Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 : Bài mở đầu - Bài 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 : Bài mở đầu - Bài 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra

* Giúp học sinh:

- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đôid với con cái .

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .

B- Chuẩn bị:

Gv : SGK + SGV

HS: Bài soạn + SGK

Tiến trình lên lớp :

 

doc 238 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 : Bài mở đầu - Bài 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 7
Cả năm 37 tuần (140 tiết)
Học kì I: 19 tuần (72 tiết)
Học kì II: 18 tuần (68 tiết)
Học kì I
Tiết
Bài dạy
1
Cổng trường mở ra
2
Mẹ tôi
3
Từ ghép
4
Liên kết trong văn bản
5-6
Cuộc chia tay của những con búp bê
7
Bố cục trong văn bản
8
Mạch lạc trong văn bản
9
Những câu hát về tình cảm gia đình - Chỉ dạy bài ca dao 1và 4
10
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Chỉ dạy bài ca dao 1 và 4
11
Từ láy
12
Quá trình tạo lập văn bản
Viết bài Tập làm văn số 1 ở nhà
13
Những câu hát than thân – Chỉ dạy bài ca dao 2 và 3
14
Những câu hát châm biếm - Chỉ dạy bài ca dao 1 và 2
15
Đại từ
16
Luyện tập tạo lập văn bản 
17
Sông núi nước Nam
18
Phò giá về kinh
19
Từ Hán Việt
20
Trả bài Tập làm văn số 1
21
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
22
Hướng dẫn đọc thêm: Côn Sơn ca; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Sau phút chia li.
23
Từ Hán Việt (tiếp)
24
Đặc điểm văn bản biểu cảm
25
Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
26
Bánh trôi nước
27
Quan hệ từ
28
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
29
Qua đèo Ngang
30
Bạn đến chơi nhà
31-32
Viết bài Tập làm văn số 2
33
Chữa lỗi về quan hệ từ
34
Hướng dẫn đọc thêm: Xa ngắm thác núi Lư; Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
35
Từ đồng nghĩa
36
Cách lập ý của bài văn biểu cảm
37
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
38
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư)
39
Từ trái nghĩa
40
Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người
41
Kiểm tra Văn
42
Từ đồng âm
43
Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
44-45
Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
46
Kiểm tra Tiếng Việt
47
Trả bài Tập làm văn số 2
48
Thành ngữ
49
Trả bài kiểm tra Văn, trả bài kiểm tra Tiếng Việt
50
Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Chọn ngữ liệu phù hợp hơn để dạy
51-52
Viết bài Tập làm văn số 3
53-54
Tiếng gà trưa
55
Điệp ngữ
56
Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
57
Một thứ quà của lúa non: Cốm
58
Trả bài Tập làm văn số 3
59
Chơi chữ
60
Làm thơ lục bát
61
Chuẩn mực sử dụng từ
62
Ôn tập văn bản biểu cảm
63
Mùa xuân của tôi
64
Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu
65
Luyện tập sử dụng từ
66
Ôn tập tác phẩm trữ tình
67
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp)
68
Ôn tập Tiếng Việt
69
Ngữ văn địa phương: Rèn luyện chính tả
70-71
Kiểm tra học kì I
72
Trả bài kiểm tra học kì I
Học kì II
73
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
74
Ngữ văn địa phương: Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương Ninh Bình
75
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
76
Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)
77-78
Tục ngữ về con người và xã hội
79
Rút gọn câu
80
Đặc điểm của văn bản nghị luận
81
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
82
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
83
Câu đặc biệt
84
Tự học có hướng dẫn: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
85
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
86
Thêm trạng ngữ cho câu
87-88
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
89
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)
90
Kiểm tra Tiếng Việt
91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh - Chọn trọng điểm để dạy cho học sinh: Văn chứng minh là gì? Những nét đặc trưng của văn chứng minh? 
92
Luyện tập lập luận chứng minh
93-94
Đức tính giản dị của Bác Hồ; Hướng dẫn đọc thêm: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
95
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
96-97
Viết bài Tập làm văn số 5
98-99
Ý nghĩa văn chương
100
Kiểm tra Văn
101
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)
 102
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
103
Ôn tập văn nghị luận
104
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
105-106
Trả bài Tập làm văn số 5, trả bài kiểm tra Tiếng Việt, trả bài kiểm tra Văn
107
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
108-109
Sống chết mặc bay
110
Cách làm bài văn lập luận giải thích - Chọn trọng điểm để dạy cho học sinh: Văn giải thích là gì? Những nét đặc trưng của văn giải thích? 
111
Luyện tập lập luận giải thích
Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà
112
Dùng cụm chủ vị để mở rông câu. Luyện tập (tiếp)
113
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
114
Ca Huế trên sông Hương
115
Liệt kê
116
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
117
Trả bài Tập làm văn số 6
118
Hướng dẫn đọc thêm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu; Quan Âm Thị Kính.
119
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
120
Văn bản đề nghị
121
Ôn tập Văn học
122
Dấu gạch ngang
123
Ôn tập Tiếng Việt
124
Văn bản báo cáo
125
Luyện tập làm văn bản đề nghị
126
Luyện tập làm văn bản báo cáo
127-128
Ôn tập Tập làm văn
129
Ôn tập Tiếng Việt (tiếp)
130
Hướng dẫn làm bài kiểm tra
131-132
Kiểm tra học kì II
133
Ngữ văn địa phương: Tổng kết, đánh giá bài tập sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương Ninh Bình
134
Ngữ văn địa phương: Ca dao, dân ca địa phương Ninh Bình
135-136
Hoạt động Ngữ văn
137
Ngữ văn địa phương: Tục ngữ địa phương Ninh Bình
138
Ngữ văn địa phương: Rèn luyện chính tả
139-140
Trả bài kiểm tra học kì II
Ngày soạn 	Học kỳ I
Ngày giảng..
 Tuần 1 : Bài mở đầu
Bài 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra
A- Mục tiêu cần đạt 
* Giúp học sinh:
- Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đôid với con cái .
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
B- Chuẩn bị:
Gv : SGK + SGV 
HS: Bài soạn + SGK 
Tiến trình lên lớp :
	* Hoạt động 1:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 
3- Bài mới :
	Như thường lệ, mỗi năm một lần cứ vào dịp 5/9 là tất cả HS trong cả nước nô nức phấn khởi đón trào ngày khai trường, chào 1 năm học mới . Nhưng có lẽ ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 là ngày đáng nhớ không của riêng ai. Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào lớp 1 của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì nhé?
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Theo em cần đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào? Vì sao? 
( GV đọc mẫu gọi 1- 2 HS đọc rồi uốn nắn ) 
- Học sinh đọc phần chú thích :
- Trong bài có xuất hiện 1 số từ mượn? Đó là những từ nào ? Các từ đó được giải nghĩa ra sao?
- Nổi dung của Văn bản “ Cổng trường mở ra’’ nhằm kể chuyện đi học hay biểu hiện tâm tư của người mẹ ?
( Biểu hiện tâm tư tình cảm của người mẹ )
- Nếu thế nhân vật chính trong văn bản này là ai ? ( Nhân vật chính : người mẹ )
- Hãy xác định bố cục văn bản? 
- Hãy tóm tắt đại ý của văn bản bằng một vài câu ngắn gọn? 
( HS theo dõi P1 của văn bản)
- Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác thường ? Tìm chi tiết ?
- Nhận xét về cách miêu tả nhân vật đứa con?
- Theo em vì sao người mẹ không ngủ được ( Có phải lo lắng cho con, hồi hộp chờ ngày khai trường đầu tiên của mình mừng vì con đã lớn ? Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con ?..
- Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
- Qua những việc làm đó, em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con?
- Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỷ niệm nào trong quá khứ?
- Nhớ lại những kỷ niệm đó ? lòng mẹ “ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến”
ÞNhận xét gì về cáhch dùng từ trong câu văn trên? Tác dụng của nó trong việc miêu tả tâm trạng người mẹ?
- Trong văn bản người mẹ nói chuyện với con hay với ai? Tác dụng của cách viết đó ?
- Qua phân tích đoạn1, em hình dung người mẹ tron văn bản là người như thế nào?
( HS theo dõi phần 2 của văn bản)
Trong đêm không ngủ được, người mẹ còn nghĩ về điều gì ?
( Sự quan râm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục)
Câu văn nào trong văn bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( Ai cũng biết rằngcả dặm sau này)
Câu nói của mẹ “ bước qua cánh cổng trường một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”
Theo em cái thế giới kỳ diệu ấy là gì?
 Thế giới của những điều hay lẽ phải của tình thương và đạo lý làm người, thế giới của ánh sáng tri thức, thế giới cảu những ước mơ và khát vọng bay bổng
Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam có rất nhiều những câu ca nói về vai trò của giáo dục, của nhà trường đối con người. Em hãy tìm?
Nhận xét gì về giọng văn ?
Tác dụng của nó đối việc thể hiện nội dung tác phẩm?
- Kỷ niệm sâu sắc nhất trong ngày vào lớp 1 của em là gì?
- Hãy kể lại 
- Đọc phần đọc thêm
- Cho biết nội dung chính của đoạn văn đó
 * Hoạt động 3
* Hoạt động 4 
 4, Củng cố
 5, Hướng dẫn về nhà
I/ Tiếp xúc với văn bản:
1- Đọc: 
- Yêu cầu : Giọng trầm tĩnh, tha thiết, sâu lắng , chậm rãi ( Văn bản biểu cảm)
2- Chú thích:
 - Từ mượn7,8,10
- Chú ý các từ địa phương.
3, Bố cục ( 2 phần)
P1: Từ đầu – Tgiới mà mẹ vừa bước vào : Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày con đến trường.
P2: ( Còn lại ) Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc đời con người.
 4, Đại ý : 
-Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con mình.
II/ Phân tích văn bản
1, Tâm trạng của người mẹ
* Con:
- Cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường lần đầu tiên.
- Giúp mẹ dọn đồ chơi 
- Ngủ dễ dàng, ngon lành: “ Như uống..
Þ Miêu tả tâm trạng cảm xúc trẻ con “háo hức nhưng cũng rất vô tư, không lo nghĩ ”
* Mẹ 
- Chuẩn bị chu đáo cho con
- Không tập trung làm được việc gì 
- Trằn trọc không ngủ được 
- Suy nghĩ miên man.
- Đắp mền, buông mành, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
ÞYêu con đến độ quên mình, đức hy sinh, một vẻ đẹp giản dị mà lớn lao trong người mẹ Việt Nam.
- Nhớ ngày bà ngoại dắt vào lớp 1, nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường.
( rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến )
Þ Những từ láy liên tiếp gợi tả những tâm trạng vừa vui, vừa nhớ, vừa hồi hộp của người mẹ khi lần đầu vào lớp 1
( Tưởng như người mẹ đang tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình
® Đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ những điều không nói trực tiếp được)
Þ Rất yêu con, sẵn sàng hy sinh vì sự tiến bộ của con, quan tâm lo lắng cho con và tin tưởng ở tương lai của con
2, Vai trò của nhà trường, của gia đình 
Þ ( Liên hệ với hoàn cảnh của địa phương, đất nước VN )
- Không được phép sai lầm trong giáo dục: 
 Sai 1 ly đi 1 dặm
- Giáo dục có vai trò quan trọng trong cuộc đời con người
- Không thầy đố mày làm nên
- Ngày em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày..
III/ Tổng kết 
- Với giọng văn tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng, bài văn đã đề cập đến 1 vấn đề quan trọng trong đời sống mỗi con người. Vấn đề giáo dục và sự quan tâm của giáo dục đối với vấn đề này
 Qua đó ta hiểu ... 
...................................................................................................................................
Tuần 18 
Ngày soạn 13/12/ 2010
Tiết 67 . ôn tập tác phẩm trữ tình(tt)
A. Mục tiêu.
 Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và đặc điểm nghệ thuật của ca dao, thơ trữ tình.
 Củng cố những kiến thức cơ bản về những bài thơ trữ tình đã học. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, phân tích 1 số tp trữ tình.
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; 
 Hs: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
 2. Triển khai bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV cho HS phân tích hai câu thơ, thấy được một phương diện khác và màu sắc khác.
G nhận xét, chốt.
H nhắc lại những kiến thức đã học.
G nhận xét, bổ sung, nhận xét.
Tùy trình độ HS để GV dành thời gian nhiều hay ít cho bài tập này.
G hướng dẫn H chọn đáp án đúng.
1. Bài tập .
- Thể hiện nỗi buồn sâu lắng.
- Hai dòng thứ nhất, câu đầu biểu cảm trực tiếp, dùng lối kể và tả. Câu thứ hai biểu cảm gián tiếp, dùng lối nói ẩn dụ tô đậm thêm tình cảm ở dòng thứ nhất.
- “Bui” là từ cổ: lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn nỗi lo duy nhất.
2. Bài tập 2.
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc xa quê >< lúc mới đặt chân về quê.
- Một bên trực tiếp >< một bên gián tiếp.
- Một bên thể hiện nhẹ nhàng sâu lắng >< một bên đượm sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi..
3. Bài tập 3*
- Cảnh vật:
+ Giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông,..
+ Khác: một bên yên tĩnh, u tối,..>< một bên sống động, trong sáng,..
- Chủ thể trữ tình: một bên là lữ khách >< một bên là chiến sĩ cách mạng mới hòan thành niệm vụ trọng đại của cách mạng.
4. Bài tập 4.
-b, c, e.
IV. Củng cố.(2p)
 Gv khái quát những nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập nắm chắc kiến thức.
 - Chuẩn bị: Tiết sau ôn tập Tiếng Việt.
Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 68. ôn tập tiếng việt
A. Mục tiêu.
 Củng cố hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt đã học ở học kỳ 1 về: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, điệp ngữ, chơi chữ ...
 Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về nhận diện từ, giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết ...
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; bảng phụ
 Hs: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
 2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Hs nhắc lại khái niệm từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ.
- Hs ghi nhớ sơ đồ (sgk - 183) và lấy ví dụ theo yêu cầu của bài.
- Gv gọi một vài hs trả lời.
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung.
H nhắc lại khái niệm Đại từ.
- Hs giải thích các yếu tố Hán Việt trong bài tập 3 sgk-184.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, bổ sung.
 - Hs so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
H nhắc lại khái niệm thành ngữ.
G. Nhận xét.
- Hs nhắc lại khái niệm: từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ.
? Tại sao lại có hiện tượng đồng nghĩa? 
? Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Ví dụ?
?Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? Ví dụ?
- Học sinh nhắc lại:
+ Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ?
+ Thế nào là chơi chữ? Có mấy lối chơi chữ?
- Lớp, gv nhận xét, bổ sung.
- Hs làm bài tập 6 (193), bài 7 (194).
- Gv cho bài tập.
- Hs làm bài, chữa bài, bổ sung.
- Hs nhắc lại những kiến thức tiếng Việt đã ôn tập, ở những kiến thức đó, chúng ta phải nhớ những vấn đề gì? Luyện tập những dạng bài tập nào?
- Gv chốt bài.
I. Hệ thống kiến thức.
1. Từ phức:
a, Khái niệm: 2 tiếng trở lên.
b, Phân loại:
+ Từ ghép: 2 tiếng có nghĩa trở lên.
 - Từ ghép đẳng lập. (sgk 14)
 - Từ ghép chính phụ.
+ Từ láy: ~ 1 tiếng gốc có nghĩa, qh ngữ âm.
 - Từ láy toàn bộ. (sgk 42)
 - Từ láy bộ phận.
2. Đại từ:
a, Khái niệm: (sgk 55)
b, Phân loại: 
+ Đại từ để trỏ: - Trỏ người, sự vật.
 - Trỏ số lượng.
 - Trỏ h/đ, t/c, ...
+ Đại từ để hỏi: - Hỏi về người, sự vật.
 - Hỏi về số lượng.
 - Hỏi về h/đ, t/c ...
3. Quan hệ từ.
a, Khái niệm: (sgk 97).
b, So sánh:
+ Danh từ, động từ, tính từ:
- ý nghĩa: biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
- Chức năng: Có khả năng làm thành phần của cụm từ, câu.
+ Quan hệ từ:
- ý nghĩa: biểu thị ý nghĩa quan hệ.
- Chức năng: liên kết các từ, cụm từ, câu, đoạn ... 
4. Thành ngữ.
a, Khái niệm: (sgk 144)
b, Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ: 
 - Nghĩa đen.
 - Nghĩa bóng. (ẩn dụ, so sánh,...)
c, Tác dụng: câu văn ngắn gọn, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
5. Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
a. Khái niệm.
b, Một số điều cần lưu ý:
- Hiện tượng đồng nghĩa: nhằm diễn đạt chính xác các sắc thái rất tinh tế của các sự vật, hiện tượng.
- Từ trái nghĩa mang tính chất hàng loạt.
6. Điệp ngữ, chơi chữ.
a. Khái niệm.
b, Tác dụng:
II. Luyện tập.
Bài 6 (193). 
 Thành ngữ thuần Việt tương đương.
 Trăm trận trăm thắng.
 Nửa tin nửa ngờ.
 Cành vàng lá ngọc.
 Miệng nam mô bụng bồ dao găm.
Bài 7 (194). Thành ngữ thay thế.
 Đồng không mông quạnh.
 Còn nước còn tát.
 Con dại cái mang.
 Nứt đố đổ vách.
Bài *: Cho cặp từ trái nghĩa: Buồn - vui.
a, Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ trên.
b, Phân loại từ láy.
IV. Củng cố(2p)
G khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức cơ bản.
V. Dặn dò. (1p) 
 - Ôn tập kiến thức đã học.
 - Soạn : Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt ). 
Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 69 
chương trình địa phương Phần tiếng Việt
(Rèn luyện chính tả)
A. Mục tiêu.
 Rèn một số kiến thức về chính tả (sai phụ âm) thường mắc, biết cách sửa.
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; Dung cụ dạy học.
 Hs: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.(1p)
 II. Kiểm tra (p) Đan xen vào bài.
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài.(1p). G nêu yêu cầu của tiết học.
 2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- Gv đọc cho hs chép 8 câu đầu trích đoạn “Mõm Lũng Cú tột Bắc” của Nguyễn Tuân, sgk (119, 120).
- Hs kiểm tra chéo và chấm lỗi chính tả của nhau.
- Hs nêu để cùng rút kinh nghiệm.
- Gv nhận xét, lưu ý các lỗi dễ mắc. 
- Hs làm bài tập sgk - 195. 
- Hs chia làm 4 nhóm, các nhóm trao đổi và cử đại diện lên bảng chép các từ mà nhóm mình tìm được.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt đáp án.
- Hs thi tìm từ.
- Kiểm tra, hoàn thiện đoạn văn tiết 68.
1. Nghe - viết. 
2. Bài tập
a. Điền vào chỗ trống.
b. Tìm từ theo yêu cầu.
- Tên các loài cá: Tre, trôi, chim, chuồn, chuối, chích,...
- Hoạt động, trạng thái: Ngẫm nghĩ, lo nghĩ, ăn nghỉ.
- Không thật: giả dối, dối trá.
- Tàn ác: dã man, 
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những từ dễ lẫn.
3. Bài 3. Thi tìm từ có các phụ âm s/x, ch/tr, l/n, d/r/gi.
a, Diễn tả trạng thái, tâm trạng con người: nao núng, não nề, niềm nở, nóng nẩy, lạnh lùng...
b, Diễn tả âm thanh tiếng cười, tiếng nói: rúc rích, sằng sặc, rôm rả, rủ rỉ, lí nhí...
IV. Củng cố.(1p)
G nhận xét giờ học.
V. Dặn dò.(1p)
 - Ôn tập kiến thức kì I. Chuẩn bị Kiểm tra HKI.
Rút kinh nghiệm:
....... 
Tiết 70+71 . Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu
 	+ Kiểm tra đánh giá sự nhận thức và kĩ năng vận dụng kiến thức của hs trong học kì I.
	+ Giáo dục ý thức tự giác làm bài
	+ Rèn kỹ năng làm bài theo yêu cầu
B. Chuẩn bị:
 Gv: Ôn tập kỹ cho hs.
 Hs: Ôn tập.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra
 III. Bài mới.
	1. Đề bài: 
Câu 1: Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ? Kể tên các dạng điệp ngữ?
Câu 2: Hai bài thơ: ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ và ‘Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê’ tuy khác nhau về tác giả nhưng có điểm chung về nội dung tình cảm. Hãy chỉ ra điểm chung này.
Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
	2. Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (2đ)
Nêu đúng khái niệ điệp ngữ (1đ)
Lấy đúng ví dụ: (0,25đ)
Kể tên các dạng điệp ngữ: 	- Điệp ngữ cách quãng (0,25đ)
	- Điệp ngữ nối tiếp (0.25đ)
	- Điệp ngữ chuyển tiếp ( 0.25đ)
Câu 2: (2đ)
+ Đều diễn tả tình cảm quê hương thắm thiết của con người.
+ Góp phần bồi đắp tình yêu quê hương trong mỗi chúng ta.
Câu 3: (6đ)
Mở bài: (1.5đ)
+ GT tác giả, tác phẩm
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
+ Cảm nghĩ chng về tác phẩm
Thân bài (3đ)
HS nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của mình trên cơ sở phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm (0.5đ)
- Cảm nghĩ về từng chi tiết: phân tích giá trị đạt được của bài thơ theo trình tự trước sau trong tác phẩm (đó là: âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, không gian và đặc biệt là hình ảnh tác giả. HS phải chỉ ra được những gía trị tu từ của bài thơ cũng như tấm lòng của TG về thiên nhiên đất nước. HS phân tích bài thơ để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật (2đ)
- Cảm nghĩ của em về tác giả: CT HCM không chỉ là nhà thơ xuất sắc mà còn là người chiến sỹ cách mạng kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc (0.5đ)
 c. Kết bài: (1.5đ)
- Suy nghĩ và tình cảm của em về tác giả, tác phẩm
- Liên hệ bản thân.
 IV. Củng cố.
 	3. Thu bài, nhận xét giở kiểm tra
 V. Dặn dò ; Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ
Rút kinh nghiệm
Tiết 72. trả bài Kiểm tra học kì I
I/ Mục đích
Giúp học sinh nhận thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của mình cả về nội dung và hình thức
	Rút kinh nghiệm về phương pháp dạy và học
	Ôn tập, cunngr cố lại kiến thứcvà nâng cao kỹ năng làm bài cho HS 
II/ Chuẩn bị
GV: Chấm bài
HS: Ôn tập, kiểm tra lại bài làm
III/ Tiến rình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
HĐ của GV và HS
Nội dung
GV: yêu cầu HS nhắc lại câu hỏi đã kiểm tra
HS: Nhắc lại đề
 Chép vào vở
GV: Nhận xét
HS lên bảng làm kại các câu hỏi trong đề bài, 
HS khác nhận xét bổ sung và hoà thịên câu trả lời.
GV chốt lại đáp án, hướng dẫn biểu điểm
HS đối chiếu, rút kinh nghiệm
GV: Cho HS đọc một số bài làm tốt
HS: Nghe, nhận xét, học tập.
I. Đề bài
II. Nhận xét
1, ưu điểm:
- Đa số HS nắm chắc văn bản, tác giả thuộc thơ, nắm chắc kiến thức tiếng việt
- Một số bài viết đã biểu đạt được tình cảm chân thành sâu sắc
- Có nhiều bài viết bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp
2, Nhược điểm:
- Một số em chưa nắm được cách làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Cá biệt một số HS làm bài còn sơ sài
- Còn một số bài mắc nhiều lỗi chính tả, chưa biết dùng dấu chấm câu
III. Chữa bài
Nội dung biểu điểm đáp án như tiết 70;71
IV. Trả bài
V. Lấy điểm
IV: Củng cố
HS nêu thắc mắc (nếu có)
GV giải đáp thắc mắc, nhận xét về tỉ lệ điểm
V: Dăn dò
Tiếp tục ôn tập thi đề của sở
Hoàn thành việc sứa bài
Rút kinh nghịêm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 GIAM TAI HK I.doc