Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 01: Tiết: 01: Văn bản: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 01: Tiết: 01: Văn bản: Cổng trường mở ra

A-Mục tiêu:

 - Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản , phân tích tâm trạng của người mẹ

 - Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường, cha mẹ đối với cuộc đời mỗi con người  ta càng thêm yêu quý cha mẹ

 B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK

 C-Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra vở, SGK của HS, vở bài soạn

 

doc 118 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 01: Tiết: 01: Văn bản: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
 Ngày Soạn: 15 / 08/2010.	Ngày dạy: 18 / 08/	2010.	 
	 BÀI 01:
Tiết: 01	 	 VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 	(Lý Lan)
	A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	Giúp HS cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 
	- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản , phân tích tâm trạng của người mẹ
	- Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường, cha mẹ đối với cuộc đời mỗi con người à ta càng thêm yêu quý cha mẹ
	B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK
	C-Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra vở, SGK của HS, vở bài soạn 
	D-Bài mới: 
* Vào bài: Người mẹ nào cũng thương yêu, lo lắng cho con, nhất là trong ngày đầu tiên bước vào lớp một của con em mình. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ trong đêm hôm trước ngày khai trường ấy, chúng ta tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1) Đọc: 
 2) Tác giả , tác phẩm :
 SGK/7, 8
II/ Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1) Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
2) Tâm trạng của mẹ
 - Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, mẹ trằn trọc suy nghĩ triền miên. Thể hiện tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp đẽ, sâu nặng đối với con, đồng thời bộc lộ tâm trạng nôn nao nghĩ đến ngày khai trường năm xưa của chính mình.
 3) Suy nghĩ của mẹ:
 “Bước qua cổng trường .kì diệu sẽ mở ra”
-->Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. 
III/ Tổng kết:
 - Học ghi nhớ/SGK/9
IV/ Luyện tập:
 1) Trả lời tại lớp: gọi vài em
 2) Về nhà làm
 - Cho biết văn bản này thuộc loại gì? Cho biết thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên các văn bản nhật dụng ở lớp 6
* Hoạt động 1:
 - GV hướng dãn HS cách đọc: giọng chân thành, xúc động, nhẹ nhàng
 - GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 3 em đọc tiép --> nhận xét
 - GV gọi HS đọc chú thích
* Hoạt động 2:
 - Từ văn bản đã đọc hãy nêu tóm tắt đại ý bài văn? 
 (Gợi ý: Bài văn viết về ai? viết về việc gì?)
- Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào trong bài?
 - Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi diễn tả điều đó?
- Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? (Vì lo lắng cho con? Vì nôn nao nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình hay vì lí do gì khác?)
- Chi tiết nào cho thấy ngày khai trường đầu tiên đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong lòng người mẹ?
 - Qua đó ta hiểu điều mà người mẹ mong muốn ở con là gì? (Những kỉ niệm đẹp của ngày khai trường sẽ làm hành trang theo con suốt cuộc đời)
- Từ những sự trăn trở, suy nghĩ đến mong muốn của mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em thấy người mẹ ở đây là người như thế nào? (ghi)
- Trong bài văn có phải mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em mẹ đang trực tiếp nói với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
- Kết thúc bài văn người mẹ nói:”Bước .kì diệu sẽ mở ra”
* Em đã học qua thời tiểu học, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Qua tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con, em hiểu vấn đề mà tác giả mong muốn ở đây là gì?
- Bài văn giúp em hiểu thêm được gì về bản thân mình?
 + Gọi HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3:
 + Gọi HS đọc bài tập 1
 + Đọc bài tập 2 àGợi ý cho HS về nhà làm 
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
 - Nắm nội dung bài học. - Thuộc ghi nhớ SGK/9.	- Làm bài tập 2
	 2) Bài sắp học:
- Chuẩn bị bài: “Mẹ tôi”: - Tìm hiểu tác giả , chú thích - Thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào? 
- Điều gì đã khiến En - ri - cô “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố.
	G- Bổ sung:
Ngày soạn:15/ 08/ 2010.	 	Ngày dạy:18/ 08/ 2010	 	
Tiết: 02	 	 VĂN BẢN: MẸ TÔI
 	 (Ét-môn-đô đê A-mi-xi)	
	A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	Giúp HS hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
	- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện 
	- Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở soạn.
	C-Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra”
	 - Phân tích diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
	D-Bài mới:
	* Vào bài: Trong cuộc đời của mỗi con người – người mẹ có một vị trí hết sức quan trọng – Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng và cao cả nhất. Nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó, chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra điều đó. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta bài học như thế.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1) Đọc
 2) Tác giả , tác phẩm :
 SGKtrang 11
3) Giải từ khó: 
 SGK trang 11
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1) Thái độ của người bố đối với En - ri - cô :
 - Qua những lời lẽ trong thư “Sự hỗn láo của con .tim bố vậy”. “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”,  ta thấy người bố hết sức buồn bã và tức giận trước lỗi lầm của En - ri -oô đối với mẹ. Từ đó giúp em biết được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của người mẹ.
 2) Lời khuyên của bố:
 - Từ nay không bao giờ con thốt ra lời nói nặng với mẹ
 - Con phải xin lỗi mẹ
 - Hãy cầu xin mẹ hôn con
Đây là lời khuyên nhủ chân tình và sâu sắc của bố.
 III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/12
IV/ Luyện tập:
 1) HS trình bày
 2) Về nhà làm 
* Hoạt động 1:
 + Gọi HS đọc chú thích */SGK? GV nhắc lại bổ sung
 - GV hướng dẫn cách đọc văn bản : Thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con trai và sự trân trọng đối với người vợ
 - GV đọc mẫu 1 đoạn --> Gọi 3 em đọc tiếp, GV nhận xét
 + Gọi HS đọc chú giải từ khó SGK/11 
* Hoạt động 2:
 - Bài văn kể lại câu chuyện gì? 
 - Tại sao nội dung văn bản là bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi”?
 - Nguyên nhân nào dẫn đến việc bố viết thư cho En - ri - cô ?
 - Hãy tóm tắt văn bản “Mẹ tôi”
 - Qua bài văn em thấy thái độ của bố đối với En - ri - cô như thế nào? Lí do nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó? Tìm hiểu những hình ảnh, lời lẽ trong thư thể hiện điều đó?
 - Trong truyện những chi tiết, hình ảnh nào nói về người mẹ của En - ri - cô ? Qua đó em hiểu mẹ của En - ri - cô là người như thế nào? 
 - Căn cứ vào đâu em có được nhận xét như thế?
 - Từ đó em có suy nghĩ gì về tấm lòng của người mẹ đối với con?
 - Theo em điều gì khiến En - ri - cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố?
 - Hãy tìm (h/ảnh) hiểu và chọn lí do đúng?
 - Gọi HS đọc các lí do SGK/12 – Thảo luận, trả lời.
 - Trước tấm lòng thương yêu và sự hi sinh vô bờ của mẹ dành cho En - ri - cô người bố đã khuyên con điều gì?
 - Theo em tại sao người bố không trực tiếp nói với En - ri - cô mà lại viết thư?
 + GV tổng hợp ý, nhận xét
 - Qua bức thư của người bố gửi cho En - ri – cô, em rút ra được bài học gì?
* Hoạt động 3:
 + Đọc bài tập à Gọi 2 HS đọc đoạn văn trong thư
 + HS đọc bài tập à GV hướng dẫn HS về nhà tự làm. 
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: - Tóm tắt văn bản , nắm nội dung bài vừa học, làm bài tập 2/12/SGK 
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Từ ghép
- Các loại từ ghép
- Nghĩa của từ ghép 
	G- Bổ sung:
Ngày soạn: 16/08/2010	Ngày dạy:21/08/2010	 	
Tiết: 03 	 TỪ GHÉP
	A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	+ Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
	+ Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
	- Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép.
	- Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ghép khi nói và viết.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò: - Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập
	C-Kiểm tra bài cũ:
Trong truyện “Mẹ tôi” có các từ: Khôn lớn, trưởng thành. Theo em đó là từ đơn hay từ phức? Nếu là từ phức thì nó thuộc kiểu từ phức nào? 
	D-Bài mới:
	* Vào bài: Các từ: Khôn lớn, trưởng thành ta mới vừa tìm hiểu thuộc kiểu từ ghép. Vậy từ ghép có mấy loại? Nghĩa của chúng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu điều đó.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Các loại từ ghép :
 * Bài tập 1:
 Từ: bà ngoại, thơm phức-->Từ ghép chính phụ 
 VD: hoa hồng, hoa lan, xe đạp 
 Từ: quần áo, trầm bổng-->Từ ghép đẳng lập 
 VD: nhà cửa, giày dép, xinh đẹp, to lớn 
* Ghi nhớ 1:
 Học SGK/14
II/ Nghĩa của từ ghép :
 *Bài tập :
 - Từ: bà ngoại, thơm phức-->Nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của các tiếng “bà, thơm” (Tiếng chính)
 - Từ: quần áo, trầm bổng --> Nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên từ. 
 * Ghi nhớ 2: 
 SGK/14
III/ Luyện tập:
* Hoạt động 1:
 + Gọi HS đọc 2 đoạn văn bài tập 1/13 (bảng phụ)
 - Các từ ghép: bà ngoại, thơm phức có tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa tiếng chính?
 - Kiểu từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ như vậy gọi là từ ghép gì?
 + Cho HS đọc 2 đoạn trích bài tập 2 SGK/14
 - Hai từ ghép : quần áo, trầm bổng trích trong văn bản “Cổng trường mở ra” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
 - Về mặt ngữ pháp các tiếng trong 2 từ này như thế nào với nhau?
 + Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK/14
 - Các từ đó ta gọi là từ ghép đẳng lập . Vậy theo em thế nào là từ ghép đẳng lập ? 
* Hoạt động 2:
 - So sánh nghĩa của từ: bà ngoại, thơm phức với nghĩa của các tiếng bà, thơm em thấy có gì khác?
 - Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ với nghĩa của tiếng chính tạo nên nó?
 - Vì sao lại có sự khác nhau đó? (định hướng: Vì từ ghép chính phụ có tính phân nghĩa, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính về loại thể)
 - Tương tự so sánh nghĩa của từ: quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng tạo nên nó, em thấy có gì khác nhau? (định hướng: nghĩa của từ khái quát hơn, chung hơn)
 - Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép đẳng lập so với các tiếng tạo nên nó? Gọi HS đọc ghi nhớ 2/SGK/14 
* Hoạt động 3:
 + Gọi HS đọc bài tập 1/15
 + Gọi HS đọc bài tập 2/15
 + Gọi HS đọc bài tập 3/15
 + Gọi HS đọc bài tập 4/15
 + Gọi HS đọc bài tập 5/
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: - Nắm vững cấu tạo và nghĩa các loại từ ghép 
	- Làm bài tập : 5 (c, d) ; 6, 7 /16
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: “ Liên kết trong văn bản “
- Đọc kĩ 2 đoạn văn SGK/17, 18
- Trả lời các câu hỏi SGK/17, 18
- Nắm nội dung cần ghi nhớ 
	G- Bổ sung:
Ngày soạn:19/ 08/ 2010	 	Ngày dạy:23/ 08/ 2010	 	
Tiết: 04 	 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức:	Nắm được khái niệm và yêu cầu liên kết trong văn bản. Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. 
	- Kĩ năng: Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản. Biết vận dụng kiến thức về liên kết vào việc đọc-hiểu và tạo lập văn bản.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, ... ng”.
 - Giống nhau: Cảnh vật(đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông) 
 - Khác: + Màu sắc (một bên yên tĩnh và chìm trong u tối, một bên sống động có nét huyền ảo và trong sáng).
 + Con người (một bên là lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ, một bên là người chiến sĩ cách mạng và hoàn toàn thành công việc trọng đại của cách mạng với tinh thần lạc quan, phong thái ung dung).
 4/193 à đáp án đúng: b, c, e. 
* Hoạt động 1: 
- Hãy nêu tên tác giả của các tác phẩm .
- Gọi HS nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
 + Đọc bài tập 2/180.
- Em hãy sắp xếp để tên tác phẩm khớp với nội dung, tư tưởng, tình cảm được biểu hiện (SGK) àkẻ bảng phụ.
- GV gọi HS trình bày ý kiến của mình ànhận xét àghi điểm.
 + Đọc bài tập 3.
- Ghi tên tác phẩm khớp với các thể thơ đã học.
 + Bài tập 4 – không chính xác (a, e, i, k).
* Hoạt động 2: 
- Ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 + Gọi HS đọc bài tập 1/192.
- Cho biết hình thức và nội dung ở những câu thơ của Nguyễn Trãi.
- Hãy so sánh tình yêu quê hương trong hai bài thơ: “Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “Rằm tháng giêng” về 2 vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện?
 Giống nhau?
 Khác nhau? (Về màu sắc, về con người)
	E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Nắm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trữ tình .
- Học thuộc các tác phẩm trữ tình .
	 2) Bài sắp học: Ôn tập phần tiếng Việt .
	- Trả lời các câu hỏi SGK/ 183, 193.
	G- Bổ sung:
Ngày Soạn: 11/12/2010 Ngày dạy:	1512/2010	
Tiết: 68 	ÔN TẬP TIẾNG VIỆT	
 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức đã học ở HKø I về từ ghép, từ láy, đại từ , quan hệ từ , từ Hán Việt , từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm , thành ngữ, điệp ngữ , chơi chữ .
	- Kĩ năng: Luyện tập: các kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ Hán Việt .
	- Thái độ: Xác định thái độ đúng đắn khi sử dụng từ.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ .
	- Trò: SGK, vở bài tập .
	C-Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra khi ôn. 
	D-Bài mới:
	* Vào bài: Trong phần tiếng Việt của HK I ta đã học rất nhiều loại từ. Hôm nay ta sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức đã học. 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I/ Nội dung :
 1) Từ phức:
 a- Từ ghép: Từ ghép CPÏ. (xe đạp, hoa hồng).
 Từ ghép ĐL (bàn ghế, sách vở).
 b- Từ láy: TL toàn bộ (xa xa, thăm thẳm).
 TL bộ phận: láy vần (lom khom).
 láy âm (lấp ló, rì rào).
 2) Đại từ: 2 loại.
 Trỏ người, sự vật (ta, tôi, nó).
 a- Đại từ để trỏ: Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu).
 Trỏ hoạt động, tính chất (vậy, thế)
 Hỏi người, sự vật (ai, gì).
 b- Đại từ để hỏi: Hỏi số lượng (bao nhiêu, mấy)
 Hỏi hoạt động,tính chất(sao,thế nào) 
a- Quan hệ từ b- Danh từ, động từ, tính từ
- Ý nghĩa: Biểu thị ý - Ý nghĩa: Biểu thị người, sự 
nghĩa quan hệ. vật, hoạt động, tính chất.
- Chức năng: Liên kết các - Chức năng: Có khả năng làm
thành phần của cụm từ, của thành phần của cụm từ, của 
câu. câu. 
 3) So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.
 4) Từ đồng âm , từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , thành ngữ, điệp ngữ , chơi chữ .
 (Kiểm tra bài cũ HS)
II/ Luyện tập: 
 * Bài tập 3/193.
 a) bé – nhỏ >< to, lớn.
 b) thắng – được >< thua.
 c) chăm chỉ – siêng năng >< lười biếng.
 * Bài tập 6/193. Từ thuần Việt đồng nghĩa.
 - Bách chiến bách thắng – Trăm trận trăm thắng.
 - Bán tín bán nghi – Nửa tin nửa ngờ.
 - Kim chi ngọc diệp – Cành vàng lá ngọc.
 - Khẩu phật tâm xà – Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
 * Bài tập 7/194. Thay thế thành ngữ.
* Hoạt động 1: ôn
- Từ phức có cấu tạo như thế nào ? có mấy loại từ phức?
- Từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Cho VD?
- Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Láy bộ phận gồm những bộ phận nào? Cho VD?
àGV gọi HS trả lời àkiểm tra bài cũ ànhận xét àghi điểm.
* Hoạt động 2: 
- Đại từ là gì? Cho biết vai trò ngữ pháp của đại từ?
- Đại từ chia làm mấy loại?
- Nêu rõ ý nghĩa của từng loại?
- Cho ví dụ.
 à Gọi 1 em kiểm tra àGhi điểm.
* Hoạt động 3: 
- Thế nào là quan hệ từ ? Cách sử dụng quan hệ từ ? Cho VD.
- Hãy so sánh sự khác nhau giữa quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa, chức năng?
* Hoạt động 4: 
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa?
- Thế nào là từ trái nghĩa ?
- Tìm một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ: bé, thắng, chăm chỉ?
- Thế nào là từ đồng âm ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
- Tìm thànhø ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
 + Gọi HS đọc các thành ngữ (SGK/193)
 + Gọi HS đọc bài tập 7/194.
- Thay thế các từ in đậm bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương?
 (Gọi mỗi em trình bày 1 câu)
E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về tiếng Việt .
- Làm tất cả các bài tập SGK.
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Ca dao, dân ca Phú Yên.
	- Đọc kỹ 4 bài ca dao.
- Trình bày nội dung , nghệ thuật từng bài.
	G- Bổ sung:
Ngày Soạn: 	14/12/2010 Ngày dạy:	18/12/2010.	
Tiết: 69 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
-Tích hợp với phần văn ở bài ơn tập trữ tình với phần Tập làm văn ở bài kiểm tra tổng hợp.
-Luyện tập các kĩ năng tổng hợp về giãi nghĩa từ , sử dụng từ để : nĩi , viết 
-Khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
Lưu ý: Học sinh đã được học cách phát hiện và sửa chữa chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6 . 
Trọng tâm:
Kiến thức : Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm đại phương .
Kĩ năng : Phát hiện và sửa chữa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương .
II. Chuẩn bị của thầy và trị : 
- GV: Sưu tầm tư liệu- Soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK – xem lại các bài tập đã được sửa.
IV. Tiến trình tiết dạy: 
1. Kiểm tra : Kiểm tra vở soạn của hs 
2. Bài mới : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
I.Luyện tập: viết chính tả
Viết đúng nguyên văn bài thơ: “ cảm nghĩ..”
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.
II. Làm các bài tập:
 1. Chính tả
 a. Điền x hoặc s : Xử lý, sử dụng, giả sử, xét xử
 b. Điền dấu hỏi, ngã, tiểu sử, tiễu trừ, tiểu thuyết, tuần tiếu.
 c. Chọn tiếng đúng điền vào : chung sức,trung thành, thuỷ chung, trung đại,mỏng mảnh, dũng mãnh,mnãh liệt, mảnh trăng.
 2. .Tìm từ theo yêu cầu
 Loài cá bắt đầu ch :cá chép, cá chạch, cá cháo, cá chim, cá chuồn, cá chù, cá chình, cá chốt.
 Loài cá bắt đầu bằng tr: cá trắm, cá trê, cá tràu, cá trích, cá trao tráo, cá trê, cá trụng.
 3. Tìm từ đúng nghĩa
 Không thật vì được tạo ra một cách không tự nhiên, giả tạo
 Tàn acù, vô nhân đaọ, dã man
Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu.
Ra hiệu
4. Đặt câu:
 - Các chiến sĩ chiến đấu hi sinh để giành dộc lập cho dân tộc
 - Bọn trẻ được bố mẹ dành phần nhiều bánh kẹo
 - Trước khi đi ngủ nhớ tắc đèn.
 - Đường dạo này hay bị tắc vì đông xe.
 - Đọc bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”- (Bản dịch)
- Nghe- Viết đúng
 - Chính tả- bài thơ
 - Chú ý các chữ dễ sai: Giường, ngỡ, sương, ngẩng.
- Sửa bài.
 - GV gọi một Hs giỏi lên bảng chữa bài
- Một Hs giỏi lên bảng viết đúng bài thơ.
 - HS lên bảng điền vào chỗ trống.
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét
 - Đưa bảng phụ - Gọi một HS lên bảng điền vào chỗ trống:ử lí,..ử dụng, giả, ử, xétử, tiêu sử, tiêu trừ, tiêu thuyết, tuần tiêu, sức,thành,thuỷ,đại
 - Thảo luận nhóm :
cử đại diện đối đáp.
 - Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch ( cá chép)? Hoặc bắt đầu bằng tr( cá trắm)?
 - Cho hai nhóm thi đua , nhóm nào không đối đáp được :thua
 - Tìm từ theo đúng nghĩa cho sẵn
 - Đặt câu với những từ giành, dành, để phan biệt?
 HS đặt câu
Lớp nhận xét
4. Củng cố :
 5.Dặn dò
	+Nắm kỹ các từ hay bị lân lộn, viết sai
	+Tăng cường đọc sách để quen với mặt chữ
	+ Chuẩn bị thi học kỳ I.
Ngày Soạn: 	17/12/2010 Ngày dạy:	20/12/2010.	
Tiết: 70- 71 	KIỂM TRA HỌC KỲ I
 A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học ở phần văn, tiếng Việt và tập làm văn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
	- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu , các loại từ, cách làm bài tập làm văn đã học.
	- Thái độ: GDHS tính thật thà, trung thực khi làm bài.
	B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Đề bài.
	- Trò: Giấy làm bài.
C-Tổ chức kiểm tra: 
Ổn định lớp: 
2) GV phát đề.
- Nhắc nhở HS trật tự làm bài.
- Cuối giờ thu bài. 
(Có đề, ma trận đề và đáp án-biểu diểm đính kèm)
Ngày Soạn: 	20/12/2010 Ngày dạy:	24/12/2010.	
Tiết: 72 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A-Mục tiêu:
	- Kiến thức: HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, sửa lỗi. Củng cố lại các kiến thức đã học ở phần văn, tiếng Việt và tập làm văn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS qua bài kiểm tra.
	- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu , các loại từ, cách làm bài tập làm văn đã học; Củng cố kiến thức về văn biểu cảm , kĩ năng liên kết văn bản .
	- Thái độ: GDHS tính thật thà, trung thực khi làm bài. Có ý thức, làm bài tốt hơn.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
	- Thầy: Bài sai của HS có sửa chữa.
	- Trò: Xem và suy nghĩ lại bài viết của mình.
C-Tổ chức dạy và học: 
D- Bài mới: 	
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ
II.Tự luận (7 điểm)
Câu 1:(2đ) Học sinh đặt đủ 4 câu chính xác về ngữ pháp và ý nghĩa mỗi câu 0,5 điểm. 
Câu 2:(5đ) 
* Kĩ năng: - Viết đúng câu, đoạn văn và bố cục của một văn bản biểu cảm.(Cấp độ nhận biết và thông hiểu)
- Trình bày văn bản mạch lạc, cảm xúc hay, có sáng tạo trong việc tạo lập văn bản. (Cấp độ vận dụng).
* Kiến thức: + Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. 0,25 điểm.
 + Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. 0,25 điểm.
 + Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm. 1 điểm.
 + Cảm nghĩ về từng chi tiết theo thứ tự trước sau:
 	- Cảm nghĩ về âm thanh tiếng gà, khơi nguồn cảm xúc,gợi nhớ kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ của người lính trẻ trên đường hành quân. 1 điểm.
 	- Cảm nghĩ về tình bà cháu: bà giàu đức hy sinh,chắt chiu chăm lo cho cháu trong cảnh nghèo; cháu yêu thương ,kính trọng và biết ơn bà. 1 điểm.
 	- Cảm nghĩ về tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 1 điểm.
 + Cảm nghĩ về tác giả. 0,25 điểm. - Ấn tượng của em về bài thơ. 0,25 điểm. 
 + GV phát bài đã chấm.
+ Phần trắc nghiệm yêu cầu như thế nào? (Giáo viên nêu những yêu cầu phần trắc nghiệm và hướng dẫn trả lời như đáp án)
+ Phần tự luận:
 - Đề văn này thuộc thể loại gì?
 - Nội dung của đề bài?
 - GV nhận xét bài làm của HS.
+ GV nêu đáp án phần tự luận.
+ HS đối chiếu bài làm và đáp án.
 - GV gọi HS lên bảng sửa lỗi về: 
 . Diễn đạt
 . Dùng từ
 . Chính tả.
- GV đọc 1 số bài HS viết hay để các em học tập – Phát huy lần sau làm tốt hơn.
 E-Hướng dẫn tự học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 7 HKI DA SUA HOAN CHINH.doc