Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiết 3)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, Giáo án.

- HS: SGK, vở.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Bài 1: Cổng trường mở ra (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2009
Ngày dạy: 17/8/2009
TUẦN 1: BÀI 1
Tiết: 1
Tên bài: 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lý Lan
======
Mục tiêu: Giúp học sinh: 
Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
- Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường?Lúc ấy cảm xúc của em như thế nào?
- Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “Cổng trường mở ra ” của Lý Lan.
Tiểu sử
Lý Lan chào đời ngày 16 tháng 7 năm 1957 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quê mẹ ở xứ vườn trái cây Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư đến nay.
Lý Lan học khoảng một năm ở trường làng, nửa năm ở trường Trung Chánh, và học hết tiểu học ở trường Chợ Quán, trung học ở trường Gia Long, đại học ở trường Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, và cao học (M.A.) Anh văn ở đại học Wake Forest (Mỹ).
Từ năm 1980, Lý Lan bắt đầu dạy ở trường trung học Cần Giuộc (Long An), năm 1984 chuyển về trường trung học Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh), năm 1991 chuyển qua trừơng trung học Lê Hồng Phong, năm 1995 sang dạy ở đại học Văn Lang đến năm 1997 thì nghỉ dạy hẳn.
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng Nghệ Sĩ in trên báo Tuổi Trẻ và được giải thưởng (năm 1978). Lan tiếp tục viết và đăng truyện trên báo Tuổi Trẻ, Văn Nghệ Giải Phóng, Khăn Quàng Đỏ. Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát (in chung với Trần Thùy Mai) xuất bản năm 1983 (nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, Hà Nôi). Tập truyện thiếu nhi Ngôi nhà trong cỏ (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984) được giải thưởng văn học thiếu nhi của hội Nhà Văn Việt Nam. Tập thơ Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005) được giải thưởng thơ hội Nhà Văn TP HCM.
Ngoài ra, Lý Lan là dịch giả của bộ truyện Harry Potter (bản tiếng Việt do NXB Trẻ phát hành ở Việt Nam từ năm 2001.) 
? “ Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào. Ngôi kể thứ mấy? Nhắc lại ưu và nhược điểm của ngôi kể thứ nhất.
Giới thiệu chung :
Tác giả: 
Lý Lan SN 16/7/1957. Quê mẹ ở Lái Thiêu, quê cha ở huyện Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Tung Quốc. Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ, sau khi mẹ mất thì gia đình về Chợ Lớn định cư cho đến nay.
2. Thể loại: truyện – tự sự.
3. Ngôi kể: thứ nhất.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu.	
- Gọi học sinh đọc phàn còn lại, chú ý sắc thái biểu cảm của bài văn, hướng dẫn học sinh đọc cho đúng.
- Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa, giải thích lại một số từ khó.	
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần
à Văn bản chia làm 2 đoạn.
Đ1: Từ đầu  “ngày đầu năm học” à Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
Đ2: tiếp theo đến hết à Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
? Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài.
? Văn bản “ Cổng trường mở ” ra nói đến sự việc gì.
à Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được. 
à Mẹ không ngủ được một phần do cũng háo hức, băn khoăn lo lắng cho ngày mai là ngày khai trường của con, một phần là do nhớ lại những kỷ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.
? Đó là những kỷ niệm gì.
à Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được bà ngọai dẫn đến trường. Cảm xúc mẹ rất nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngọai đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
à Nhớ đến ngày khai trường của mình mẹ không ngủ được vì ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trọng tâm hồn người mẹ, đến nỗi người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu  dài và hẹp”
? Những chi tiết trên cho em thấy đây là một người mẹ như thế nào.
à Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ là vậy, còn tâm trạng của người con là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tâm trạng của người con.
? Chi tiết nào trong bài biểu hiện tâm trạng của người con.
 + “Đêm nay con cũng háo hức như trước mỗi lần đi chơi xa”
 + “Giấc ngủ đến với con  đang mút kẹo”
à Rõ ràng tâm trạng của đứa con không giống tâm trạng của người mẹ, đứa con rất vô tư, hồn nhiên thanh thản đi vào giấc ngủ.(Liên hệ thực tế)
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không.
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai
- Học sinh thảo luận
à Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.
? Cách viết này có tác dụng gì. 
à Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp
? Nhà trường đã mang lại cho các em những gì? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
à Vì vậy “ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm trên là có thể đưa thế hệ ấy đi lệch cả hàng dặm sau này.”
? Người mẹ nói:  “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” đã gần 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em mới hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì (gọi 4 HS).
à Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những t/c mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn, mà nhà trường đem lại cho em.
(Liên hệ bài hát, có thể gọi HS hát : Đất Nước Mến Thương).
? Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì.
- Học sinh đọc câu hỏi.
- Suy nghĩ và làm vào vở
- Gọi 2 học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa.
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
- Đọc
- Chú thích: (sgk)
- Bố cục: 2 đoạn
* Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường của con.
1. Tâm trạng của người mẹ:
- Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
- Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động.
- Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
à Một người mẹ rất yêu thương con.
2. Tâm trạng của con
- Háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ.
“Giấc ngủ đến với con  ăn một cái kẹo”.
à Trẻ con, hồn nhiên, vô tư.
 3. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
 Nhà trường đã đem lại :
- Tri thức.
- Bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, tình cảm, năng lực và lý tưởng cho học sinh.
à Nhà trường có vị trí quan trọng đ/v sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước.
* Ghi nhớ : (Sgk tr 9)
Bài tập 1:
 Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Củng cố: 
? Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào?
? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được
Vì người mẹ lo lắng đứa con còn quá nhỏ, không biết đi học được không
Vì người mẹ chưa chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường
Vì người mẹ nhớ đến buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm, rất ấn tượng.
Tất cả đều đúng
? Câu “Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” Có bao nhiêu tiếng.
14 tiếng
15 tiếng
16 tiếng
? Những từ “quần áo, giày nón, tập vở” là loại từ ghép nào
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 2 phần luyện tập.
Soạn bài : Mẹ tôi.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
THAM KHẢO:
ĐƯA CON VÀO LỚP MỘT
Ngày mai con sẽ vào lớp một
Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn
Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít
Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn?
Bài học của con bao nhiêu người đã học
Đời thực hơn hay trang sách thực hơn? 
Cha sống giữa việc đời từng đổi khác
Bài vỡ lòng con nguyên vẹn cho con!
Mai con ơi, tất cả hãy ghi lòng
Mỗi ánh mắt sót quên, hồn sẽ nghèo biết mấy
Chữ nghĩa nhỡ quên có khi còn đọc lại
Nhưng bạn bè thì không dễ tìm đâu!
Tấm bảng đen thăm thẳm những chiều sâu
 Con sẽ học, sẽ thành người đối chứng
Những định lí viết xong sẽ tan thành bụi phấn
Tan lớp về, xin chớ trắng lòng con.
Mai đến trường, cha biết nói gì hơn
Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất
Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt
Chớ trể tráng từ buổi học đầu tiên
Cha bây giờ tóc lốm đốm hoa hiên
Nhưng nỗi nhớ học trò như lửa
Cha đã sống phí hoài bao nhiêu điều có thể
Gửi theo con vào lớp sớm mai này.
Và bấy giờ, nếu ao ước con ơi
Cha sẽ ước cuộc đời là trang sách
Ở thời con sẽ không còn khoảng cách
Để con sống như lòng, như sách, sống yêu nhau.
NGUYỄN SĨ ĐẠI
Trái tim người lính, NXB Thanh niên – 1998
Ngày soạn: 10/8/2009
Ngày dạy: 17/8/2009
Tiết: 2
Tên bài: 
MẸ TÔI
- ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ-A-MI-XI -
============
Mục tiêu: Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình yêu thương rất đỗi thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
? Qua văn bản “cổng trường mở ra” em thấy tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào.
Người mẹ: Hồi hộp, bồn chồn, suốt đêm trằn trọc không ngủ được vì mẹ rất yêu thương con, thấy lo lắng xúc động... Mẹ đã giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập, quần áo, giày mũ...
	 ? Em hiểu câu văn: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” ? Đ/v em , thế giới kì diệu đó là gì.
	Kiểm tra bài tập về nhà.	
Dạy học bài mới: 
Từ văn bản “cổng trường mở ra” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ Tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
- GV: gọi HS đọc chú thích («) SGK.
? Em biết gì về tác giả Ét – môn – đô đơ A – mi – xi và những tác phẩm của ông.
? Theo em, văn bản này được viết theo thể loại nào.
à Nhưng xét trên văn bản cụ thể, ta thấy kiểu viết thư - nghị luận đóng vai trò chủ yếu.
- GV: hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, t/c, tha thiết và nghiêm
- GV: đọc mẫu.
- GV: gọi 3 – 4 HS đọc tiếp cho đến hết
- GV: nhận xét.
- Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. 
- GV: giải thích từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa (quên ơn, phản lại đạo  ... xi ( 1846 - 1908), nhà văn Ý là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.
2. Thể loại:
Thư từ - biểu cảm.
II. Đọc – hiểu văn bản:
Đọc:
Chú thích: (Sgk)
Bố cục: 3 phần
Mở bài, thân bài, kết bài.
1. Hình ảnh người mẹ:
- Thức suốt đêm, sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con.
à Hết lòng thương yêu, hi sinh vì con.
2. Thái độ của bố :
- Buồn bã, tức giận.
- Vừa dứt khoát như ra lệnh vừa mềm mại khuyên nhủ. 
- Hết lòng yêu thương con và sẵn sàng tha thứ khi con thật sự ăn năn.
3. Thái độ của người con.
- Xúc động chân thành khi đọc thư bố.
- Ân hận và quyết tâm sữa lỗi.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: (SGK tr 12)
IV. Luyện tập:
1.Học thuộc đoạn văn.
2. Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền
Củng cố: 
 ? Tình yêu thương của mẹ đối với En-Ri-Cô như thế nào? Bố có thái độ gì khi En-Ri-Cô có lỗi với mẹ.
? Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư bố.
Vì En-ri-cô rất sợ bố
Vì bố En-ri-cô là một người cha rất nghiêm khắc.
Vì bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô bằng những lời nói chân thành và sâu sắc.
Tất cả đều đúng.
? Bố của En-ri-cô có thái độ như thế nào khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ đối với mẹ.
Căm thù
Nghiêm khắc
Chán nản
Lo âu
 ? Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào 
Là một người dịu dàng, hiền hậu
Là một người hết lòng thương con
Là một người sẳn sàng hi sinh vì con
Tất cả đều đúng.
Dặn dò : 
Học bài.
Đọc bài đọc thêm.
Xem bài: Từ ghép
Rút kinh nghiệm bài dạy:
THAM KHẢO:
NGƯỜI MẸ YÊU THƯƠNG
Trong cái dáng đứng thẳng của tôi hôm nay
Có một chút oằn đôi vai mẹ
Mái tóc đem dài của tôi thời trẻ
 Có một phần xơ gãy tóc mẹ tôi.
Trong cái màu son đỏ của đôi môi
Có cả chút nhợt nhạt của môi Người cay đắng.
Hôm nay trong làn da tôi mịn trắng
Có một phần của da mẹ sạm đen.
Hôm nay trong mắt đẹp bồ câu em
Có vết chân chim hằn trên mắt mẹ.
Điều giản dị mà nghe sao mới mẻ
Đằng sau mỗi đứa con là mẹ yêu thương.
 Nguyễn Hồng Thắm.
–˜&–˜
Tiết: 3
Ngày soạn: 11/8/2009
Ngày dạy: 18/8/2009
Tên bài: 	 	 TỪ GHÉP
	 =========
Mục tiêu: Giúp học sinh:
Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: ghép từ chính phụ và từ đẳng lập.
Hiểu được ý nghĩa của các lọai từ ghép.
Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: Ôn lại định nghĩa từ ghép ở lớp 6.
Dạy học bài mới: 
Ở lớp 6 chúng ta đã biết khái niệm về từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều xem từ ghép có mấy loại và nghĩa của các lọai từ ghép.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- HS: đọc ví dụ Sgk tr 13
- Giáo viên cho 2 ví dụ lên bảng
- Trong các từ ghép “Bà ngoại”, “Thơm phức” ở ví dụ trên tiếng nào là tiếng chính.
- Tiếng nào là tiếng phụ bổ sung tiếng chính ?
- Chúng ta thử so sánh : + Bà / Ngoại
 + Bà / Nội
Chúng ta thấy bà ngoại và bà nội chung nét nghĩa là bà nhưng nghĩa của bà ngoại và bà nội khác nhau là do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ “ngoại” “nội”, tiếng bổ sung nghĩa là tiếng phụ, tiếng được bổ sung là tiếng chính.Tương tự :	
? Các em thấy tiếng nào đứng trước, tiếng nào đứng sau?
à Như vậy, từ ghép có tiếng chính (đứng trước) và tiếng phụ (đứng sau) bổ sung nghĩa cho tiếng chính thì đó là từ ghép chính phụ.
? Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo”, “trầm bổng” đâu là chính, đâu là phụ.
à Không phân ra được.
- GV: Từ các ví dụ c,d chúng ta không thể phân ra được tiếng phụ, tiếng chính. Các tiếng đều bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. Những từ ghép như vậy người ta gọi là từ ghép đẳng lập.
? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm từ: bà ngoại, thơm phức với quần áo, trầm bổng.
- Giống: Đều là từ ghép gồm 2 tiếng.
- Khác :
+ Bà ngoại, thơm phức: có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Quần áo, trầm bổng: không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp.
? Từ ví dụ phân tích, em hãy tìm thêm những từ ghép chính phụ và từ ghép dẳng lập.
? Như vậy các em thấy có mấy loại từ ghép? Đó là những loại nào.
? Em nào có thể nhắc lại cho cô thế nào là từ ghép chính phụ? từ ghép đẳng lập.
- GV: gọi hs đọc ghi nhớ Sgk tr 14.
- Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập ghi nội dung câu hỏi:
Trả lời:
Nhóm 1+3:
- Giống: cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng.
- Khác: bà ngoại chỉ người sinh ra mẹ; bà chỉ người sinh ra cha hoặc mẹ.
- Thơm: có mùi hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi.
- Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn
Nhóm 2+4: 
Nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau.
Nhóm 2+4: 
- Quần áo: chỉ chung về trang phục ( quần, áo, giầy, mũ..).
- Quần và áo chỉ từng sự vật riêng lẻ 
- Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm lúc bổng, nghe rất êm tai.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từng loại từ ghép.
HS: Thảo luận. 
GV: gọi HS đọc ghi nhớ sgk tr 14.
GV : gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
? Sắp xếp các từ ghép sau thành hai loại.
GV: chia lớp thành 2 tổ và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.
HS: thi xem tổ nào làm nhanh và chính xác.
GV: nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2/15
Điền thêm tiếng để tạo ra từ ghép chính phụ
- GV: gọi Hs đứng tại chỗ và điền.
I. Các loại từ ghép :
1. Ví dụ : (Sgk, tr.13)
 + Tiếng chính : bà, thơm.
 + Tiếng phụ: ngoại, phức.
à Từ ghép chính phụ.
2. Ví dụ: (Sgk, tr.14)
- Quần áo, Trầm bổng
+ Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
+ Các tiếng bình đẳng về ngữ pháp.
à Từ ghép đẳng lặp.
* Ghi nhớ : (Sgk tr 14)
II. Nghĩa của từ ghép.
1. Ví dụ : (Sgk tr 14)
2. Nhận xét:
a/ Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.
à Tính chất phân nghĩa
b/ Nghĩa của từ ghép quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
à Tính chất hợp nghĩa.
* Ghi nhớ 2: (sgk-14)
III. Luyện tập:
1. Phân loại từ ghép. 
+ Từ ghép chính phụ gồm: lâu đời, xanh ngắt, nhà ăn, cười nụ
 + Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
2. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép:
- Bút: bút bi, bút mực, bút chì.
- Thước: thước kẻ, thước gỗ.
- Mưa: mưa rào, mưa phùn.
- Làm: làm rẫy, làm ruộng.
- Ăn: ăn ý, ăn ảnh.
- Trắng: trắng phau, trắng xóa. Trắng toát, trắng tinh.
Củng cố: 
Giáo viên cho học sinh đọc phần đọc thêm Sgk 16/17
Vẽ sơ đồ cấu tạo từ ghép.
Dặn dò: 
Học thuộc phần ghi nhớ.
Về nhà làm bài tập còn lại.
Xem bài: Liên kết trong văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:
....
Ngày soạn:12/8/2009
Ngày dạy: 24/8/2009
Tiết: 4
Tên bài: 	 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
===============
Mục tiêu: Giúp học sinh:
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản nhất định phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn từ và nội dung ý nghĩa.
Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy học bài mới: 
Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu “văn bản và phương thức biểu đạt”. Qua việc tìm hiểu ấy, các em đã hiểu văn bản phải có những tiêu chuẩn là có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc nhằm mục đích giao tiếp. Như thế một văn bản tốt phải có tính liên kết và mạch lạc. Vậy liên kết trong văn bản phải như thế nào? Chúng ta cùng vào tiết học hôm nay.
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung
- HS đọc đoạn văn
? Trong đọan văn trên có câu nào sai ngữ pháp không?
à Không sai ngữ pháp, rất rõ về ý nghĩa.
? Câu nào chưa rõ nghĩa hay không?
à Mỗi câu đều nêu lên một sự việc hoàn chỉnh, ý nghĩa đầy đủ
? Nếu em là nhân vật En-ri-cô thì em có hiểu điều người cha muốn nói gì không?
à Không vì giữa các câu văn không có mối quan hệ về nghĩa.
? Theo em đoạn văn trên thiếu điều gì?
à Thiếu tính liên kết
? Muốn cho đoạn văn trên dễ hiểu và hiểu đầy đủ thì cần phải làm gì?
à Gây khó hiểu cho người đọc, chưa rõ mục đích của người cha. Yêu cầu của người cha như thế nào, các câu văn trong đoạn văn trên không có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không cùng một nội dung, câu này tách rời câu kia.
? Qua đó em hiểu liên kết có vai trò như thế nào và nó là gì.
- Liên kết là một tính chất vô cùng quan trọng trong văn bản.
? Liên kết là gì.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ 1
HS đọc đoạn văn ở phần 1
? Đoạn văn trên có mấy câu? Hãy đánh số thứ tự từng câu.
à Đoạn văn trên có 3 câu.
? So sánh với nguyên văn “Cổng trường mở ra” thì câu 2 thiếu cụm từ nào? Câu 3 chép sai cụm từ nào.
à Câu 2 thiếu cụm từ : “còn bây giờ”, câu 3 chép sai từ “con” thành từ “đứa trẻ”.
? Việc chép sai và thiếu ý ấy khiến cho đoạn văn ntn.
à Rời rạc, khó hiểu.
? Em hãy nhận xét về ngữ pháp của các câu trong 2 đoạn văn.
à Đúng ngữ pháp, khi tách từng câu ra vẫn có thể hiểu.
? Vậy cụm từ “còn bây giờ” và từ “con” đóng vai trò gì trong câu.
à Là từ, ngữ làm phương tiện liên kết câu.
? Em hãy sửa lại đoặn văn trên để cho En-ri-cô hiểu được ý người cha
? Nếu tách các câu ra em có hiểu được không.
? Vai trò của các từ thiếu ấy là gì.
? Vậy để liên kết văn bản phải cần có những phương tiện nào.
Bài tập 1/18
? Sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lý để đoạn văn trên có tính liên kết.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
 1. Tính liên kết trong văn bản
 * Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Liên kết: là tính chất quan trọng vì nhờ nó những câu văn đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa đặt cạnh nhau mới tạo thành văn bản. Giúp văn bản liền mạch, thống nhất và dễ hiểu
* Ghi nhớ: (sgk tr 17)
 2. Phương tiện liên kết trong văn bản
- Các câu trong đoạn trích không có cùng nội dung, mỗi câu đề cập đến một vấn đề, ghép các câu lại thành những vấn đề khác nhau.
- So với văn bản gốc, cả ba câu đều sai và thiếu các từ nối
+ Câu 2 thiếu cụm từ: “còn bây giờ”
+ Câu 3 từ "con" chép thành "đứa trẻ"
- Việc chép sai, chép thiếu làm cho câu văn trên rời rạc, khó hiểu.
- Các câu đều đúng ngữ pháp, khi tách khỏi đoạn văn có thể hiểu được sự việc nêu trong câu
- Các câu không thống nhất về nội dung, thiếu các từ nối - có tính chất liên kết
* Ghi nhớ: sgk/17
II. Luyện tập
1. Trình tự hợp lý: 
1 - 4 - 2- 5 - 3 
- Do sự việc sắp xếp không theo trình tự nên văn bản rời rạc, khó hiểu, không thống nhất. Phải sắp xếp lại theo trình tự sự việc
2. Đoạn văn không thống nhất về thời gian và sự việc. "mẹ đã mất" sáng nay - chiều nay.....
Củng cố: 
? Thế nào là liên kết trong văn bản.
? Muốn làm cho văn bản có tính liên kết ta phải thực hiện như thế nào.
Dặn dò : 
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập còn lại.
Soạn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê.
 Rút kinh nghiệm bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 van 7.doc