Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.

3. Thái độ

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 	Ngày soạn
Tiết : 93	Ngày dạy
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
	-Phạm Văn Đồng-
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là việc nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ	
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
B. Chuẩn bị: 
- Gv: Tranh ảnh về c.tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng.
 Những điều cần lưu ý: Đây là bài viết nghị luận CM. Thao tác nghị luận chủ yếu là dùng dẫn chứng và sắp xếp các dẫn chứng ấy theo 1 hệ thống lập luận hơp lí.
- Hs: Bài soạn
C. Tiến trình lên lớp: 
 	 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra: 
 Bài nghị luận Sự giàu đẹp của TV đã đem lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về TV ? NT nghị luận của tác giả có gì nổi bật ?
 	3. Bài mới: 
 Chúng ta nhất là thanh thiếu niên VN đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về chủ tịch HCM, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu.
- Dựa và phần c.thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng ?
-Nêu xuất xứ của văn bản ?
+Hd đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
+Giải thích từ khó.
-Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận Cm, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính ?
-Vấn đề mà tác giả nghị luận là gì ?
-Tác giả đã CM ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác ? 
(Được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết).
Ở bài này tác giả đã lập luận theo trình tự nào ? (Từ nhận xét khách quan đến những biểu hiện cụ thể).
- Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ? 
+ Gv: Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận. Bài chỉ có 2 phần MB và TB.
- Hs đọc Đ1, 2-ý chính của đoạn này là gì ?
- ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung ? Đây có phải là câu văn nêu l.điểm chính của bài không
- Từ “với” biểu thị qh gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ?
- Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác ?
- Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào? 
+ Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Lời giải thích này có tác dụng gì ?
-> Giải thích và nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác.
- Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của tác giả ?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? 
(Gv chuyển ý)
+ Hs đọc Đ3, 4, 5-ý chính của 3 đoạn này là gì ?
- Đ3 CM sự giản dị của Bác ở mặt nào ?
- ở Đ3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những ph.diện nào ? (Giản dị trong s.hoạt, làm việc và giản dị trong qh với mọi người).
-Để làm rõ nếp s.hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ?
-Em có nhận xét gì về các d.c mà tác giả đưa ra ở đây?
-Các dẫn chứng trên cho ta hiểu thêm gì về Bác ?
- Phương diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì?
- Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào ?
- Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng ở đây ?
- Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ?
+ Gv: Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầmtrong thế giới ngày nay” là câu sơ kết đoạn vừa có gía trị khách quan nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực.
=>Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quí trọng đối với Bác.
- Để làm s.tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ? 
- Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? 
- Khi nói và viết cho quần chúng n.dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? (Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được).
- Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì ?
- Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác ? (Cùng với nhiều phẩm chất cao quí khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần ph.phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp).
- Em học tập được gì về cách nghị luận của tác giả ? (Nghị luận của tác giả giàu sức thuyết phục. Vì: Luận điểm rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; xen giữa dẫn chứng là giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc).
- Hs đọc ghi nhớ.
- Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác ?
- Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: PVĐ (1906-2000)
2. Tác phẩm: Trích từ bài Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của DT, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh c.tịch HCM (1970).
3. Thể loại: Nghị luận chứng minh.
4. Bố cục: 2 phần.
+MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác
(Chứng minh sự giản dị của Bác).
II. Phân tích
1. Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác:
-Điều rất quan trong... là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của HCT.
->Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau.
=>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
 =>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
->Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
2. Chứng minh sự giản dị của Bác:
a. Giản dị trong lối sống:
* Trong sinh hoạt, làm việc:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món...
- Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
- Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...
-> Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
=>Bác là người giản dị trong sinh hoạt cũng như trong công việc.
*Trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho 1 đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu M.Nam.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
-> Liệt kê những dẫn chứng tiêu biểu.
=> Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.
b. Giản dị trong cách nói và viết:
- Không có gì quí hơn ĐL TD.
- Nc VN là 1, DT VN là 1, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
-> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
=> Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
III. Tổng kết
*Ghi nhớ: sgk (55).
-Tác giả: Là người kính yêu và trân trọng Bác.
IV. Luyện tập:
- Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? (Tuyên ngôn độc lập).
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh Pác Bó).
	4. Củng cố - dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Phần I, II
Tuần:
Tiết: 94 
Ngày soạn: 25/02/2011
Ngày dạy: /3/2011
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
A. Mục tiêu : Qua bài học học sinh nắm được:
1. Kiến thức:	
- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động, tác dụng của việc chuyển đổi.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động .
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại
- Đặt câu chủ động hay bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức sử dụng cõu phự hợp mục đích, văn cảnh .
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiờn cứu SGK, SGV, soạn bài.
	- Học sinh chuẩn bị : Đọc trước bài - trả lời câu hỏi .
C. Các bước lên lớp :
 	1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : 
- GV treo bảng phụ có chứa ví dụ :
a. Mọi người /yêu mến em .
b. Em /được mọi người yêu mến .
GV: Xác định chủ ngữ của các câu sau ? 
HS: CN câu a. Mọi người
 Câu b. Em 
GV: Em có nhận xétgì về vai trò của hai CN?
HS: CN câu a. Mọi ngườià Chủ hành động.
 Câu b. Emà Chủ thể chịu sự tác động 
Bài tập nhanh : Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau và ngược lại :
a. Người lái đò đẩy thuyền ra xa .
b. Nhiều người tin yêu nó .
c. Người ta chuyễn đá lên xe .
d. Mẹ rữa chân cho bé .
e. Bọn xấu trộm xe đạp .
g. Con voi dẫm con kiến .
h. Con kiến cắn con voi .
- Thuyền được mọi người đẩy ra xa .
- Nó được mọi người tin yêu .
- Đá được người ta chuyễn lên xe .
- Bé được mẹ rữa chân cho .
- Xe đạp bị bọn xấu trộm .
- Con kiến bị con voi dẫm .
- Con voi bị con kiến cắn .
- Gv : treo ví dụ 2 sách giáo khoa :
GV: Em có thể chọn câu (a) hay (b) điền vào chỗ trống trong đoạn trích?
HS: Chọn câu (b) vì nó liên kết câu.
GV: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tương ứng có tác dụng gì?
HS:Thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình
GV chốt: Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động tương ứng là một trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp trở nên sinh động và có hiệu quả.
Bài tập nhóm : Xác định mục đích của việc chuyễn đổi câu chủ động thành câu bị động trong các ví dụ sau :
a. Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp . Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy. có thể chuyễn thành : Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp . Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích .
b. Bố thưởng cho con chiếc cặp .
 Con được bố thưởng cho chiếc cặp .
I. Tìm hiểu bài
1. Câu chủ động và câu bị động 
a. Ví dụ
 a. Chủ ngữ thực hiện một hoạt động hướng vào một đối tượng khác 
b. Chủ ngữ được hoạt động của 1 đối tượng khác hướng vào .
- Câu a là câu chủ động .(Vì chủ thể phát ra hành động )
- Câu b, c là câu bị động ( Chủ ngữ chịu tác động một cách thụ động )
b. Ghi nhớ
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ
- Thay đổi cách diễn đạt , tránh lặp mô hình câu .
- Giao tiếp thêm sinh động và hiệu quả hơn .
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn 
- Nhấn mạnh đối tượng mà mình muốn nói .
II. Luyện tập :
a. Có khi được trưng bày 
b. Tác giả " Mấy vần thơ " 
-> đảm bảo tính liên kết , thống nhất , thêm sinh động , linh hoạt .
4. Củng cố : 
Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động tương ứng trong câu sau.
“ Tôi bị các ông đánh đập, tra tấn nhiều quá, già cả, lú lẫn rồi, tôi không làm”
è Các ông đánh đập, tra tấn nhiều quá
5. Dặn dò:Học bài + soạn bài.
TUẦN : 
TIẾT :95 + 96	 	BÀI VIẾT SỐ 5
A. Mục tiu bi học
1. Kiến thức
2. Kĩ Năng
3. Thái độ
B. Chuẩn bị:
	* GV: 
	* HS:
C. Tiến trình bi học.
	1. Ổn định
	2. Bi cũ
	3. Bi mới
HOẠT ĐỘNG 2: đọc đề.
HOẠT ĐỘNG 3: coi kiểm tra.
HOẠT ĐỘNG 4:
Thu bài.
Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7Tuan 25.doc