Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
Tuần : 1 Ngày soạn: 08/08/2010 Tiết : 1-2 Bài 1 Ngày dạy: 11/08/2010 Văn bản: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh) A. Mức độ cần đạt Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kĩ năng : - Đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. 3. Thái độ : Giáo dục HS biết quý trọng những kỉ niệm thời thơ ấu đã qua, gắn bó với trường lớp. C. Phương pháp : Đọc hiểu, tích hợp với bài Cổng trường mở ra ngữ văn 7 /T1, phân tích thảo luận nhóm, thuyết trình. D.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 8a1.. 8a2. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của HS 3.Bài mới : - Lời vào bài: Tuổi học trò với bao hồn nhiên trong sáng luôn để lại cho ta nhiều kỉ niệm khó quên. Có lẽ ai cũng cất giữ vào lòng cái cảm giác hồi hộp của buổi tựu trường đầu tiên. Hôm nay cô và các em cùng cảm nhận tâm trạng của nhân vật tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh. - Bài học: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Giới thiệu chung - HS:Đọc chú thích - GV: Em hãy nêu vài nét chính về tác giả tác phẩm ? - HS : Trả lời. - GV: Văn bản được in trong tập truyện nào ? -HS: Quê mẹ. Đọc – Hiểu văn bản -GV: Đọc với giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, gọi 3-4 HS nối nhau đọc toàn bài sau đó nhận xét. - GV: Yêu cầu HS giải nghĩa chú thích. - GV: Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian nào ?Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của vb ? -HS: Theo trình tự không gian từ nhà đến trường,tương ứng trình tự ấy văn VB chia làm 3 đoạn. P1:Từ đầu đến “ trên ngọn nuiù” P2: Tiếp theo đến “được nghỉ cả ngày nữa” P3: Phần còn lại - GV chuyển ý đi vào phân tích - HS: đọc đoạn đầu vb - GV:Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “ tôi” gắn với không gian, thời gian cụ thể nào ? -HS:Thời gian : buổi sáng cuối thu; Không gian : trên con đường làng dài và hẹp - GV: Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của “Tôi”? - HS: con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nay tự nhiên thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học. -GV:Chi tiết “ tôi không lội qua sông như thằng Sơn nữa” cho thấy tôi thay đổi như thế nào ? -HS:Tôi thay trong nhận thức của bản thân, cậu bé tự thấy mình lớn lên -GV:Em hiểu gì về nhân vật “ tôi” qua chi tiết Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước? -HS:Có chí học ngay từ đầu, muốn tự mình đảm nhận việc học tập, không thua kém bạn -GV:Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường, nhân vật tôi bộc lộ đức tính gì? -HS:Thích học, yêu bạn và mái trường * HSTL( 3’) : Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn sau: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? TIẾT 2 - Gv chuyển ý: Trên con đường đến trường “tôi” nao nức, hân hoan cảm thấy mình lớn lên và muốn khẳng định mình.Còn lúc ở sân trường nhân vật tôi có tâm trạng ra sao thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần tiếp theo của văn bản. - HS: đọc đoạn 2 -GV: Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết: cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí nhân vật tôi có gì nổi bật ? -HS: dày đặc người, người nào cũng đẹp, ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm -GV:Trước khung cảnh đó thì tâm trạng cậu bé ntn ? -HS: lo sợ vẩn vơ -GV:Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì ? -HS:Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta, bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác; giả đối với mái trường tuổi thơ -GV:Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào ? -HS:Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. -GV:Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh ấy? -HS:Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường, đề cao sự hấp dẫn của ngôi trường. -GV: Tâm trạng và cảm giác nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp? -HS:tôi đã lúng túng, càng lúng túng hơn, tôi dúi đầu vào lòng mẹ khóc -GV:Em nào có thể khái quát tâm trạng của nhân vật tôi khi ở sân trường? - HS tự rút ra tiểu kết. Gv chốt ý cho Hs ghi rồi chuyển ý phân tích đoạn 3 - HS: đọc đoạn 3 - GV:Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp , nhân vật “ tôi’ lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ? -HS: Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học .Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ bên cạnh. -GV:Những cảm giác của nhân vật “ tôi” bước vào lớp học là gì ? - HS:Một mùi hương lạ xông lên chút nào -GV: Vì sao nhân vât tôi có cảm giác đó ? -HS:cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn. -GV:Đoạn cuối có chi tiết “ một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ . Theo cánh chim” “ những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh . Đánh vần” chi tiết đó nói thêm điều gì về nhân vật tôi ? - HS:một chút buồn khi từ giã tuổi thơ, bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân) - GV: Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào ? - HS:tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bàn ghế, lớp học, thầy học, gắn liền với mẹ và quê hương ) - GV: Cảm nhận của em về nhân vật “ tôi” cũng chính là tác giả Thanh Tịnh ? - HS:giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường quê hương. - Gv khái quát nội dung nghệ thuật của bài học. - GV:Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật Tôi trong truyện ngắn Tôi đi học Hướng dẫn tự học - Đọc văn bản trong lòng mẹ, tìm hiểu gia cảnh và tình cảm của bé Hồng đối với mẹ. I. Giới thiệu chung 1.Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988 ) 2. Tác phẩm: - Xuất xứ:In trong tập Quê mẹ -Thể loại: Truyện ngắn II. Đọc – Hiểu văn bản 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó 2.Tìm hiểu văn bản: a.Phương thức biểu đạt: Tự sự-miêu tả-biểu cảm. b.Bố cục: 3 phần - P1: Tâm trạng của tôi trên đường đến trường - P2:Tâm trạng của tôi lúc ở sân trường. - P3:Tâm trạng của tôi khi ở trong lớp. c. Phân tích c1/Tâm trạng của “tôi” trên đường đến trường - Nao nức, mơn man - “ Lòng tôi có sự thay đổi lớn:Hôm nay tôi đi học”. -Tự thấy mình đã lớn lên. - Muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập. => Nao nức, mơn man tự thấy mình đã lớn. c2 / Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường -Người nào cũng sạch sẽ vui tươi -Ngôi trường xinh xắn oai nghiêm -Lo sợ vẩn vơ -Lúng túng, càng lúng túng và dúi vào lòng mẹ khóc => Miêu tả, so sánh:Ngỡ ngàng lo sợ, lúng túng. c3/ Cảm nhận của “ tôi” trong lớp học - Cảm thấy xa mẹ - Cảm giác lạ và hay hay vì lần đầu vào lớp học. - Yêu thầy, mến bạn. => Gắn bó với trường lớp, bạn bè và việc học. 3. Tổng kết a, Nghệ thuật: - Ngòi bút miêu tả tinh tế, chân thực tâm tâm trạng nhân vật. - Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. b, Ý nghĩa: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi mãi không thể nào quên trong kí ức. 4. Luyện tập: Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất. III. Hướng dẫn tự học: - Đọc lại tác phẩm, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. - Bài mới:Soạn bài Trong lòng mẹ. E. Rút kinh nghiệm: Tuần 1 Ngày soạn: 09/08/2009 Tiết 3 Ngày dạy :12/08/2010 Tiếng Việt: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ A.Mức độ cần đạt - Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. - Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc hiểu và tạo lập văn bản. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1.Kiến thức : Hiểu rõ cấp độ khái quát về nghĩa của tư.ø 2.Kĩ năng : Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ. 3. Thái độ: Chú ý lựa chọn và dùng từ đúng quan hệ nghĩa rộng và hẹp khi nói và viết. C.Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thảo luận nhóm. D.Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp : 8A1: . 8A2: .. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới: - Lời vào bài: Các vật trong tự nhiên đều có kích thước to nhỏ rộng hẹp. Vậy nghĩa của tư ngữ thì sao? Chúng co bao chứa lẫn nhau không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. - Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung - GV:Các em hãy quan sát sơ đồ trên bảng và trả lời câu hỏi: Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú , chim , cá ? Tại sao ? - HS: Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá - GV:Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo ? Tại sao ? - HS:Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu và có phạm vi hẹp hơn từ động vật. - GV:Qua phân tích ví dụ trên, em nào có thể rú ... thầy cô giáo buồn. - Kể lại truyện Lão Hạc hoặc đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” 2. Văn thuyết minh: Thuyết minh đồ vật a, Dàn bài: * Mở bài: giới thiệu tên, vai trò của đối tượng cần thuyết minh *Thân bài: - Trình bày nguồn gốc lich sử hình thành nếu có. - Nêu công dụng, ý nghĩa - Thuyết minh cấu tạo, nguyên lí hoạt động. - Hướng dẫn cách sử dụng bảo quản. * Kết bài: ý nghĩa trong hiên tại và tương lai. b, Đề luyện tập: Thuyết minh về cái phích nước ( bút bi, bàn là, áo dài, kính đeo mắt) Thuyết minh tác phẩm văn học a, Dàn bài: * Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, tác giả. * Thân bài: - Thuyết minh về thể loại, hoàn cảnh sáng tác - Thuyết minh về các yếu tố trong tác phẩm( nội dung, nhân vật, cốt truyên,nghệ thuật) - Nêu giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục của tác phẩm hoặc ảnh hưởng của tác phẩm đến đời sống. * Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm b, Đề luyện tập: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.( Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Đập đá ở Côn Lôn.) 4.Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra học kì: - Gv định hướng cách ra đề: Đề kiểm tra có cấu trúc 3 câu: Câu 1 (2đ) liên quan đến kiến thức Tiếng Việt; Câu 2(3đ) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội; câu 3 (5đ) yêu cầu viết bài tập làm văn. - Gv hướng dẫn các em cách ôn tập , làm bài theo 3 dạng câu hỏi. E. Rút kinh nghiệm: Tuần 18 Ngày soạn: 07/12/2010 Tiết 69 Ngày dạy:18 /12/2010 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ A.Mức độ cần đạt: Nhận dạng và bước đầu biết làm thơ bảy chữ B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ 2.Kĩ năng: - Nhận biết thơ bảy chữ. - Đặt câu thơ bảy chữ với yêu cầu đối, nhịp, vần. C.Phương pháp: Thuyết giảng, tích hợp một số câu thơ, bài thơ thất ngôn,làm việc theo đôi. - Dự kiến khả năng tích hợp : Các văn bản đã học đặc biệt là những bài thơ 7 chữ. Sưu tầm một số bài thơ 7 chư.õ D.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 8a1.. 8a2. 2.Kiểm tra bài cũ : Em hãy trình bày đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? 3.Bài mới : * Giới thiệu bài:Các em đã từng học rất nhiều bài thơ bảy chữ của các nhà thơ nổi tiếng. Vậy các em có làm được thơ bảy chữ hay không. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hoạt động làm thơ bảy chữ. * Tiến trình bài học: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Củng cố kiến thức - Gv:Muốn làm một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu), chúng ta cần phải xác định những yếu tố nào ? - Hs:Số tiếng và số dòng của một bài thơ Luật bằng trắc, đối niêm giữa các dòng Xác định vần trong một bài thơ,Cách ngắt nhịp Gọi hs đọc bài thơ “ Bánh trôi nước” - Gv: Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu kề nhau của bài thơ ? Số tiếng : 7 ; Số dòng : 4; Nhịp thơ : 4/3 Các tiếng gieo vần : Câu 1,4 Mối quan hệ bằng trắc của 2 câu kề nhau là đối HS đọc một số bài thơ do mình sưu tầm - Gv: về vị trí ngắt nhịp, gieo vần và quy luật bằng trắc ? - Gọi hs đọc bài thơ “ Tối” của Đoàn văn Cừ - Gv:Bài thơ bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ? - Hs:Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy , dấu phẩy gây đọc sai nhịp. Vốn là “ánh xanh lè” chép thành “ xanh xanh” , chữ “ xanh” sai vần .Gọi hs lên bảng sửa lại bài thơ Tập làm thơ - Gv:Nêu yêu cầu bài tập 1 - Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn giấu đi - Gv: Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ? - Gv:Gọi hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình Hướng dẫn tự học - Chọn đề tài, viết theo cảm hứng đảm bảo số chữ trong một câu - Thay đổi từ để đảm bảo bằng trắc, vần, đồi, niêm I.Củng cố kiến thức: - Câu thơ 7 chữ - Ngắt nhịp có thể là 4/3 hoặc ¾ nhưng phần nhiều là 4/3 - Vần có thể là trắc bằng , nhưng phần nhiều là bằng , vị trí gieo vần là tiếng cuối của câu 1-2-4. - Luật bằng trắc : theo 2 mô hình a, B B T T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B T T T B B b, T T B B T T B B B T T T B B B B T T B B T T T B B T T B Tối Trong túp lều tranh cánh liếp che, Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè, Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng Như bước thời gian đếm quãngkhuya II.Tập làm thơ a, Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng ! Đêm rằm Cuội vén mây nhìn xuống Để thế gian trông thấy chị Hằng b, Vui sao ngày đã chuyễn sang hè, Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve Phất phơ trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. III.Hướng dẫn tự học: - Đọc thêm các bài thơ bảy chữ - Tập làm một bài thơ 7 chữ với nội dung bất kì. E. Rút kinh nghiệm: Tuần 18 Ngày soạn:14/12/2010 Tiết 70-71 Ngày dạy:14/12/2010 KIỂM TRA HỌC KÌ I A/Mức độ cần đạt - Hiểu được khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh và cho được ví dụ - Biết xây dựng đoạn văn, xây dựng bài văn thuyết minh. B/ Chuẩn bị 1. Giáo viên: Oân tập chu đáo cho học sinh một cách hệ thống, dễ nhớ. Chú trọng kiến thức, kĩ năng trọng tâm. 2.Học sinh: Ôn tập chăm chỉ theo hướng dẫn của giáo viên. C/Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 8a1....................................... 8a2........................................ 2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của Hs 3.Bài mới : - Gv phổ biến quy chế kiểm tra, yêu cầu hs không mang tài liệu vào phòng thi. - Gv phát đề cho hs( Đề của Phòng GD&ĐT huyện Đam Rông - Hs làm bài - Gv quan sát Hs cho đến hết giờ - Gv thu bài kiểm tra, nhận xét 4. Hướng dẫn tự học: Về nhà xem lại các kiến thức có trong bài thi, tiếp tục suy nghĩ cách làm, tự đánh giá bài làm của mình. D/Rút kinh nghiệm Tuần 18 Ngày soạn:20/12/2010 Tiết 72 Ngày dạy:21/12/2010 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I A.Mức độ cần đạt - Củng cố nhận thức và cách làm bài kiểm tra viết theo hướng tích hợp tiếng Việt, văn bản, tập làm văn. - Biết làm bài văn thuyết minh hoàn chỉnh - Học sinh tự đánh giá và sửa chữa được bài làm của mình theo yêu cầu của đáp án và hướng dẫn của giáo viên. B.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Chấm kĩ , chính xác theo đáp án và biểu điểm của phòng giáo dục. Soạn giáo án, nhận xét kĩ bài làm của học sinh. 2.Học sinh:HS tự đọc kĩ và tự sửa chữa bài làm của mình theo đáp án và hướng dẫn của Gv C.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 8a1............................................ 8a2.............................................. 2.Kiểm tra bài cũ : lòng trong quá trình trả bài. 3.Bài mới : * Lời vào bài: Để thấy rõ những ưu và khuyết điểm của bài thi, rút ra những bài học cho bản thân khi tiếp nhận các đề kiểm tra. Chúng ta tiến hành tiết trả bài. * Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Đáp án thang điểm - Gv hỏi lại câu trả lời của Hs. - HS trả lời, Gv công bố đáp án. - Gv giảng lại nội dung Hs chưa hiểu. - Gv gọi Hs nhắc lại ghi nhớ? Cho ví dụ, đặt câu. - Hs: Đáp ứng yêu cầu. - Gv: nêu yêu cầu về hình thức, nội dung, nhấn mạnh ý quan trong. - Hs:Nhắc đề tập làm văn. - GV: Qua bài viết của mình em nào có thể lập dàn ý cho đề bài này? - HS: Hs lên bảng viết dàn ý - Gv: thuyết minh chi tiết về một đồ dùng được nhiều hs chọn . - Hs: Trả lời. Nhận xét chung Ưu điểm: - Xác định đúng kiểu bài thuyết minh. - Trình bày đúng bố cục, ít sai chính tả. Hạn chế: ( nêu ngững lỗi thường mắc để hs rút kinh nghiệm) Sửa lỗi cụ thể: GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa. -GV nhận xét, sửa sai Đọc bài khá: GV đọc một số bài tốt cho cả lớp nghe(Ngọc, Văn Phương, K’Phương) Trả bài- ghi điểm Vì đây là bài kiểm tra học kì nên Gv chỉ đọc điểm cho Hs nghe 1.Đáp án thang điểm Câu 1:(2 điểm) a.Nêu được khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh (1 điểm) b.Cho được ví dụ, đặt câu và gạch chân (1 điểm) Câu 2:(3 điểm) - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu(1điểm) - Nội dung (2 điểm) đảm bảo các ý sau + Lo lắng cho tình cảnh của mẹ khi bà cô nói xấu mẹ +Hiểu được ý nghĩa cay độc trong lời nói của bà cô +Hiểu được nguyên nhân khiến mẹ phải tha hương cầu thực +Cảm nhận sự sung sướng, hạnh phúc khi ở bên mẹ Câu 3: (5 điểm) Xem dàn ý ở tiết kiểm tra a, Mở bài: (0,75 điểm) b, Thân bài: (3,5 điểm) c, Kết bài :(0,75 điểm) 2.Nhận xét chung: a.Ưu điểm: - Nắm vững khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình và cho được ví dụ - Xác định đúng kiểu bài thuyết minh. - Trình bày đúng bố cục, ít sai chính tả. - Nêu được tác hại của bao bì ni lông. b. Hạn chế: - Một số bạn hiểu sai tư tưởng của Nguyên Hồng về nguyên nhân mẹ Hồng bỏ Hồng. - Bài thuyết minh còn mang tính tự sự nhiều. - Một số bài không đúng hình thức bài văn. - Chưa ngắt câu, viết hoa đầu câu, trình bày xấu. 3.Sửa lỗi cụ thể: a, Lỗi kiến thức - Bé Nguyên Hồng -> Bé Hồng - Bút lông viết trên đất sét-> viết trên lụa b, Lỗi diễn đạt - Dùng từ tối nghĩa, không có nghĩa - Diễn đạt lủng củng, lặp từ, lặp ngữ - Chính tả: xản xuất-> sản xuất; phát chiển->phát triển; Dữ gìn->giữ gìn 4. Đọc bài khá: 5.Trả bài- ghi điểm: BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm >TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 8a1 29 8a2 31 4. Hướng dẫn tự học - nhắc nhở HS khắc phục các khuyết điểm, phát huy ưu điểm ở bài sau. - ề nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. -Bài mới: Mua SGK học kì II. Đọc văn bản “ Nhớ rừng”. Cảm nhận tâm trang của con hổ. E.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: