Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1: Tiết 1 - 4: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1: Tiết 1 - 4: Cổng trường mở ra

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- H/sinh hiểu được ý nghĩa sâu sắc của VB nhật dụng cổng trường mở ra.

- Tình mẫu tử đẹp đẽ sâu nặng.

- Ý nghĩa lớn lao của xã hội, nhà trường giáo dục trẻ em.

- Tính chất biểu cảm của VB, sự giải bày trực tiếp cảm nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày con vào lớp một.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY - TRÒ:

- Giáo viên: Bài soạn - Tích hợp TLV + TV

 

doc 124 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1: Tiết 1 - 4: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: (Bài 1: tiết 1 - 4)
Dạy : ............
	Bài 1, tiết 1: 
 Cổng trường mở ra
(VB nhật dụng) (Theo Lý Lan-Báo yêu trẻ)
A. Mục tiêu bài học:
- H/sinh hiểu được ý nghĩa sâu sắc của VB nhật dụng cổng trường mở ra.
- Tình mẫu tử đẹp đẽ sâu nặng.
- ý nghĩa lớn lao của xã hội, nhà trường giáo dục trẻ em.
- Tính chất biểu cảm của VB, sự giải bày trực tiếp cảm nghĩ của người mẹ trong đêm trước ngày con vào lớp một.
B. Chuẩn bị của thầy - trò:
- Giáo viên: Bài soạn - Tích hợp TLV + TV
- Học sinh: Đọc và soạn bài - Sưu tầm bài hát về mẹ và nhà trường. 
- Giới thiệu: ở lớp 6 các em đã học những văn bản nhật dụng nào ? Qua những văn bản đó đã bồi dưỡng cho em những hiểu biết gì? (di tích lịch sử, danh lam ... về thiên nhiên, môi trường...) lớp 7. Các em sẻ được tìm hiểu thêm một số VB nhật dụng, bồi dưỡng thêm về một số vấn đề: quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hoá, giáo dục... Trong VB “Cổng trường mở ra” hôm nay giúp em hiểu hơn về tình mẫu tử và ý nghĩa lớn lao của xã hội, nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.
C. Hoạt động dạy - học
* Hoạt động dạy
 -Theo em cần đọc VB “CTMR” bằng giọng điệu như thế nào? Phần chú thích có xuất hiện từ Hán việt nào?, giải nghĩa từ Hán việt đó?
 - VB “CTMR” nhằm mục đích gì?
 (kể chuyện nhà trường, chuyện đưa con đến trường, hay tâm tư người mẹ?) 
 - Nhần vật chính là ai?
 - Tự sự là gì?
 * Tự sự là loại VB kể về người, kể việc gì biểu cảm là gì?
 * Là bộc lộ cảm xúc của con người
 - Vậy VB “CTMR” thuộc kiểu VB nào?
 - Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong 2 phần nội dung VB ?
 + Nỗi lòng yêu thương của người mẹ
 + Cảm nghĩ của người mẹ và vai trò XH, nhà trường trong việc giáo dục trẻ em?
 - Em hãy xác định nội dung 2 phần VB đó.
 - Theo dõi phần đầu VB và cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
 - Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm 2 mẹ con?
 - Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của con?
 - Những chi tiết nào diễn tả nỗi vui mừng, hy vọng của mẹ?
 - Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
 * Giáo viên: 2 lý do 
 + Mẹ lo lắng cho con vì đây là lần đầu tiên con vào lớp một (mẹ không tập trung, lên giường trằn trọc), 
 - Trong đêm không ngủ người mẹ đã làm gì cho con?
 + Mẹ nhớ về ký ức tuổi thơ, về ngày khai trường năm xưa của chính mình - Bà ngoại dắt đi
 - Em có cảm nhận gì về tình mẫu tử được thể hiện trong các cử chỉ đó?
 * GV: Đó là đức hy sinh, một vẻ đẹp giản dị nhưng mà lớn lao của tình mẫu tử trong cách sống của người Việt Nam. Tình yêu con đến độ quên mình, - đó là đức tính hy sinh, vẻ đẹp tình mẫu tử.
 - Trong đêm không ngủ, tâm trí người mẹ đã sống lại kỷ niệm quá khứ nào?
 - Nhớ những kỷ niệm ấy lòng mẹ rạo rực, những bâng khuâng, xao xuyến.
 - Hãy nhận xét cách dùng từ trong đoạn văn trên?
 - Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
 - Từ cảm xúc ấy em hiểu tình cảm sâu nặng nào đang diễn ra trong lòng mẹ?
 - Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa. Tất cả đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào?
 - GV: Đó là những hành động của người mẹ còn cảm nghĩ của người mẹ thì sao?
 - Theo dõi phần cuối VB, em hãy cho biết:
 Trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì?
 - Em nhân thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn XH không?
 - Hãy miêu tả miệng quang cảnh ngày hội khai trường của trường em?
 - Trong đoạn văn cuối VB xuất hiện tục ngữ “Sai một ly đi một dặm” em hiểu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
 - Gv: * Khẳng định tầm quan trọng cuả giáo dục, không được phép sai lầm giáo dục vì giao dục quyết định tương lai của đất nước.
 - Vậy các em là chủ nhân tương lai của đất nước, các em có suy nghĩ gì ? trước lời nói đó?
 - Câu nói của người mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẻ mở ra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
 * Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi con người, vì vậy ta thấy VB “CTMR” có ý nghĩa như thế nào?
 - Đoạn thâu tóm nội dung VB”CTMR” là đoạn nào?
 - Gv: Đoạn văn đó diễn tả tình yêu và lòng tin của người mẹ, theo em mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai?
 - Những kỷ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc VB “CTMR” cùng bức tranh minh hoạ trong Sgk ngữ văn 7.?
 - Học xong VB “CTMR” giúp em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? Giá trị nghệ thuật trong VB?
 * NT: Thành công đặc sắc nhất của VB là miêu tả thật cụ thể sinh động diễn biến tâm trạng người mẹ với con.
 - Kỷ niệm sâu sắc nhất trong ngày vào học lớp 1 là gì?
 - Một bạn cho rằng có nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường vào lớp 1 có dấu ấn sâu sắc nhất trong môi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
 - Kể tên một số bài hát mà em biết về tình mẫu tử, nhà trường.
 - Hình thức khác nhau: Miêu tả trực tiếp, miêu tả qua thư pháp S2 đối chiếu tâm trạng mẹ đối với con, miêu tả qua hồi ức... Ngôn ngữ đọc thoại khiến cho người đọc như sống lại cùng với tâm trạng của người mẹ, cũng thao thức, cùng hồi hộp tràn đầy hạnh phúc.
* Hoạt động học
I/ Đọc và chú thích
+ Đọc: nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm rãi
+ Chú thích: Từ Hán việt - can đảm: có tinh thần mạnh mẽ, không sợ khó khăn, gian khổ, nguy hiểm.
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Cấu trúc văn bản
- Biểu hiện tâm trạng người mẹ
- Người mẹ
 “CTMR” là một bài bút ký ghi lại tâm trạng người mẹ.
 CTMR: kiểu VB biểu cảm
 - VB “CTMR” có 2 phần:
 + Từ đầu đến mẹ vừa bước vào: Nỗi lòng
 + Còn lại đến cảm nghĩ của mẹ về ...
 2. Phân tích văn bản
 a. Nỗi lòng người mẹ:
 + Đêm trước ngày con vào lớp một
+ Hồi hộp, vui sướng, hy vọng
 ( Tâm trạng hai mẹ con đối lập nhau)
 + Niềm vui háo hức... giấc ngủ đến dễ dàng như uống một ly sữa.
 - Hôm nay mẹ không tập trung được... mẹ tin đứa con của mẹ
 + Mừng vì con đã lớn
 - Hy vọng những điều tốt đẹp sẻ đến với con
 - Thương yêu con, luôn nghĩ về con...
 + Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con...
 + Một lòng vì con, tất cả cho con...
 - Lấy giấc ngủ của con làm niềm vui
 - Đức hy sinh thầm lặng của người mẹ
 - Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp
 - Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường.
 - Dùng từ láy liên tiếp (xao xuyến, BK...)
 - Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ (vui, nhớ, thương...)
 - Nhớ thương bà ngoại
 - Nhớ thương mái trường xưa
 - Vô cùng yêu thương người thân
 - Yêu quý biết ơn trường học
 - Sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con.
 - Tin tưởng ở tương lai con cái .
 b. Cảm nghĩ của người mẹ
 - Mẹ nghĩ về ngày hội khai trường. Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.
 - Ngày khai trường ở nước ta là ngày lễ của XH
 - Học sinh thảo luận
- Không được sai lầm trong giáo dục
 - Học sinh thảo luận: Chăm học, chăm rèn phấn đấu học sinh toàn diện...
 - Thảo luận nhóm
 + KĐ vai trò to lớn của nhà trường đối với con người - vai trò của nhà trường không thể thiếu đối với cuộc sống con người.
 3. ý nghĩa văn bản:
 - Đoạn cuối cùng “Đêm nay mẹ không ngủ được"... thế giới kỳ diệu sẻ mở ra.
 - Học sinh thảo luận nhóm
(Mẹ dành tình yêu và lòng tin cho con, cho nhà trường, cho xã hội tốt đẹp...)
 - Nhớ về thời thơ ấu đến trưởng
 - Nhớ lớp học, bạn bè, thầy cô
 - Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ.
III/ Tổng kết
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK (nd + nt)
IV/ Luyện tập
 - Ngợi ca về tình mẫu tử, bài ca hy vọng về con cái và nhà trường
 - 3 học sinh trả lời 3 câu hỏi
 - Lớp làm bài tập
- Gọi 1 - 2 em hát một số bài hát về tình mẫu tử và nhà trường.
V/ Hướng dẫn học ở nhà
 - Học bài giảng - thuộc ghi nhớ
 - Hoàn thành các bài tập (SGK)
 - Soạn bài: Mẹ tôi.
Dạy : .............
	Bài 1: tiết 2	:
Mẹ tôi
(VB nhật dụng) - (ét-MÔN-ĐO-ĐƠ-A-MI-XI)
A/ Mục tiêu bài học:
- Học sinh hiểu và cảm nhận những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, giáo dục tình cảm biết ơn và lòng kính trọng cha mẹ
- Học sinh tự liên hệ cuộc sống, kiểm điểm thái độ tình cảm của bản thân đối với cha mẹ.
B/ Chuẩn bị của thầy - trò:
Gv: tích hợp: văn - TLV; Văn - TV
Học sinh: - Đọc kỹ, soạn bài “MT” trả lời các câu hỏi SGK
- Viết 1 đoạn văn về kỷ niệm một lần mình đã phạm lỗi với mẹ.
C/ Hoạt động dạy - học:
1, Bài cũ: bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ VB”CTMR” là gì? (tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặn của người mẹ đối với con và vai trào của nhà trường trong việc giáo dục con cái)
2, Bài mới (gt): trong cuộc đời của mỗi chúng ta người mẹ có vai trò ý nghĩa hết sức lớn lao. Khi ta mắc lỗi lầm sẻ nhận ra tất cả.
Hoặc : em đã bao nhiêu lần mắc lỗi với cha mẹ mình? Thái độ, tình cảm của cha mẹ khi ấy ra sao? Ngoài sự sợ hãi, ân hận em còn cảm giác gì nữa? thử kể lại vắn tắt.
* Hoạt động dạy
Dựa vào phần chú thích Sgk - nêu hiểu biết về tác giả và tác phẩm?
Gv: nhấn mạnh một số nét nổi bật về tác giả và tác phẩm (như sgk)
Đối với VB này, cần đọc với giọng điệu như thế nào? 
Trong phần giải thích xuất hiện từ nào khó hiểu? (TNHV)
Giải thích TN HV + Từ láy?
Trong các phương thức sau đây đâu là phương thức chính?
- Kể chuyện người mẹ
- Kể chuyện người con
- Biểu hiện tâm trạng của người cha
Nhân vật chính trong VB này là ai?
Vì sao có thể xác định được như thế
Trong tâm trạng người cha có:
- Hình ảnh người mẹ
- Những lời nhắn nhủ dành cho con và thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con
Hãy xác định nội dung đó trên VB?
Em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào?
Hình ảnh người mẹ En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào trong VB? Hãy phân tích Hình ảnh người mẹ qua lời kể của bố?
Em cảm nhận phẩm chất cao quá nào của người mẹ sáng lên từ những chi tiết đó?
Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em hoặc người mẹ Việt Nam nào mà em biết?
Trong những lời sau đây của cha En-ri-cô:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
Trong đời, con có thể trải qua những buồn thảm, những ngày buồn thảm nhất là ngày con mất mẹ.
Em đọc được ở đó những cảm xúc nào của người cha?
Theo em, vì sao người cha cảm thấy sự hổn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
Nhát dao hổn láo của con đã đâm vào trái tim yêu thương của cha, theo em nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ?
* Gv: Trái tim người mẹ chỉ có chỗ trong tình thương yêu con nên sẻ đau gấp bội phần...
- Người mẹ xuất hiện trong tác phẩm dưới gốc nhìn của bố điều đó làm tăng thêm tính khách quan chân thực của câu chuyện cũng như bộc lộ cảm xúc.
- Việc gợi lại công ơn sâu nặng của mẹ có tác dụng gì?
* Gv: Tình yêu thương cha mẹ là thiêng liêng hơn cả, đạo làm con phải thấu rỏ điều đó.
Xuất phát từ đạo lý ấy bố đã tâm sự gì với En-ri-cô? hãy phân tích những lời tâm sự đó?
Qua bức thư của bố em thấy tình cảm của người bố đối với con như thế nà ... ười hãy đến & hãy yêu Sài Gòn.
 *Hướng dẫn học bài
 - Học bài giảng, nắm chắc ghi nhớ
 - Đọc thêm bài “Xuân về”
 - Soạn bài: ôn tập tác phẩm trữ tình
Dạy: ................
	 Tiết 66: Luyện tập sử dụng từ
	A/ Mục tiêu bài học : 
	- Ôn tập tổng hợp về từ thông qua 1 hệ thống bài tập thực hành .
	- Rèn luyện kỹ năng dùng từ, sữa lỗi từ .
	- Mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn ...
	- Bồi dưỡng năng lực và hứng thú học tiếng việt .
	B/ Chuẩn bị của thầy, trò :
	 + Thầy : Chuẩn bị thêm 1 số BT, VD.
	+ H/sinh : Đọc trước bài học, nắm chắc phần lí thuyết.
	C/ Hoạt động dạy và học :
	1, Bài cũ: ? Hãy nêu các chuẩn mực sử dụng từ ? Liên hệ bản thân em trong việc sử dụng từ khi làm bài tập làm văn.
	2, Bài mới ( GT)
 ? Trong TV, các từ được phân chia thành nhiều loại khác nhau, em hãy nhắc lại cách phân loại đó ?
 - Đối tượng ( H/sinh lớp chất lượng )
 ? Hãy cho biết các từ ở ví dụ thuộc từ ghép hay từ láy ?
 * Nếu không đảo được, nhưng cả 2 yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép. Vì từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa .
 * Nếu trong từ phức có 1 yếu tố chưa rõ nghĩa (qui ước là X) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc ( qui ước Y) khác nhau, thì từ phức đó thường là từ ghép .
 * XĐ các từ láy đích thực: - các từ láy phải thoả mản những điều kiện sau:
 - Không đảo được các yếu tố trong từ.
 - Chỉ có 1 yếu tố ( tiếng ) có nghĩa .
 - Không có 1 yếu tố chung cho nhiều từ phức .
 - Các thanh điệu phải cùng âm vực .
 - Phụ âm đầu giống nhau, âm chính 
( nguyên âm phải có cùng độ mở ).
 - Từ phức Hán Việt không phải từ láy.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 ( Sgk - Trang 179 )
 I/ Phân loại từ :
 1, Từ loại : DT,Tổng Công ty Miền Trung,ST,QHT, Đại từ, PT-LT, chủ định từ .
 2, Về cấu tạo :
 Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy thành ngữ .
 3, Nguồn gốc: 
Từ thuần việt, Hán việt ( từ vay mượn )
 4, Về ghép từ ...
 S2, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ .
 5, Về so sánh, ý nghĩa :
 Từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa 
 II/ Phân biệt từ ghép và láy :
 1, Đảo các yếu tố trong từ
 - Nếu một từ phức ( gồm 2 tiếng- 2 yếu tố cố thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.
 - VD: Lả lơi, thầm thì, ngẫn ngơ thẩn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, manh mối, ngại ngần, ngào ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, mênh mông, tha thiết, rì rầm ( các từ trên là từ ghép )
 - G/V: Còn từ láy thường có 1 yếu tố gốc, yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường đúng ở vị trí nhất định ( trước sau yếu tố láy ) nghĩa là không thể đảo được trật tự của các yếu tố trong từ láy.
 - VD: Long lanh; đẹp đẽ, tim tím, hồng hào, nõn nà ...
 2, Xem xét ý nghĩa các yếu tố :
 VD: Đền đài, đất đai, ruộng rẩy, chùa chiền; bợm bãi ( bãi là kẻ lừa dối ) tỏ tường ( tỏ: yêu) ; đồn đại ( đại cũng có nghĩa là đồn ); Thành thực, đu đưa, duyên dáng - đều từ ghép .
 3, Xem xét khả năng kết hợp của 1 yếu tố chưa rõ nghĩa .
 VD: - X: Rạng, rực - rạng rỡ, rực rỡ ( từ ghép )
 - Y rỡ: - Rờ rỡ - từ láy .
 4, Dựa vào nguồn gốc của từ: ( các từ Hán Việt không phải từ láy ).
 VD: Mĩ mãn; Vĩnh viển, lần lượt, nhục nhã , tình tứ, tham lam, náo nức, khát khao, hội hoạ, lí lịch, báo cáo - từ ghép .
 VD: áy náy, ăm ắp, ăn năn, ào ạt, ba hoa, đau đáu, oăm oăm, nhỏ nhắn, đăm đắm, đủng đỉnh, chơi vơi, lác đác, chon von ... - Từ láy .
 III/ Luyện tập: 
 BT1: Đọc các bài TLV của em từ đầu năm đến nay, ghi lại những lỗi em dùng sai hãy sữa lai .
 BT2: ( H/sinh làm TT như BT1 ) 
 * Hướng dẫn học ở nhà :
 - Hoàn chỉnh BT1 ( Trang 179 )
	Dạy: ................. 
	 Tiết: 67: Ôn tập Tác phẩm trữ tình. 
	A/ Mục tiêu bài học :
	- H/sinh nắm được khái niệm về văn trữ tình và 1 số đặc điểm nt phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình .
	- Tích hợp với phần TV: Ôn tập tổng hợp; với TLV: Văn biểu cảm.
	- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, phương pháp tiếp cận, phân tích tác phẩm trữ tình .
	B/ Chuẩn bị của thầy - trò: 
	1, G/viên: Chuẩn bị kĩ bài ôn tập
	2, H/sinh: Soạn bài, trả lời các câu hỏi Sgk
	C/ Hoạt động dạy và học:
	1, Bài cũ: Kiểm tra ( 5 vở BT 5 em )
	2, Bài mới: 
 Câu 1: ( Nội dung Sgk ) 1, Tác phẩm, tác giả đã được học ? 
 + Cảm nghĩ trong đêm thanh tỉnh ( Tĩnh dạ tứ ) - Lý Bạch
 + Phò giá về kinh ( Tụng già hoàn kinh sư ) Trần Quang Khải
 + Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Chi Chương
 + Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường (Thiên Trường vãn vọng) Trần Nhân Tông .
 + Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vi thu sở phá ca ) Đỗ Phủ
 + Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )
 + Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) Hồ Chí Minh
 + Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh )
 + Tiếng gà trưa ( Xuân Quỳnh )
 Câu 2: Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện .
 Tên tác phẩm
- Rằm tháng giêng.
- Qua đèo ngang.
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
- Sông núi nước Nam.
- Tiếng gà trưa.
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tỉnh.
- Bài ca Côn Sơn.
- Cảnh khuya.
 Nội dung tư tưởng, tình cảm biểu hiện
 - Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung lạc quan.
 - Nỗi nhớ thương quá khứ, nỗi buồn cô đơn thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.
 - Tình cảm yêu quê hương chân thần, pha chút sót xa lúc mới về quê.
 - ý thức độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
 - Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỹ niệm đẹp tuổi thơ.
- Tình cảm quê hương sâu nặng trong khoảnh khắc đêm vắng.
- Nhân cách thanh cao, sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.
 - Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung.
	Câu 3 : Sắp xếp lại để tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
 Tên tác phẩm
- Sau phút chia li
- Qua Đèo Ngang.
- Côn Sơn ca.
- Tiếng gà trưa.
- Cảm nghĩ trong đêm thanh tỉnh.
- Sông núi Nước Nam.
 Tên thể thơ
 - Chữ Hán- Song thất lục bát ( Bản dịch chữ Nôm )
 - Chữ Nôm - Thất ngôn bát cú Đ.luật.
 - Chữ Hán - Lục bát ( Bản dịch chữ Nôm )
 - Thể thơ 5 tiếng
 - Ngũ ngôn tứ tuyệt ( Nguyên tác, bản dịch thơ )
 - Thất ngôn tứ tuyệt - Đ.luật ( cả nguyên tác, dịch )
	Câu 4 : Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác trong Sgk
 ( a, b, c, d, e, g, h, i, k )
	- Không chính xác là: a, c, i, k
 ? Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm nào ?
 ? Có ý kiến cho rằng: Ca dao châm biếm, trào phúng không phải thể loại trữ tình, ý kiến em thế nào ?
 ? Chuẩn để phân biệt trữ tình và tự sự là gì ?
 ? Điền vào chổ trống trong những câu sau:
 a, ......... có tính chất tập thể và truyền miệng .
 b. Thể thơ được ca dao trữ tình sữ dụng nhiều là lục bát
 c, Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ, điệp câu, cường điệu, nói giảm, câu hỏi, tu từ, chơi chữ .
 5/ Tổng kết : 
	* Ghi nhớ ( Sgk - H/sinh đọc 1-2 em )
 6/ Luyên tập: BT 1, 2, 3, 4 Sgk
	- G/viên: Hướng dẫn học sinh làm các BT ở Sgk 
* Hướng dẫn học bài
 - Nắm lại các khái niệm, phương pháp làm bài: Biểu cảm, Tự sự, miêu tả.
 - Nắm 1 số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm trữ tình .
Dạy: ......................
 Tiết 67,68 : Ôn tập: Tiếng Việt
 A/ Mục tiêu bài học:
	- Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học ở kỳ I - về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ . - Tích hợp với phần văn ở bài: Ôn tập văn trữ tình - với tập làm văn: Bài Tổng hợp cuối năm.
	- Luyện tập kỹ năng tổng hợp và giải nghĩa từ .
	B/ Hoạt động dạy và học:
	1, Bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong giờ ôn tập .
	2, Bài mới: ( GT )
 * Hoạt động dạy học
 ? Từ phức là gì? Cho VD
 ? Các tiểu loại của từ ghép ? VD ?
 ? Các tiểu loại của từ láy? VD?
 ? Đại từ là gì? Cho VD?
 Có mấy loại đại từ ?
 ? Vai trò và tác dụng của quan hệ từ ?
 ? Thế nào là từ Hán Việt 
- G/V cho H/s tìm hiểu tiếp ở Sgk.
- Hướng dẫn học sinh nhắc lại khái niệm của 3 từ bên ? Tìm VD ?
? Thế nào là thành ngữ? Cho VD?
 * Hoạt động của học sinh :
 I/ Từ phức :1, Khái niệm: Là từ gồm 2 tiếng trở lên...
 VD: Xăng dầu, điện máy, đẹp đẽ ....
 2, Các loại từ phức: 2 loại+ Từ ghép: Núi đồi, 
 + Từ láy : Lao xao, đìu hiu .......
 * Từ ghép có 2 loại nhỏ :
 - Ghép chính phụ: Có tiếng chính và tiếng phụ ( nhà khách; cây cam; máy khâu ... )
 - Ghép đẳng lặp: Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp ( ăn mặc, đỏ đen, núi sông .... )
 * Từ láy có 2 loại nhỏ :
 II/ Đại từ :* H/sinh nhắc lại khái niệm đại từ .
 - Các loại 2 loại đại từ.
 III/ Quan hệ từ : - Vai trò : Là 1 trong những công cụ quan trọng cho việc diễn đạt .
 - Nhờ có quan hệ từ mà câu văn, lời nói chính xác ....
 IV/ Từ hán việt : - Là từ gốc Hán nhưng đọc theo cách Việt, viết thành chữ La tinh và đặt vào trong câu theo văn phạm Việt Nam.
 - Yếu tố Hán Việt ( Tiếng - chữ ) tạo từ Hán Việt.
 VD: Bạch/ cầu - 2 tiếng ( 2 yếu tố )
 V/ Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm :
 1, Từ đồng nghĩa:
 - Giống, gần nghĩa khác về võ ngữ âm.
 2, Từ trái nghĩa :- Nghĩa khác nhau hoàn toàn.
 3, Từ đồng âm :- Khác nhau về nghĩa, giống nhau võ ngữ âm. - Cho h/sinh tìm ví dụ.
 VI/ Thành ngữ : - Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
 - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ làm phụ ngữ cho DT, ĐT. - VD: Bách chiến bách thắng ......
 VII/ Điệp ngữ và chơi chữ :
 * H/sinh nhắc khái niệm - tìm ví dụ
Dạy: 
Tiết 69: Chương trình Địa phương phần Tiếng việt
 A/ Mục tiêu bài học:
	- Giúp học sinh khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh.
	B/ Hoạt động dạy và học:
	1, Bài cũ: 
	2, Bài mới: 
 * Hoạt động dạy học
 GV lưu ý học sinh viết đúng các phụ âm cuối dễ mắc lỗi như: c/ t, n/ ng.
Viết đúng các tiếng có dấu thanh dễ mắc lỗi: dấu hỏi/dấu ngã.
Viết đúng các tiếng có nguyên âm dễ mắc lỗi: i/iê; o/ô.
Viết đúng các tiếng có phụ âm dễ mắc lỗi: v/d.
 * Hoạt động của học sinh :
 1. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
- Nghe viết.
- Nhớ viết.
2. Làm các bài tập chính tả:
a. Điền vào chỗ trống.
Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống.
Điền dấu hỏi, ngã.
Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi.
b. Tìm từ theo yêu cầu.
+ Tìm tên các sự vất, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch hoặc tr.
- Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất chứa tiếng có thanh hỏi, ngã.
+ Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn. 
+ Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn.
3. Lập sổ tay chính tả.
Hướng dẫn về nhà: Lập sổ tay chính tả theo yêu cầu.
 Ôn tập tốt để kiểm tra học kì đạt kết quả cao.
	Dạy: ................... Tiết 70 - 71 : Kiểm tra học kỳ I
 (Kiểm tra theo đề chung của trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 ki I.doc