Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Giáo án.
- HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../.. TUẦN 1: BÀI 1 Tiết: 1 Tên bài: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - LÝ LAN - ==================== I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: SGK, vở. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Dạy học bài mới: - Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường?Lúc ấy cảm xúc của em như thế nào? - Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “Cổng trường mở ra ” của Lý Lan. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Đọc - Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu. - Gọi học sinh đọc phàn còn lại, chú ý sắc thái biểu cảm của bài văn, hướng dẫn học sinh đọc cho đúng. - Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa, giải thích lại một số từ khó. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản - Về bài “ Cổng trường mở ” ra nói đến sự việc gì? Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con. - Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? Mẹ không ngủ được một phần do cũng háo hức, băn khoăn lo lắng cho ngày mai là ngày khai trường của con, một phần là do nhớ lại những kỷ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình. - Đó là những kỷ niệm gì? Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được bà ngọai dẫn đến trường. Cảm xúc mẹ rất nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngọai đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. - Nhớ đến ngày khai trường của mình mẹ không ngủ được vì ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trọng tâm hồn người mẹ, đến nỗi người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu dài và hẹp” - Những chi tiết trên cho em thấy đây là một người mẹ như thế nào? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ là vậy, còn tâm trạng của người con là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tâm trạng của người con. - Chi tiết nào trong bài biểu hiện tâm trạng của người con? + “Đêm nay con cũng háo hức như trước mỗi lần đi chơi xa” + “Giấc ngủ đến với con đang mút kẹo” - Rõ ràng tâm trạng của đứa con không giống tâm trạng của người mẹ, đứa con rất vô tư, hồn nhiên thanh thản đi vào giấc ngủ.(Liên hệ thực tế) - Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? - Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? (Có thể cho học sinh thảo luận) à Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình. - Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp * Nhà trường đã mang lại cho các em những gì? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Người mẹ nói : “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” đã gần 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em mới hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? (gọi 4 HS) + Có thêm nhiều bạn bè, được sống trong tình yêu thương của thầy cô và bè bạn. + Kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử với mọi người, và nhiều điều bổ ích. (Liên hệ bài hát : Đất Nước Mến Thương). - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì? Họat động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh đọc câu hỏi. - Suy nghĩ và làm vào vở - Gọi 2 học sinh đọc bài làm của mình. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. - Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa. I. Tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1 A. Tâm trạng của mẹ - Quan tâm, lo lắng cho con - Bâng khuâng, xao xuyến, thao thức, suy nghĩ triền miên, nhớ lại những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình. à Một người mẹ rất yêu thương con. B. Tâm trạng của con - Háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ. “Giấc ngủ đến với con ăn một cái kẹo”. à Trẻ con, hồn nhiên. 2. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ: - Nhà trường đã mang lại tri thức, đạo đức, tính chất và lý tưởng cho học sinh. - Vì thế ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm trên là có thể đưa thế hệ ấy đi lệch cả hàng dặm sau này. à Nói lên vai trò quan trọng của nhà trường. * Ghi nhớ : Sách giáo khoa/9. Bài tập 1 : Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Củng cố: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào? Căn dặn về nhà : Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 2 phần luyện tập. Chuẩn bị: Mẹ tôi. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../.. Tiết: 2 Tên bài: MẸ TÔI - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ-A-MI-XI - ==================== I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Cảm nhận được tình yêu thương rất đỗi thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: SGK, vở. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Qua văn bản “cổng trường mở ra” em thấy tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào? Em có suy nghĩ gì về văn bản này? Đã 7 năm ngồi ghế nhà trường, em thấy vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ như thế nào? Kiểm tra bài tập về nhà. Dạy học bài mới: Từ văn bản “cổng trường mở ra” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ Tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG GHI BẢNG Họat động 1: - Đọc - Giáo viên đọc văn bản sau đó hướng dẫn HS đọc lại - Đây là văn biểu cảm nên lưu ý cho học sinh cần thể hiện được trên tâm tư và t/c buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con, và sự trân trọng của ông đối với vợ mình. - Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. Giáo viên giải thích một số từ khó. Họat động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”? à Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt. à Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. - Qua bức thư người bố gửi cho con chúng ta lại thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả cũng như bộc lộ trên t/c và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà nguời mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. - Sự hi sinh của người mẹ đối với con như thế nào? các em hãy tìm trên chi tiết nói về người mẹ của En-Ri-Cô? - Qua đó em hiểu được mẹ của En-Ri-Cô là người như thế nào? - En-Ri-Cô có lỗi gì với mẹ? - Trước lỗi lầm ấy thái độ của người bố qua bức thư như thế nào? (Học sinh thảo luận) - Theo em điều gì đã khiến En-Ri-Cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? (a, c, d) - Tại sao bố không nói trực tiếp với En-Ri-Cô mà lại viết thư ? à Bởi vì đó là trên t/c, trên điều tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được cũng có thể qua thư, người con sẽ đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình. - Mặt khác, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy gẫm những điều trong thư. Nhưng cũng có thể là cha con ít gặp nhau nhiều. - Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì? Họat động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Học sinh về nhà làm (có thể chọn phần ghi nhớ) - Giáo viên gợi ý : + Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? + Bố mẹ buồn phiền ra sao? + Những suy nghĩ và tình cảm của em sau khi sự việc đã xảy ra . I .Tác giả - Tác phẩm : Sách giáo khoa II. Tìm hiểu văn bản : 1. Tình yêu thương của người mẹ đối với En-Ri-Cô - Mẹ thức suốt đêm chăm sóc lo lắng khi con bệnh. - Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng mình để cứu sống con. à Yêu thương con mình nhất trên đời. 2. Thái độ của bố đối với En-Ri-Cô khi em đã lỡ thốt ra lờiõ thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm - “ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ” - “ bố không thể nén giận đối với con ” - “ cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ” - “ thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào đã chà đạp lên tình yêu thương đó ” -“ Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” - “ bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được ” à Buồn bã và tức giận * Ghi nhớ : Sách giáo khoa III. Luyện tập : Bài tập 1: Hãy chọn 2 đoạn trong thư có nội dung thể hiện ý nghĩa vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn văn đ ... n mở bài (giải quyết vấn đề): a) 2 câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch. b) Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1, 2); Cụm chủ - vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ: sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả, c) Câu 4 – 5 – 6: - Nghỉ giữa câu 3 và 4. - Câu 4: Đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. - Câu 5: Giọng liệt kê. - Câu 6: Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo: Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc. Gọi từ 2 – 3 HS đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc. 2. Đoạn thân bài (giải quyết vấn đề): * Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút. - Câu: Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ: Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên. - Câu: Những cử chỉ cao quý đó cần đọc nhấn mạnh các từ: Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát. Chú ý các cặp quan hệ từ: từ – đến, cho đến * Gọi từ 4 – 6 HS đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc. 3. Đoạn kết: * Giọng chậm và hơi nhỏ hơn. a) 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ: Cũng như, nhưng. b) 2 câu cuối: Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ: Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ: Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn này. GV nhận xét cách đọc. * Nếu có thể: - Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội. - GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần (Nếu có thể, đọc thuộc lòng, càng tốt). II. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là: giọng chậm rai, điềm đạm, tình cảm tự hào. 1. Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn nhấn mạnh các từ ngữ: tự hào, tin tưởng. 2. Đoạn: Tiếng Việt có những đặc sắc thời kỳ lịch sử: chú ý từ điệp Tiếng Việt; ngữ mang tính chất giảng giải: Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng 3. Đoạn: Tiếng Việt văn nghệ v.v đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng: chất nhạc, tiếng hay 4. Câu cuối cùng của đoạn: Đọc giọng khẳng định vững chắc. Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên ở bài này chỉ cần gọi từ 3 – 4 HS đọc từng đoạn cho đến hết bài. - GV nhận xét chung. (Hết tiết 135, chuyển tiết 136) III. Đức tính giản dị của Bác Hồ Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần chung vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!). 1. Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất. 2. Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kỳ diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. 3. Đoạn 3 và 4: Con người của Bác thế giới ngày nay: Đọc giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh 4. Đoạn cuối: - Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng thống thiết. - Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 136, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi từ 2 – 3 HS đọc 1 lần. Nếu có thể, đọc lại 1 lần đoạn: Hồ Chủ Tịcbh, hình ảnh của dân tộc, SGK, tr.53, hoặc bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu. IV. Ý nghĩa văn chương Xác định giọng đọc chung của văn bản: Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía. 1. 2 câu đầu: Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu thứ 3 giọng Tỉnh táo, khái quát. 2. Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là gợi lòng vị tha: Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện. 3. Đoạn: Vậy thì hết: Tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. Lưu ý câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra. GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần; sau đó lần lượt gọi từ 4 – 7 HS đọc từng đoạn cho đến hết. * Hoạt động 3: GV tổng kết chung 2 tiết – Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận. 1. Số HS được đọc trong 2 tiết; chất lượng đọc; kỹ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục. 2. Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận. Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trước hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên, vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm. * Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện đọc ở nhà Củng cố: Học sinh coi lại bài. Căn dặn về nhà: Học kĩ bài. Chuẩn bị: Chương trình địa phương Phần Tiếng Việt. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: TUẦN 35: BÀI 34: Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../.... Tiết: 137 + 138 Tên bài: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT ==================== I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Tiếp tục tổng kết một số quy luật ngữ âm, ngữ pháp phân biệt các phương ngữ miền Bắc , miền Trung , miền Nam. Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên. Tự làm các bài tập về từ ngữ, chính tả. II. Chuẩn bị: GV: SGK, Giáo án. HS: SGK, vở. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Dạy học bài mới: Chương trình ngữ văn lớp 6, ở học kì II, các em đã có dịp làm quen với một số quy luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp nhằm giúp các em nhận rõ và phân biệt sự khác nhau giữ phương ngữ ba miền (Bắc – Trung - Nam). Bài học hôm nay, cô cùng các em khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo ra. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG GHI BẢNG HĐ1: Phân biệt các phụ âm: ch/tr; s/x; r/d/gi; l/n. ? Hãy nêu quy tắc trong âm tiết (tiếng) đã học ở lớp 6. à - Tr: không kết hợp với các vần: oa, oă, oc. - Ch: có thể kết hợp với các vần trên. * Khi gặp các tiếng có vần oa, oă, oc thì phải viết Ch. VD: chích choé, choàng khăn, mặt choắt. ? Hãy nêu quy tắc trong từ Hán Việt . à - Ch: không kết hợp với các yếu tố HV có dấu nặng (.) và dấu huyền (`). - Tr có thể kết hợp với các yếu tố Hán Việt ấy. VD: Trạng nguyên, trịch thượng, triệt để, triệu phú, trầm tư, triều đại, trình độ, trừng phạt. ? Quy tắc trong từ láy à - Tr và Ch không láy với nhau. Vì vậy khi viết tiếng thứ nhất viết là Tr (Ch) thì tiếng thứ hai cũng phải viết như vậy Tr (Ch), hiện tượng ấy còn gọi là điệp phụ âm đầu. VD: chăm chỉ, trống trải, chắt chiu, chậm chạp, chững chạc, chim chóc ? Quy tắc ngữ nghĩa à * Tr: hầu như không láy với phụ âm khác, trừ mấy từ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trật lất. * Ch: láy với rất nhiều phụ âm khác. VD: leo chèo, chào mào - Quy tắc ngữ nghĩa. * Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định thường viết Ch: VD: ( cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít) Chăn, chiếu, chum, chày, chậu Chưa, chửa, chớ, chẳng, chả * Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí thường viết Tr. VD: trên, trong, trước HĐ2: Phân biệt S/X ? Nêu nguyên tắc trong âm tiết đã được học ở lớp 5, lớp 6. à - Quy tắc: + S: không kết hợp với các vần: oă, oc, uê. + X: kết hợp được với các vần trên. VD: xoắn ốc, xum xoe, xuê xoa ? Nêu quy tắc trong từ láy. à - Quy tắc trong từ láy. + S và X không láy với nhau. Vì vậy chỉ có hiện tượng điệp phụ âm đầu S hoặc X. VD: sắc sảo, sáng sủa, sừng sững, sằng sặc, sục sạo + Xào xạc, xanh xao, xơ xác, xao xuyến, xấp xỉ + S hầu như không láy với các phụ âm đầu khác; trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc. + X thì khá phổ biến: VD: lao xao, bờm xờm, xích mích, bung xung, loăn xoăn ? Quy tắc ngữ nghĩa à - Quy tắc ngữ nghĩa. + Những từ chỉ loài vật, cây cối thường viết là S. VD: xiên, xẹo, xào, xếch, xoàng, xui * Phân biệt: R / D / G HĐ3: Phân biệt các phụ âm R/ D/ Gi ? Quy tắc trong âm tiết à - Quy tắc trong âm tiết. + R / Gi: không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uy, uâ; trừ hai từ phiên âm tiếng Pháp: Curoa, ruybăng. + D: kết hợp được với các vần trên. VD: đe doạ, kinh doanh, xét duyệt, duyên số, hậu duệ ? Quy tắc trong từ Hán Việt à - Quy tắc trong từ Hán Việt. + R: không có trong yếu tố Hán Việt. + D: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, tiêu diệt, tuyệt diệu, dũng cảm. + Gi; giải quyết, li gián, giác ngộ, giảm giá, giáo dục. - Quy tắc trong từ láy. + Điệp gi: giặc giã, giữ gìn Điệp d: dai dẳng, dại dột, dông dài ? Quy tắc trong từ láy à Quy tắc trong từ láy. + Điệp gi: giặc giã, giữ gìn Điệp d: dai dẳng, dại dột, dông dài Điệp r; rúc rích, róc rách, răng rắc Có thể gặp: lai rai, lim dim, xớ rớ. Không có: lai giai, lim gim, xớ giớ. ? Quy tắc ngữ nghĩa à Quy tắc ngữ nghĩa. Chỉ có phụ âm r mới biểu thị được những sắc thái ý nghĩa sau: + Mô phỏng âm thanh, tiếng động ( tượng thanh). VD: rào rào, ríu rít, rề rề, róc rách + Mô phỏng hình ảnh, chuyển động (tượng hình). VD: run rẩy, rung rinh, rập rờn + Mô tả ánh sáng có màu sắc và hình ảnh. VD: rạng rỡ, rực rỡ, rừng rực, roi rói I. Tìm hiểu bài: Phân biệt các phụ âm 1. Đối với các tỉnh miền Bắc Chú ý viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi. Ch / Tr Củng cố: Học sinh coi lại bài. Căn dặn về nhà: Học kĩ bài. Chuẩn bị: Hoạt động Ngữ văn. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Tiết: 139 + 140 Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../.... Tên bài: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP ====================
Tài liệu đính kèm: