Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (Tiếp theo)

. Kiến thức:

- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

- Cách lập luận trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.

- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài làm văn nghị luận.

 * Kĩ năng sống:

- Phân tích , bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận .

- Lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng. khi tạo lập đoạn, bài văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng.

 

docx 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 84: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng 7a Tiết...Ngày dạy....Sĩ số....Vắng....
Giảng 7b Tiết...Ngày dạy....Sĩ số....Vắng....
 Giảng 7c Tiết..Ngày dạy.Sĩ số......Vắng....
Tiết 84
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài làm văn nghị luận.
 * Kĩ năng sống:
- Phân tích , bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận .
- Lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng... khi tạo lập đoạn, bài văn nghị luận theo những yêu cầu khác nhau.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng.
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Bảng phụ, SGK, SGV, giáo án. 
2. HS: Bài soạn, SGK,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Bố cục của bài văn nghị luận gồm có mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?
-Trong văn nghị luận thường có những phương pháp lập luận nào ? 
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài 
	* Tiến trình bài dạy
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu lập luận trong đời sống
I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
1.Ví dụ:
a-Hôm nay trời mưa, /chúng ta .
 LC / KL
 b-Em rất thích đọc sách, /vì qua .
 LC / KL
c-Trời nóng quá, /đi ăn kem đi.
 LC / KL
-> Quan hệ nhân quả.
->Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận.
2-Bổ sung luận cứ cho kết luận:
a-Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.
b-Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.
c-Mệt quá, nghỉ 1 lát nghe nhạc thôi.
d) Ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e) Những ngày nghỉ em rất thích đi tham quan.
3.Bổ sung kết luận cho luận cứ:
a-Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện chơi đi.
b-Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).
c-Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).
d-Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e-Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
=> Biểu hiện trong mỗi mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (khái niệm) thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định.
- Mỗi luận cứ có thể đưa đến nhiều luận điểm và ngược lại.
- Lập luận trong đời sống thường xuất hiện dưới hình thức 1 cấu trúc câu nhất định. Có thể mô hình hoá như sau: Nếu A thì B (B1, B2...)
Nếu A (A1, A2...) thì B
Luận cứ + Luận điểm =1 câu
- Lập luận là gì? 
- Lập luận sử dụng trong phạm vi nào?
+Gọi HS đọc ví dụ (bảng phụ).
-Trong những câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định quan điểm) của người nói ?
-Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào ?
-Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không ?
=> Chúng ta không đi chơi nữa/
 KL( kết quả)
 vì hôm nay trời mưa.
LC ( nguyên nhân)
-Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau ?
- Chốt lên bảng phụ.
- Cho hs đối chiếu. Nhận xét, cho điểm.
-Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói ?
- Chốt lại.
- Nhận xét ghi điểm
=> Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (KL) thường nằm trong 1 cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cư có thể có 1 hoặc nhiều luận điểm (KL) hoặc ngược lại.Có thể mô hình hoá như sau: ( Ghi lên bảng phụ: 
Nếu A thì B (B1, B2...)
Nếu A (A1, A2...) thì B
Luận cứ + Luận điểm =1 câu
- Qua các bài tập trên, em hãy cho biết lập luận trong đời sống thường xuất hiện dưới hình thức nào?
- Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc chấp nhận, tin tưởng vào một ý kiến thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng của mình.
- Trong đời sống; trong văn nghị luận.
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS viết
- Trình bày
- HS viết, trình bày
- HS trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận
II. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
1. So sánh:
-Giống: Đều là những KL.
-Khác: Ở mục I.2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa nhỏ hẹp. Còn ở mục II là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát cao và có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
*Tác dụng của luận điểm: 
-Là cơ sở để triển khai luận cứ.
-Là KL của luận điểm.
2. Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.
-Sách là phương tiện mở mang trí tuệ, khám phá tác giả và cuộc sống. Bạn và người thân cùng nhau học tập. Vai trò của sách giống như vai trò của bạn.
-Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong học tập, rèn luyện, giải trí.
-Từ các luận cứ trên có thể KL: Sách là người bạn lớn của con người.
3. Luận điểm và lập luận cho luận điểm “Ếch ngồi đáy”
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ dốt nát, kiêu ngạo.
- Luận cứ: Ếch sống lâu trong giếng, bên cạnh những con vật nhỏ bé. Các loài này sợ tiếng kêu của ếch. Ếch thấy mình oai phong như một vị chúa tể. Trời mưa to đưa ếch ra ngoài. Theo thói quen cũ, ếch đi nghênh ngang bị con trâu giẫm bẹp.
- Lập luận: theo trình tự thời gian.
* Lập luận trong văn nghị luận: 
+Về hình thức: Thường diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.
+ Về nội dung: đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ và tường minh.
+ Luận điểm được rút ra một cách sâu sắc, thú vị.
+HS đọc ví dụ (bảng phụ).
- Cho Hs thảo luận theo 4 nhóm( 3’) : Hãy so sánh các KL ở mục I.2 với các luận điểm ở mục II ?
- Chốt lại: Chống nạn thất học là luận điểm có tính khái quát cao, có ý nghĩa phổ biến với XH. Còn Em rất yêu trường em là KL về 1 sự việc, mang ý nghĩa nhỏ hẹp
-Trong văn nghị luận, luận điểm có tác dụng gì ?
=> Luận điểm trong văn nghị luận là những KL có tính khát quát, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
-Em hãy lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người ?
- Khái quát lại
- Rút thành luận điểm và lập luận cho luận điểm ở truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy”?
- Hãy so sánh lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận
- Chốt lên bảng phụ
Về hình thức: Lập luận trong đời sống hằng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức 1 câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu. 
 Về ND ý nghĩa: Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.
 Do luận điểm có tầm quan trong nên phương pháp lập luận
trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính khoa học chặt chẽ. 
HS đọc
- HS thảo luận, trình bày
- HS trả lời
- Dựa vào câu hỏi gợi ý, lập luận,trình bày
- Theo dõi, ghi chép
- Trình bày .
- So sánh, trình bày.
- Theo dõi, ghi chép
3. Củng cố:
 - Lập luận trong đời sống thường biểu hiện dưới hình thức như thế nào?
	- Lập luận trong văn nghị luận thường biểu hiện dưới hình thức như thế nào?
4. Hướng dẫn VN:
- Đọc một truyện ngụ ngôn và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó.
- Chuẩn bị bài “ HDĐT: Sự giàu đẹp của tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan 7 3 cot hk2.docx