Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp)

1. Kiến thức:

+ Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

+ Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của văn bản.

2. Kĩ năng:

+ Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.

3. Thái độ: Yêu Tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 09/02/2009 
NG: 12/02/2009 
 Tiết: 85
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
+ Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của văn bản.
2. Kĩ năng:
+ Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh, bố cục, hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
3. Thái độ: Yêu Tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
B. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng: 
- Tư liệu tham khảo
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
I. Ổn định tổ chức: KTSS: 7B.....................................................
II. Kiểm tra bài cũ
? Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề gì? vấn đề đó được tác giả cụ thể theo trình tự nào?
* Yêu cầu:
+ Bài văn nghị luận về “Lòng yêu nước của nhân dân ta” “nhân dân ta. ..yêu nước”. “ Đó là một truyền thống...của ta”
+ Trình tự lập luận: 
MB: Nêu vấn đề nghị luận
TB: Chứng minh tinh thần yêu nước theo trình tự thời gian
. Trong lịch sử chống ngoại xâm.
. Trong cuộc kháng chiến hiện tại..
KB: Nêu nhiệm vụ của Đảng, chúng ta.
a Trình tự hợp lí, khoa học " thuyết phục người nghe, người đọc.
III. Giảng bài mới:
G: Từ trước Cách mạng, nhà thơ Huy Cận đã viết bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”, trong đó có những câu vừa duyên dáng, vừa sâu sắc: 
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong Tiếng Việt vấn vương một đời”.
Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ của chúng ta là một ngôn ngữ ntn? Có những đặc điểm gì? các em có thể tìm thấy câu trả lời qua đoạn trích của giáo sư Đặng Thai Mai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
? Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả ĐTM?
G: Bổ sung
? Nêu xuất sứ của văn bản?
G: Hướng dân H đọc: G: đọc mẫu " H đọc lại.
G: nhận xét, sửa lỗi...
G: Hướng dẫn H tìm hiểu một số từ khó.
? Xác định thể loại của văn bản?
? Nêu luận điểm của bài?
? Tìm bố cục của bài văn và ý chính của mỗi đoạn?
? Câu mở đầu của đoạn có vai trò gì?
? Tác giả đã nhận định ntn về TV?
? Tác giả đã giải thích nhận định này trên những phương diện nào?
? Để giải thích tác giả đã sử dụng NT gì?
? Vể đẹp của TV được tác giả giải thích trên những yếu tố nào?
? Dựa vào đâu để tác giả nhận thấy TV là một thứ tiếng hay?
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng?
? Để chứng minh cho vẻ đẹp của TV tác giả dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó?
? Chất nhạc của TV được xác nhận trên các chứng cứ nào của đời sống và khoa học?
G: Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gơịi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hoà về thanh điệu, nhịp điệu.
? Sự giàu có và khả năng phong phú của TV được thể hiện ở những phương diện nào?
? Tác giả quan niệm ntn về cái hay của ngôn ngữ?
? Giữa 2 phẩm chất hay và đẹp của ngôn ngữ có mối quan hệ ntn?
? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả?
? Đặc điểm nổi bật trong NT NL của bài là gì? Tác dụng?
? Nội dung chính của văn bản là làm sáng tỏ vấn đề gì?
H: Nêu theo SGK – Phần * - chú thích.
H: là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu : “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”. in lần đầu tiên năm 1967.
H: Nghị luận.
H: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”.
H: 2 đoạn: 
+ Đ1: từ đầu...lịch sử: (Nêu nhận định Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hay giải thích nhận định ấy).
 + Đ2: phần còn lại:
( chứng minh cái đẹp,sự giàu có, phong phú của TV về các mặt: Ngữ âm, Từ Vựng, cú pháp. sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cớ về sức sống của TV.
H: đọc lại đoạn 1 của văn bản.
H: Khẳng định giá trị và địa vị của TV " Từ đó đưa ra luận điểm cơ bản của bài.
H: “TV có...hay”.
H: Đẹp, hay.
H: Điệp cấu trúc: nói thê... nói rằng.
H: nhịp điệu hài hoà về âm hưởng, thanh điệu; cú pháp tế nhị uyển chuyển trong đặt câu.
H: hai khả năng của TV
H: Đi từ khái quát đến cụ thể. người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
H: Đọc đoạn 2 của văn bản.
H: Giàu chất nhạc, rất uyển chuyển trong câu kéo.
+ Giàu hình tượng ngữ âm.
H: ấn tưởng của người nước ngoài...
- Cấu tạo đặc biệt của TV...
H: - Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả 2 mặt từ vựng và ngữ pháp. cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của TV.
H: cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú tinh tế, chính xác.
H: có mqh gắn bó với nhau: cái đẹp của 1 thứ tiếng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy. Ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ...
H: Lấy ví dụ cho từng phần
H: Kết hợp gthích với CM, bình luận
- Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định "CM.
a Vừa làm rõ nghĩa, vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói mà ko cần viết thành câu khác...
I. Tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
- Đặng Thai Mai (1902 – 1984)
- Là nhà văn nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động XH có uy tín.
2. Tác phẩm:
Là đoạn trích ở phần đầu của bài N/C dài “ Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”.
3. Đọc –chú thích
II. Phân tích:
1. Thể loại – bố cục.
- Thể loại: Nghị luận.
- Bố cục: 2 phần
2. Phân tích:
a/ Nhận định về giá trị của Tiếng Việt
- Tiếng Việt đẹp:
+ Nhịp điệu: hài hoà...
+ Cú pháp: uyển chuyển, tế nhị.
- Tiếng Việt hay:
+ Khả năng.....
+ Thoả mãn....
a Lập luận chặt chẽ đi từ khái quát đến cụ thể a người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu
b/ Biểu hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
* Tiếng Việt đẹp:
- Hệ thống ngữ âm, phụ âm phong phú.
- Giàu chất nhạc.
- Rành mạch trong lối nói uyển chuyển trong câu kéo.
- Giàu hình tượng ngữ âm, giàu thanh điệu.
a Tác giả kết hợp chứng cớ KH và đời sống " lí lẽ trở nên sâu sắc
* Tiếng Việt hay:
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
" Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa người với người.
- có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả 2 mặt từ vựng và ngữ pháp...
a Dẫn chứng, lí lẽ chặt chẽ, toàn diện " sự giàu có, phong phú của TV.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp gthích với CM, bình luận
- Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định "CM.
2. Nội dung:
TV là một thứ tiếng vừa đẹp vừa hay do có những đặc sắc trong cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử.
3. Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập:
Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của TV.
IV. Củng cố 
? Trong học tập và giao tiếp em đã làm gì cho sự giàu đẹp của Tiếng Việt
G & H hệ thống lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ của bài học.
V. Hướng dẫn về nhà: 
Học, làm bài tập, chuẩn bị bài: Đức tình giản dị của Bác Hồ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT85.doc