Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần  1 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

 -Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

B- CHUẨN BỊ:

 - GV:Nghiên cứu kĩ SGK,SGV, soạn giáo án, tư liệu: bài hát, tranh vẽ ngày khai trường.

 - HS: Đọc VB soạn bài theo câu hỏi GV

doc 682 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :. . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày dạy :. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 1- Bài 1 - Tiết 1
	 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	 - LÝ LAN -
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
 -Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
B- CHUẨN BỊ:
 - GV:Nghiên cứu kĩ SGK,SGV, soạn giáo án, tư liệu: bài hát, tranh vẽ ngày khai trường.
 - HS: Đọc VB soạn bài theo câu hỏi GV.
C – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Định hướng ND – Ghi bảng
 1. Ổn định :
 2. Kiểm tra : Tập vở, SGK, nội dung chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1:Khởi động(2’)
- “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương . . .” -> Tình mẹ đối với con 
-> Vào bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- Tìm hiểu chú thích (13’)
1-Văn bản này của ai?
2-Văn bản có xuất xứ từ đâu?
3-Bài văn thuộc văn bản gì ? Em biết gì về loại văn bản ấy? 
4- Qua phần tìm hiểu chú thích ở nhà, có từ nào em thắc mắc, cần giải thích?
GV giải đáp thắc mắc của HS
5-VB cổng trường mở ra thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết? 
6-Vậy theo em,cần đọc VB bằng giọng điệu thế nào?
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn đầu 
–Gọi 3 HS đọc tiếp đến hết bài ->HS nhận xét- GV sửa chữa 
-GV chuyển sang hoạt động 3
-Hoạt động 3: Đọc – tìm hiểu văn bản (20’)
7- Đại ý của VB là gì? Em hãy nêu bằng vài câu ngắn gọn?
8-VB chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và ý chính từng phần?
9- Nhân vật chính trong VB là ai? 
10-Xác định ngôi kể ? 
11-Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó?
GV chuyển ý:
GV cho HS đọc thầm đoạn đầu -> bước vào .
12-Theo dõi phần đầu của VB và cho biết : Người mẹ nghĩ đến con vào thời điểm nào? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con? ( Hồi hộp, vui sướng, hy vọng )
13- Mẹ đã chuẩn bị những gì cho con để con bước vào ngày khai trường đầu tiên?
14- Tìm chi tiết miêu tả cảm xúc của con ?
( GV ghi chi tiết bảng phụ)
15-Chi tiết nào miêu tả tâm trạng của người mẹ? 
.
16- Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau?
17- Cách sử dụng như trên của tác giả, em gọi là nghệ thuật gì? ( Tương phản ) 
18- Theo em, vì sao người mẹ không ngủ được ? 
19- Bấy giờ đối với mẹ ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm . Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? 
20- Theo em, vì sao ngày khai trường vào lớp một để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mẹ như thế ?
21- Khi nhớ lại kĩ niệm ấy lòng mẹ như thế nào? 
22- Nhận xét về cách dùng từ trong câu văn trên ? 
23- Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường đó điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì?
 24 – Những điều này có phải mẹ trực tiếp nói với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? 
25- Nhận xét nghệ thuật đặc sắc ở đoạn 1 . 
26- Từ sự trăn trở, suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ cho con trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con , em thấy người mẹ trong VB này là người như thế nào?
- Giảng bình:Đó là đức hi sinh, một vẻ đẹp giản dị ma lớn lao cuả tình mẫu tử trong cách sống của người mẹ VN .
- Chuyển ý -> ghi tiêu đề 2:
- GV cho HS đọc thầm 2 đoạn cuối .
26- Trong đêm không ngủ, mẹ đã nghĩ về điều gì?
27-Em nhận xét gì về ngày hội khai trường ở nước ta ?
28- Trong đoạn văn cuối xuất hiện thành ngữ “ Sai một li đi một dặm”. Em hiểu TG muốn nói điều gì?
29- Kết thúc bài văn, tác giả nêu câu nói của mẹ:” Bước qua cánh cổng trường thế giới kì diệu sẽ mở ûra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
30- Nhận xét nghệ thuật sử dụng ở đoạn cuối? Qua đó em thấy người mẹ nghĩ gì về vai trò của giáo dục dối với thế hệ trẻ ?
Bình: Vai trò của giáo dục – Liên hệ thực tế.
-Chuyển ý sang hoạt động 4: Tổng kết (5’) 
31- Nhận xét nghệ thuật biểu đạt của bài văn?
 32 -VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp 1 của con . Qua tâm trạng đó của mẹ, em hiểu được gì về vấn đề tác giả muốn nói ở đây?
Hoạt động 5 : Luyện tập .( 5 phút )
- GV cho HS xem tranh vẽ- Bức tranh trên các bạn vẽ cảnh gì? Cảnh đó như thế nào ? 
- Khi xem tranh em có cảm xúc suy nghĩ gì về hiện tại và tương lai?
-Gọi HS đọc thêm“Trường học “(SGKtr 9).
- Hướng dẫn cách làm bài tập 1+2 SGKtr 9
- Nghe ghi tựa bài.
 - Dựa vào SGK trả lời
-Suy nghĩ vận dụng kiến thức VB 6 trả lời .
- Nêu thắc mắc 
- Suy nghĩ trả lời. 
HS nghe và nhận xét giọng đọc của bạn
HS nêu đại ý VB ngắn gọn . 
HS suy nghĩ trả lời. 
-HS trả lời. 
- Suy nghĩ, trả lời
- HS đọc thầm đoạn từ “ vào đêm trước -> mẹ bước vào “
- HS trả lời 
- Nhìn SGK trả lời
- Gạch chân các chi tiết vừa nêu ở SGK.
- HS nêu chi tiết và gạch chân chi tiết vừa nêu.
-HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận theo từng bàn thống nhất ý kiến – trả lời
HS nhìn đoạn” Thật sự mẹ không . Bước vào” – Nêu chi tiết- gạch chân chi tiết trong SGK.
- HS suy nghĩ trả lời(1-2 HS )
- HS nhìn vào VB trả lời.
- Suy nghĩ , trả lời.
- HS nhìn vào đoạn “ Cái ấn tượng bước vào” – trả lời 
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhìn lại quá trình phân tích trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- Đọc thầm 2 đoạnï cuối trong VB
-Nhìn vào 2 đoạn cuối trả lời
- Suy nghĩ trả lơì
-Thảo luận theo từng bàn thống nhất ý kiến – trả lời
- Nghe.
- Trả lời
- Nhìn lại quá trình phân tích tổng kết ý trả lời
- Đọc ghi nhớ SGK
- Xem,thuyết minh tranh ( SGK tr 6 ), phát biểu cảm nghĩ.
- Đọc.
I-Giới thiệu :
1-Tác giả :Lý Lan
2- Tác phẩm:Đăng trên báo” Yêu trẻ”số 166(1/9/2000)
- Văn bản nhật dụng : Văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật , đề tài có tính chất thời sự đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài. 
Văn bản nhật dụng đề cập vấn đề người mẹ và nhà trường . 
3- Chú thích:
(Nhạy cảm, háo hức ,bận tâm, can đảm ) 
-Từ ngữ diễn tả tâm trạng.
- Từ mượn.
- Từ địa phương .
- Từ Hán Việt.
- Giọng nhỏ nhe,ï tha thiết, chậm rãi.
II- Đọc tìm hiểu văn bản :
* Đại ý: Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên . 
- Hai phần :
+ Từ đầu đến “ mẹ bước vào”: Tâm trạng của mẹ. 
+ Phần còn lại : cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. 
- Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được ï tâm tư tình cảm những điều sâu thẳm khó nói thành lời.
1 – Tâm trạng của mẹ trườc ngày khai trường của con . 
- Niềm vui háo hức  giấc ngủ đến dễ dàng như uống một ly sữa, gương mặt thanh thoát , đôi môi hé mở
- Hôm nay, mẹ không tập trung được việc gì cả, trằn trọc, không lo nhưng vẫn không ngủ được .
*Mẹ : Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. 
*Con : Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư 
-Kết cấu đan xen nghệ thuật đối lập 
-Sống lại quá khứ, nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một, nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường 
- Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm
bổng:” Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
 - Xa lạ, bỡ ngỡ
- Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến.
- Từ láy.
- Mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tư nhiên ghi vào lòng con  xao xuyến – ( giữa tr 7)
- Người mẹ không trực tiếp nói với con. Mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình -> Lời độc thoại nội tâm của người mẹ. 
-> Làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp . 
* Chọn ngôi kể thích hợp, kết cấu đan xen, nghệ thuật đối lập, độc thoại nội tâm -> Trằn trọc , bâng khuâng , giấc ngủ chẳng thành – Lo toan nghĩ mgợi mãi vì ngày mai của con trẻ -> Tình mẹ dạt dào, sâu nặng
2/ Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ trẻ. 
- Mẹ nghĩ về ngày Hội khai trường ; nghĩ về vai trò của GD đối với trẻ em 
- Tấùt cả mọi trẻ em, HS đến tuổi đều được đến trường 
- Giảng : Về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường : Ngày hội của tất cả chúng ta, tất cả mọi người. Trẻ em được đến trường, được học hành là quyền lợi là trách nhiệm mà toàn xã hội phải quan tâm chăm sóc. 
- Chỉ cần sai một li là sẽ chệch hướng , lạc đường, hỏng việc. Tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước. 
- Về tri thức , tình cảm, tư tưởng , đạo lí, tình bạn, tình thầy trò. . .
*Nghệ thuật so sánh, sử dụng thành ngữ, chi tiết chọn lọc.-> khẳng định vai trò của nhà trường rất quan trọng đối với thế hệ trẻ 
-> trong giáo dục không được phép sai lầm.
III-Tổng kết:
-NT: Văn tự sự xen yếu tố biểu cảm như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng .
-ND:Bài văn giúp ta hiểu tấm lòng thương yêu, tình cảm của cha mẹ đối con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người .
IV – Luyện tập:
- Ở lớp: +Quan sát, thuyết minh tranh .
 +Đọc thêm: Trường học ( SGK tr- 9) 
- Ở nhà: Bài tập 1-2 SGK tr 9
4 – Dặn dò :- Học thuộc bài.
Làm bài tập 1 + 2.
Soạn bài : “ Mẹ tôi “
* Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn :. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày dạy :. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 1- Bài 1 - Tiết 2
 MẸ TÔI
	 (A- MI – XI)
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
Hiều biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái .
B- CHUẨN BỊ:
 - GV: soạn giáo án , tham khảo SGK, SGV , bài hát.
 - HS :Soạn bài theo câu hỏi SGK phần Đọc_ Hiểu văn ... .....................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 36. Tiết 135,136.
Hoạt động ngữ văn
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
- Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm, ...
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk, sgv.
2. Học sinh : Tìm cách đọc cả 4 văn bản nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, tập đọc kĩ lưỡng, đọc nhiều lần.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.(2’)
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào Hoạt động Ngữ văn.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.(86’)
1. Yêu cầu về cách đọc.
2. Hướng dẫn, tổ chức đọc.
* Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
- Đoạn mở bài:
+ Hai câu đầu nhấn mạnh các từ ngữ : nồng nàn đó là giọng khẳng định chắc nịch. 
+ Câu 3 : Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1, 2 ), cụm chủ – vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ, tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả, ....
+ Câu 4, 5, 6 : Nghỉ giữa câu 3 và 4; câu 4 đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ; câu 5 giọng liệt kê; câu 6 giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
- Đoạn thân bài: giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
+ Câu : Đồng bào ..... cần đọc chậm, nhấn mạnh : cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
+ Câu : Những cử chỉ cao quý đó .... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ .... đến, cho đến.
- Đoạn kết: Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .
+ Ba câu trên đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng.
+ Hai câu cuối đọc giọng giảng giải, chậm và khút chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho....
* Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Gọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
- Hai câu đầu cần chậm, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào, tin tưởng.
- Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc .... thời kì lịch sử, chú ý điệp từ tiếng việt, ngữ mang tính chất giảng giải : nói thế cũng có nghĩa là nói rằng....
- Đoạn : Tiếng Việt ..... văn nghệ ..., đọc rõ ràng, khút chiết, lưu ý các từ chất nhạc, tiếng hay ....
- Câu cuối đọc giọng khẳng định vững chắc.
* Đức tính giản dị của bác Hồ.
Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng.
- Câu 1 nhấn mạnh : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
- Câu 2 tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng, rất kì diệu, nhịp điệu liệt kê ở các trạng ngữ, vị ngữ : trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Đoạn 3, 4 : Con người của Bác ..... thế giới ngày nay, đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện.
- Đoạn cuối cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác. hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
* Ý nghĩa văn chương.
Giọng chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía.
- Hai câu đầu giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn : Câu chuyện ..... vị tha, giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
- Đoạn : Vậy thì ...... , giọng tâm tình, thủ thỉ.
3. Nhận xét, lưu ý : Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự, trữ tình.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc nhà. (2’)
Chuẩn bị phần học : “ Chương trình địa phương phần Tiếng Việt” theo yêu cầu câu hỏi sgk.
Nghe.
Nghe.
Nghe, đọc, nhận xét.
Nghe.
- Yêu cầu đọc : 
+ Đọc đúng : Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rõ ràng.
+ Đọc diễn cảm : Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 36. Tiết 137,138.
Chương trình địa phương phần tiếng việt
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Nắm được một số mẹo chính tả.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sổ tay chính tả, Tiếng Việt thực hành.
2. Học sinh : Tìm đọc những tư liệu có liên quan nội dung bài học.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.(2’)
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh nắm các mẹo về chính tả.(86’ )
Lần lượt hướng dẫn những mẹo để chữa lỗi chính tả.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
Xem lại các kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra tổng hợp.
Nghe.
Nghe, thực hành theo yêu cầu.
Nghe.
I. Mẹo về dấu.
II. Mẹo về âm.
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
Tuần 36. Tiết 139,140.
Trả bài kiểm tra học kì ii
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Qua điểm số tự đánh giá kết quả và chất lượng bài làm.
- Luyện và sơ kết kĩ năng lựa chọn nhanh, trả lời gọn, đúng.
- Nhận diện kiểu văn, lập dàn ý, viết đoạn, kĩ năng chữa bài.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Đọc, chấm bài, thống kê, nhận xét ưu – khuyết điểm.
2. Học sinh : Ôn lại những kiến thức có liên quan đề kiểm tra.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động.(2’)
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào đánh giá lại kết quả qua tiết kiểm tra tổng hợp.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đánh giá lại kết quả rèn luyện.(86’ )
1. Nhận xét khái quát kết quả và chất lượng bài làm của học sinh.
2. Xây dựng đáp án, dàn ý và chữa bài.
3.Phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai, những lựa chọn sai phổ biến.
4. Chọn đọc một số bài tiêu biểu.
5. Phát bài.
6. Yêu cầu trao đổi đọc cùng sửa chửa theo hướng dẫn.
7. Thu bài.
8. Nhận xét, định hướng rèn luyện trong hè.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà.(2’)
Xây dựng kế hoạch ôn tập lại kiến thức cả năm trong hè.
Nghe.
Nghe.
Phát biểu những yêu cầu cần đạt, trình bày dàn ý, sửa chữa.
Nghe.
Nghe.
Nhận bài.
Đọc, sửa chữa.
Nộp bài.
Nghe.
Nghe.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7-SUA XONG.doc