Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt

1. Kiến thức:

+ Nắm được khái niệm câu đặc biệt.

+ Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp khi nói viết.

3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt

B. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, Phiếu học tập

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 82: Câu đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 04/02/2009 
NG: 07/02/2009
Tiết 82
Câu đặc biệt
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nắm được khái niệm câu đặc biệt.
+ Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp khi nói viết.
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, Phiếu học tập
HS: Vở bài tập, SBT
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích ngữ liệu, phát vấn, quy nạp thực hành.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
I. Ổn định: KTSS: 7B............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu rut gọn? Tác dụng của rút gọn câu? cho VD?
- Yêu cầu nêu được.
+ Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu.
+ Tác dụng: 
. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp hững từ ngữ đã xuất hiện ở trước câu.
. Cho được ví dụ đúng về câu rút gọn.
VD: Hoàng hôn. Mưa..
III. Giảng bài mới:
G: Thông thường câu phải có đầy đủ CN- VN nhưng cũng có loại câu khuyết một số thành phần hoặc không tuân theo mô hình CN- VN. Vậy câu không xó cấu tạo theo mô hình CN- VN là câu gì? tác dụng loại câu này ntn? Chúng ta cung tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
G: treo bảng phụ ghi VD- SGK.
? HS đọc to, rõ VD SGK, chú ý câu in đậm?
? VD các em vừa đọc có mấy câu?
? Em có nhận xét gì về cấu tạo Ngữ Pháp của 2 câu sau?
? Cấu tạo của câu in đậm có gì đặc biệt, em hãy xác định CN- VN của câu đó?
? Vậy câu in đạm đó dùng để làm gì?
G: câu có cấu tạo đặc biệt như vậy người ta gọi là câu đặc biệt/
? Câu đặc biệt khác với câu bình thường ntn?
? Câu đặc biệt khác với câu rút gọn ở đâu?
G: Yêu cầu H chép ra giấy nháp bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt
G: treo bảng phụ ghi 4 VD SGK mụ II.
? Căn cứ vào bảng đó, em hãy chỉ ra những tác dụng của câu đặc biệt?
G: Hướng dẫn H làm bài tập 1
? Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong bài 1.
G: nhận xét, sửa sai, cho điểm.
H: Đọc ngữ liệu
H: thảo luận nhóm về cấu tạo của câu in đậm
H: 3 câu.
H: có đủ thành phần CN- VN " Câu bình thường.
H: Xác định nhận xét đó là câu không có CN- VN.
H: Một tiếng kêu ngạc nhiên và một lời gọi tên.
H: Là loại câu không xác định được C-V
H: Câu rút gọn có thể khôi phục lại thành phần rút gọn
H: Đọc to,rõ mục ghi nhớ SGK.
H: chuẩn bị ở nhà.
H: đọc và chỉ ra câu đặc biệt ở 4 ví dụ trên.
H: suy nghĩ và đánh dấu (x) vào ô thích hợp trong bảng liệt kê tác dụng của mình
- Báo cáo kết quả " G chỉnh sửa .
H: thực hiện.
H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
H: Trả lời phần ghi nhớ
Hoạt động cá nhân:
H: lên bảng trình bày
A. Lí thuyết:
I. Thế nào là câu đặc biệt
1. Ngữ liệu: SGK_T57
2. Phân tích - Nhận xét
- Ôi em Thuỷ! " Không có CN- VN. 
[ Câu đặc biệt.
* Ghi nhớ_SGK
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
* Ghi nhớ.SGK .
B. Luyện tập:
Bài tập 1_T29.
Tìm câu ĐB và câu rút gọn.
a. Không có câu ĐB.
- Câu rút gọn: 3 câu:
+ Có khi được...dễ thấy.
+ Nhưng cũng...trong hòm.
+ Nghĩa là phải...kháng chiến.
b. Câu đặc biệt.
- Ba giây ..bốn giây ..Năm giây...lâu quá.
+ Câu rút gọn: không có.
c. Câu ĐB: một hồi còi.
- Câu Rút gọn: không có
d. – Câu ĐB: Lá ơi!
- Câu rút gọn:
+ Hãy kể...ghe đi.
+ Bình thường...kể đâu.
Bài tập 2:
a. Các câu đặc biệt ở bài tập 1 có tác dụng:
- Ba giây...lâu quá! " xác định thời gian, bộc lộ cảm xúc.
- Một hồi còi " liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
- Lá ơi " gọi đáp
b. Các câu rút gọn ở bài tập 1 có tác dụng:
- Câu a " làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ đã xuất hiện ở các câu trước
- Hãy kể... nghe đi " làm cho câu gọn hơn.
- Bình thường... kể đâu " làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
Bài tập 3: HS làm bài theo hướng dẫn của GV ( Bài làm ở nhà
IV. Củng cố:
G: Hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học.
? Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu ĐB?
? Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ SGK, hoàn thành bài tập 3 SGK.
- Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT82.doc