sau đây, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu "uống nước nhớ nguồn" ? (GV treo bảng phụ)
	a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây
	b. ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
	c. ăn cháo đá bát.
	d. Uống nước nhớ kẻ đào giếng.
3. Bài mới:	Giới thiệu bài : Dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé đã vững vàng đi suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm, một dân tộc hiên ngang đã đánh bại biết bao thế lực ngoại bang hùng mạnh, bảo vệ non sông. Sức mạnh nào đã khiến dân tộc Việt Nam quật cường đến như vậy ? Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lý giải sâu sắc trong báo cáo chính trị ĐH II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 02 năm1951.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh chú ý chú thích(*)
? Trình bày xuất xứ bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"?
- Giáo viên hướng dẫn, học sinh đọc văn bản
? Giải nghĩa các từ: Kiều bào? Vùng tạm chiếm?
? Chỉ rõ đề tài, bố cục, luận điểm chính của văn bản?
- Học sinh đọc phần 1
? Mở đầu bài viết, Bác đã nêu nhận định chung về lòng yêu nước của DT ta như thế nào?
?Em có nhận xét gì về giọng điệu, kiểu câu, cách dùng từ trong 2 câu đầu?
? Em hiểu thế nào là nồng nàn? (mãnh liệt, sôi nổi, chân thành)
? Cách diễn đạt ấy có tác dụng gì trong việc nêu vấn đề? 
? Tinh thần yêu nước được thể hiện trên nhiều lĩnh vực . ở bài viết này tác giả nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? tại sao?
? Câu 1,2 và câu 3 có đặc điểm gì khác trong cách diễn đạt ? Giá trị của nó?
? Những động từ ở câu 3 có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
? Đặt trong bố cục của bài văn nghị luận, phần mở đầu này có ý nghĩa gì?
? Tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn văn ?
? Cảm xúc của em sau khi đọc Đ1 ?
 (Học sinh tự bộc lộ)
? Những biểu hiện của lòng yêu nước được tác giả chứng minh theo trình tự nào? có hợp lý không? vì sao?
? Vì sao tác giả lại khẳng định : "chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu...?
? Nhận xét gì về lí lẽ, dc trong đoạn này?
? Những cụm từ "Chúng ta chúng ta phải ghi nhớ" gợi cho em điều gì?
ð Giống như lời kêu gọi, như mệnh lệnh của lãnh tụ thiêng liêng, là tiếng nói của hồn thiêng, sông núi cha ông hoà trong lời người .
? Xác định câu mở đoạn?
? Sự xứng đáng đó được thể hiện như thế nào? 
? Nhận xét về cách sử dụng dẫn chứng của tác giả?
? Điệp ngữ "từđến" dùng liên tiếp trong câu có tác dụng gì? giọng văn?
? Câu kết của phần này có giá trị gì?
(Tổng kết, khái quát lại luận điểm)
- Học sinh đọc đoạn cuối.
? Đoạn văn cuối có gì đặc biệt trong cách diễn đạt?
? Từ đó Bác nói gì về bổn phận của chúng ta? 
? Cách diễn đạt ví von ấy có giá trị gì?
? Đặt trong hoàn cảnh lịch sử những năm 1951 - 1954, bài viết có giá trị gì?
? Vì sao có thể coi đây là một văn bản nghị luận mẫu mực?
? Ngoài giá trị NT, bài văn còn thuyết phục người đọc bởi lý do gì?
I. Giới thiệu chung
- Bài văn trích trong báo cáo chính trị tại ĐH II - Đảng Lao động Việt Nam tháng 2.1951 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tên bài do người soạn sách dịch
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc- chú thích
- Chú ý đọc to, rõ ràng, dõng dạc
- Ngắt câu đúng chỗ.
2. Đề tài, bố cục, luận điểm chính
* Đề tài: Bàn về TT yêu nước của nhân dân ta: 
*Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của DT ta
* Bố cục 3 phần
- P1 - Đoạn 1: Nhận định chung về lòng yêu nước
- P2- Đoạn 2 +3: Những biểu hiện của lòng yêu nước
- P3- Đoạn 4: Nhiệm vụ của chúng ta.
3. Phân tích
a, Nhận định chung về lòng yêu nước
- “Dân ta có... một truyền thống quý bàu của DT ta”
[Kiểu câu khẳng định, giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát, từ ngữ gợi cảm,giàu hình ảnh(nồng nàn, truyền thống, quý báu)
ð Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, rành mạch, khẳng định mạnh mẽ tinh thần yêu nước quý báu của dân tộc ta
- Lòng yêu nước được nhấn mạnh trên lĩnh vực đấu tranh chống ngoại xâm. ở lĩnh vực đó lòng yêu nước bộc lộ mạnh mẽ nhất (lịch sử dân tộc và hoàn cảnh hiện tại)
- Câu 3: câu dài nhiều vế, dùng hình ảnh so sánh đặc biệt: tinh thần yêu nước (trừu tượng) như làn sóng (cụ thể)giúp người đọc hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm.
- lướt, nhấn chìm ðĐộng từ, tạo khí thế mạnh mẽ, nhấn mạnh thêm sức mạnh của lòng yêu nước.
- Tạo luận điểm chính cho bài văn .
- Bày tỏ nhận xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Tự hào về lòng yêu nước mãnh liệt của dân tộc
b. Những biểu hiện của lòng yêu nước.
* Lòng yêu nước trong quá khứ :
àTrình tự lập luận chặt chẽ, hợp lí.
- “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang hời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo... ð Đây là những thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm.
è Dẫn chứng cụ thể, chính xác, tạo cảm xúc tự hào, được liệt kê theo trình tự thời gian
- Lý lẽ ngắn gọn, sâu sắc thuyết phục.
* Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay:
"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước"[ Câu chuyển đoạn, làm đoạn văn liền mạch, nhất quán.
Xứng đáng:
- Tất cả mọi người đều yêu nước
- Tinh thần yêu nước được cụ thể bằng hành động yêu nước.
- Mọi tầng lớp, nghề nghiệp đều có người yêu nước.
à Dẫn chứng vừa cụ thể vừa khái quát, giọng văn liền mạch, dồn dập khẩn trương, hùng hồn.
 Điệp ngữ "từđến" có tác dụng liệt kê làm sáng rõ luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước 
c. Nhiệm vụ của chúng ta:
- So sánh lòng yêu nước - của quýð... được "trưng bầy " hay "cất kín".
ðĐưa ra nhiệm vụ của chúng ta là: tìm cách làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thể hiện ra bên ngoài bằng hành động cứu nước cụ thể
ð Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người 
 * Ghi nhớ : SGK.
III. Luyện tập
ðKêu gọi, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của mỗi người dân, tập hợp nó thành sức mạnh dân tộc để làm cuộc kháng chiến lịch sử.
- Luận điểm rõ ràng.
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
- Lý lẽ thống nhất với ĩân chứng, dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, 
- Lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động dễ hiểu.
- Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
- Cuộc đời của Bác chính là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, đức hy sinh
4. Củng cố kiến thức: (3’) 
- Bài văn gợi cho em những cảm xúc suy nghĩ gì ?
(HS tự bộc lộ)
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc thuộc lòng đoạn 1 +2.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài.
- Chuẩn bị bài : Câu đặc biệt.
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 82
	Tiếng Việt :
Câu đặc biệt
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp học sinh 
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt.
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
- Biết sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói, viết cụ thể.
- Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị:
- HS xem trước nội dung bài học.
- GV soạn bài, chuẩn bị bảng phụ ghi VD .
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ?
- Làm bài tập 4.
3. Bài mới : (35’)
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ ghi VD.
Học sinh đọc VD.
? Hãy thảo luận và chọn phương án trả lời:
a. Đó là câu bình thường có CN -VN.
b. Đó là câu rút gọn, lược bỏ cả CN - VN
? Từ ví dụ trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của câu này?
? Vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt?
? Đọc phân tích, chỉ ra câu đặc biệt trong VD? 
? Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
( So sánh: a. Ôi em Thuỷ!
 b. Ai phải nghỉ học? 
 - Em Thuỷ.)
- Giáo viên kẻ bảng pt tác dụng
(Bảng phụ)
- Học sinh lên bảng đánh dấu vào ô chỉ tác dụng của mỗi câu
- Học sinh đọc ví dụ.
 ? Xác định và chỉ ra tác dụng của những câu đặc biệt trong các VD:
- HS suy nghĩ – trả lời.
? Qua ví dụ, em thấy câu đặc biệt có những tác dụng gì?
- HS rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Bài tập nhanh:
? Đặt một câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc?
- Học sinh đọc BT1- Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt có trong đoạn văn.
- HS suy nghĩ làm bài, giơ tay lên bảng chữa bài.
- HS phía dưới nhận xét.
Tìm tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn ở bài tập 1
- Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Tổ 1, 2 làm phần a,b.
- Tổ 3, 4 làm phần c,d.
- Học sinh cử đại diện trình bày.
- Giáo viên sửa chữa.
I. Thế nào là câu đặc biệt
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Ôi, em Thuỷ!
ð Câu không xác đinh được là CN hay VN.
- Câu không được cấu tạo theo mô hình CN - VN
ð Câu đặc biệt
3. Ghi nhớ
VD:
Đêm. Bóng tối tràn đầy trên biển Cát Bà
Câu Đb
Câu rút gọn
- Không được cấu tạo theo mô hình CN-VN
- Không xác định được CN-VN
- Là câu đơn bình thường nhưng rút gọn TP.
- Xác định được Tp thông qua văn cảnh
II. Tác dụng của câu đặc biệt
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Một đêm mùa xuân: xác định thời gian
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay: Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự việc
- Trời ơi: bộc lộ cảm xúc
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi
 Gọi đáp
 - Chị An ơi 
3. Ghi nhớ : SGK.
a. Gió, Mưa, Não nùng
ð Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng .
b. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
1. Xác định nơi chốn diễn ra sự việc.
2. Xác định thời gian diễn ra sự việc
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 
a. Có 3 câu rút gọn: - Có khi được trưng bày
- Nhưng cũng có khi được trưng bày
- Nghĩa là phải ra sức
	( Rút gọn CN)
b. Có 4 câu đặc biệt:
- Ba giây Bốn giây  Năm giây  Lâu quá !
c. Có một câu đặc biệt
- Một hồi còi
d. Có một câu đặc biệt:
- Là ơi !
* và hai câu rút gọn:
- Hãy kể chuyện
- Bình thương lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
2. Bài tập 2
4. Củng cố kiến thức: (3’) 
? So sánh câu đặc biệt với câu rút gọn ?
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nghi nhớ bài.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
 Tiết 83
	Tập làm văn :
Bố cục và phương pháp lập luận
trong bài văn nghị luận
A. mục tiêu bài dạy: 
Giúp học sinh
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị
- GV : soạn bài, sử dụng bảng phụ vẽ sơ đồ lập luận và bố cục bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- HS : học bài cũ, đọc trước bài mới.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Khi tìm hiểu đề văn nghị luận, em cần tìm hiểu những vấn đề gì ?
- Tìm ý trong bài văn nghị luận là giải quyết những vấn đề gì ?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh xem lại bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
? Văn bản này gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS trình bày.
? ở mỗi phần, hãy tìm câu văn thể hiện luận điểm?
? Nhận xét của em về luận điểm ở P1 và P3?
* HS tự bộc lộ
 GV: Ba phần trong bài văn tương ứng với 3 phần MB - TB - KB trong bài văn nghị luận.
? Vậy theo em mỗi phần trình bày vấn đề gì ?
- Đọc lại phần 1
? Phần 1 gồm mấy câu? 
?Mỗi câu trình bày những vấn đề gì? Nhận xét về cách lập luận đó?(LL theo quan hệ nào?)
? Nhận xét về cách lập luận trong phần 2?
? Cách lập luận ở phần 3 có giống hai phần trên không?
? Nhìn vào hệ thống 3 luận điểm phụ, hãy chỉ ra các phương thức lập luận?
? Như vậy, có những cách lập luận nào được sử dụng trong bài văn nghị luận?
- Học sinh đọc
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì?
? Các luận điểm phụ ?
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:
1. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
* Bố cục 3 phần:
- P1: đầu ð lũ cướp nước: Nhận xét chung về tinh thần yêu nước của ND ta
- P2: tiếp ð nồng nàn yêu nước: các biểu hiện của tinh thần yêu nước:
 - Tinh thần yêu nước trong quá khứ.
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.
- P3 còn lại: Bổn phận của chúng ta.
- ở P1: luận điểm xuất phát
- P3: luận điểm kết luận
* MB: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
 (luận điểm xuất phát tổng quát)
* TB: trình bày nội dung chủ yếu của bài
(có những đoạn văn nhỏ)
* KB: Nêu kết luận nhằm khảng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của tác giả
- P1: 3 câu
+ Câu 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
+ Câu 2: Truyền thống quý báu.
+ Câu 3: Sức mạnh của tinh thần yêu nước 
ð Lập luận theo quan hệ nhân quả
- P2: Lập luận theo quan hệ tổng-phân - hợp
- P3: Suy luận tương đồng theo quan hệ thời gian
2. Kết luận: Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
*"Học cơ bản mới có thể thành tài lớn"
- Học cơ bản mới thành tài lớn
- ở đời, có người học nhiều, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
- Nếu không có công luyện tập sẽ không vẽ đúng được.
 - Chỉ có thày giỏi mới đào tạo được trò giỏi.
4. Củng cố kiến thức: 
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học.
- Hoàn thiện bài luyện tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về phương pháp 
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Tiết 84
Tập làm văn :
Luyện tập về phương pháp lập luận
trong văn nghị luận
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp học sinh:
- Qua các bài tập khắc phục sâu thêm kiến thức về khái niệm lập luận và phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
- Rèn kỹ năng tạo lập luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B.Chuẩn bị: 
- HS xem trước đề bài văn nghị luận.
- GV soạn giáo án, dự kiến các tình huống giảng dạy.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là lập luận trong bài văn nghị luận?
- Giáo viên dùng bảng phụ.
- Học sinh đọc 3 câu văn.
? Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận ? (Học sinh gạch trên bảng).
? Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận?
? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
? Thêm kết luận cho luận cứ?
GV: Như vậy, trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận(luận điểm) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định.
? Luận điểm trong văn nghị luận có đặc điểm gì?
? So sánh kết luận ở bài tập 2(I) có gì khác với những kết luận (luận điểm) mục II này?
? Luận điểm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
? PP lập luận trong bài văn nghị luận phải như thế nào? Nó phải trả lời các câu hỏi nào?
.
? Hãy lập luận cho luận điểm" Sách là người bạn lớn của con người” bằng cách trả lời cho những câu hỏi.
(Học sinh trình bày bảng)
I. Lập luận trong đời sống
- Là cách trình bày và sắp xếp luận cứ để dẫn dắt người đọc (nghe) đi đến luận điểm của bài.
1. Bài tập 1:
a.Vế 1 là luận cứ, vế 2 là kết luậnè Quan hệ nhân - quả.
b. Vế 1 là kết luận, vế 2 là luận cứ è Quan hệ nhân - quả.
- Có thể thay đổi vị trí mà ý nghĩa không thay đổi.
2. bài tập 2
a. vì nơi đây là ngôi nhà thứ 2 của em.
b. vì chẳng ai tin mình nữa.
c. Đau đầu quá
d. Để trở thành con ngoan
e. Muốn học hỏi
3. Bài tập 3
a. đến thư viện đọc sách đi.
b. cố học thôi.
c. ai cũng khó chịu.
d. phải gương mẫu chứ.
e. chẳng ngó ngàng gì đến việc học cả.
II. Lập luận trong nghị luận
* Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
- ở mục I: lời nói trong giao tiếp hàng ngày mang tính cá nhân, có ý nghĩa hàm ẩn.
- ở mục II: luận điểm trong văn nghị luận có tính khái quát, tường minh.
* Tác dụng:
- Là cơ sở để triển khai luận cứ,
- Là kết luận của lập luận.
* PP lập luận trong bài văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học, chặt chẽ(lập luận thường được diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu, đòi hỏi phải có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh)
III.Luyện tập
Bài tập 1
- Lập luận 1: Sách là gì?
- Lập luận 2: Vì sao sách là người bạn lớn của con người?
- Có phải mọi cuốn sách đều có nội dung tốt không?
- Sử dụng sách như thế nào?
4. Củng cố kiến thức : 
- Lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận có đặc điểm gì ?
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài, học hiểu nội dung ghi nhớ.
- Làm hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài : “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày 25 tháng 1 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc