Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học cần thiết

 HS : Soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sgk trang 8

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	 	 Ngày soạn: 22/08/2010
Tiết : 1 	 Ngày dạy : 24/08/2010
Bài 1
 Văn bản:
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lí Lan)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học cần thiết
 HS : Soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sgk trang 8
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: (4’)
Bài mới: 
* Giới thiệu bài :(2’) GV: Từ lớp 1 đến lớp 7, em đã dự bảy lần khai trường, ngày khai trường lần nào em nhớ nhất ? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường ? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy, mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ?
Hôm nay học bài văn này, chúng ta sẽ hiểu được trong đêm trước ngày khai trường để vào học lớp Một của con, những người mẹ đã làm gì và nghĩ những gì.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: (8’)
GV: Hướng dẫn đọc : đọc vói giọng dịu dàng, chậm rãi, tình cảm
GV: Đọc mẫu một đoạn – gọi hs đọc.
HS: Đọc văn bản.
GV: Uốn nắn những chỗ hs đọc sai, chưa chuẩn xác.
GV: Có từ ngữ nào trong bài mà các em chưa hiểu nữa không ?
HS: Nêu các từ ngữ chưa hiểu
GV: Thống kê lên bảng 
GV: Gọi 1 hs đọc chú thích trong sgk.
HS: Đọc chú thích
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2: (18’)
GV: Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài văn bằng một vài câu ngắn gọn. (gợi ý : tác giả viết về cái gì, việc gì ?
I/ Đọc – hiểu văn bản:
1) Đọc văn bản:
2) Chú thích: (SGK)
II/ Phân tích:
1) Đại ý bài văn :
Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Trình bày 
GV: Gọi các hs khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ 
sung, tổng kết 
Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
GV: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào ?
HS: Tâm trạng của mẹ và con biểu hiện ở những chi tiết :
Mẹ :
+ Không ngủ được
+ Không tập trung được vào việc gì cả
+ Trằn trọc
+ Suy nghĩ miên man về những kỉ niệm tuổi thơ áo trắng của mình
Con :
+ Háo hức
+ Giấc ngủ đến một cách dễ dàng
+ Trong lòng không có mối bận tâm nào cả
GV: Qua những chi tiết nêu trên em hãy khái quát một cách ngắn gọn sự khác nhau về tâm trạng của mẹ và con
HS: Trao đổi
GV: Gọi 1 số hs trả lời – gv nhận xét, tổng kết
Mẹ – thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên 
Con – thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
GV: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
GV : (Gợi ý : người mẹ không ngủ có phải lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay còn lí do nào khác nữa ?)
HS: Thảo luận, trao đổi
GV: Gọi một số em trình bày – Gọi các HS khác nhận xét bổ sung - gv thống nhất các ý kiến : Người mẹ không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ áo trắng đến trường của chính mình sống dậy.
GV: Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ?
HS: Không
GV: Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai ? Cách viết này có tác dụng gì ?
HS: Thảo luận nhóm
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét – 
gv nhận xét, kết luận.
 Người mẹ không nói trực tiếp với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang 
lần đầu tiên của con.
2) Tâm trạng của mẹ và con :
	Mẹ
- Thao thức không ngủ
- Suy nghĩ triền miên
Con
- Thanh thản
- Nhẹ nhàng
- Vô tư.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình. 
Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
GV: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
HS: Tìm và nêu
GV: Tổ chức cho hs trao đổi và thống nhất
Có thể chọn câu : “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong 
giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”
GV : Qua câu văn trên em thấy nhà trường có vai trò như thế nào đối với thế hệ trẻ ?
HS : Nhà trường có vai trò quan trọng quyết định tương lai thế hệ trẻ.
GV: Trong câu văn trên có sử dụng câu tục ngữ “sai một li đi một dặm”. Em hiểu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ?
HS: Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
GV: Kết thúc bài văn, người mẹ nói : “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? GV: (gợi ý : nhà trường đã mang lại cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lí, tình bạn, tình thầy trò,..?)
HS: Trình bày
GV: Gọi hs khác nhận xét, bổ sung – gv nhận xét, bổ sung tổng kết.
Đó là thế giới của : điều hay lẽ phải ; của tình thương và đạo lí làm người ; của tri thức và sự hiểu biết ; của tình bạn, tình thầy trò ; của những ước mơ khát vọng ; của những niềm vui và hi vọng
GV: Tổng kết nội dung bài học – gọi hs đọc ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: (7’)
GV: Nêu yêu cầu bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời
GV: Gọi một số hs trả lời và giải thích – gọi một số hs khác nhận xét – gv nhận xét, tổng kết.
Có thể tán thành ý kiến đó vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sang sinh hoạt trong một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới ; vừa hồi hộp lo lắng, rụt rè 
3) Nhà trường đối với thế hệ trẻ :
- Nhà trường có vai trò quan trọng quyết định tương lai thế hệ trẻ.
- Nhà trường là thế giới của : điều hay lẽ phải ; của tình thương và đạo lí làm người ; của tri thức và sự hiểu biết ; của tình bạn, tình thầy trò ; của những ước mơ khát vọng ; của những niềm vui và hi vọng
* Ghi nhớ (sgk)
* Luyện tập
Bài tập 1:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.
GV: Nêu yêu cầu bài tập 2 : hãy nhớ lại và viết một đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
HS: Viết đoạn văn.
GV: Gọi một số hs đọc đoạn văn của mình vừa viết – gv nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2 :
Củng cố: (4’) GV khái quát lại ý chính toàn bài, gọi hs đọc phần đọc thêm
Dặn dò: (1’) HS học thuộc phần ghi nhớ, nắm chắc nội dung bài giảng, soạn bài Mẹ tôi để tiết sau học.
cccccccccccccccddddddddddddd
Tuần: 1	 	 Ngày soạn: 23/08/2010
Tiết : 2 	 Ngày dạy : 24/08/2010
Bài 1
 Văn bản:
MẸ TÔI
 (E. A-mi-xi)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
Có được lòng yêu thương kính trọng cha mẹ và những người thân
II/ CHUẨN BỊ :
GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, một số mẩu chuyện, bài thơ nói về người mẹ, một số phương tiện dạy học cần thiết.
HS : Soạn bài trước ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sgk trang 10
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi : - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “Cổng trường mở ra” là gì ?
	- Tâm trạng của người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường có gì khác nhau ?
Bài mới: 
* Giới thiệu bài :(2’) 
GV :Em đã bao giờ phạm lỗi với mẹ chưa ? Đó là lỗi như thế nào ? Sau khi phạm lỗi em đã suy nghĩ gì ?
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (5’)
GV: Gọi 1 hs đọc phần chú thích («) trong sách giáo khoa
HS: Đọc chú thích
GV: Giới thiệu những nét chính về tác giả và bài văn Mẹ tôi
Hoạt động 2 : (7’)
GV: Hướng dẫn đọc : bài văn chủ yếu miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố vì vậy khi đọc cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ 
mình.
GV: Đọc mẫu một đoạn – gọi hs đọc văn bản
HS: Đọc văn bản
GV: Sửa chữa, uốn nắn những chỗ hs đọc sai, chưa chuẩn xác
GV: Có những từ ngữ nào trong bài mà các em không hiểu không ?
HS: Nêu 
GV: Thống kê lên bảng – hướng dẫn hs đọc kĩ phần chú thích.
HS: Đọc chú thích
Hoạt động 3 : (18’)
GV: Tại sao nội dung văn bản là một bức thư người bố gửi cho con, nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ tôi” ?
HS: Thảo luận trao đổi
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày – gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: Trình bày – nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Thứ nhất,nhan đề ấy là do chính tác giả đặt cho đoạn trích
- Thứ 2, Qua bức thư người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ những tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được m ... anh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở.
nghĩa của từng tiếng “quần”, “áo”; Nghĩa của từ ghép “trầm bổng” khái quát hơn nghĩa của từng tiếng “trầm”, “bổng”
 ÞNghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn 
nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
* Ghi nhớ 2 (sgk)
III/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Củng cố: (2’) GV khái quát lại ý chính toàn bài.
Dặn dò: (2’) HS học thuộc các phần ghi nhớ, làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài Liên kết trong văn bản để tiết sau học.
Tuần: 1	 	 Ngày soạn : 25/08/2010
Tiết : 4	 Ngày dạy : 27/08/2010
Bài 1
 Tập làm văn :
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS thấy :
Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt : hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết
II/ CHUẨN BỊ :
GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
 HS : Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oån định tổ chức: (1’) gv kiểm tra sĩ số hs
Kiểm tra bài cũ : 
Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã được biết đến câu chuyện Cây tre trăm đốt (trong thực tế không thể kiếm đâu ra cây tre trăm đốt) anh khoai nhờ câu thần chú của bụt đã nối 100 đốt tre rời rạc thành cây tre trăm đốt. Trong văn bản, có gì cần được nối liền giống như trong truyện cổ ấy không ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : (12’)
GV: Gọi hs đọc đoạn văn đã cho trong mục 1.a sách giáo khoa.
HS: Đọc đoạn văn.
GV: Theo em, bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy, thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa ?
HS: Bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được ý bố vì những câu văn như thế không thể hiểu rõ được.
GV: En-ri-cô chưa hiểu được ý bố vì lí do nào trong các lí do mà sách giáo khoa đã nêu ?
GV: Chúng ta biết rằng văn bản sẽ không thể đựơc hiểu rõ khi các câu văn sai ngữ pháp.Trường hợp này có phải như thế không?) 
HS: Không.
GV: Văn bản cũng sẽ không thể được hiểu rõ khi nội dung ý nghĩa của các câu văn không thật chính xác rõ ràng. Trường hợp này có phải như thế không ?
HS: Không
I/ Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản :
1) Tính liên kết của văn bản :
a) Ví dụ : (sgk)
b) Nhận xét :
- En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói
- En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết.
- Muốn đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính liên kết.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Như vậy En-ri-cô không hiểu ý bố là vì lí do gì ?
HS: En-ri-cô không hiểu ý bố vì giữa các câu văn còn chưa có sự liên kết.
GV: Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì ?
HS: Để cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính liên kết.
GV: Như vậy chỉ có các câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản. Cũng như chỉ có 100 đốt tre đẹp đẽ thì cũng chưa đảm bảo sẽ có một cây tre. Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre kia phải được nối liền. Tương tự thế, không thể có văn bản nếu các câu các đoạn văn trong đó không nối liền nhau. Mà nối liền, như sgk cho thấy, chính là liên kết. Như thế, một văn bản muốn hiểu được, muốn thật sự trở nên văn bản thì không thể nào không liên kết.
GV: Gọi hs đọc điểm 1 phần ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2 : (12’)
GV: Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn đã tìm hiểu ở mục 1.a
HS: Đọc lại đoạn văn
GV: Đoạn văn trên thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu ?
HS: Thảo luận
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời – gọi nhóm khác nhận xét – gv nhận xét, kết luận.
 Văn bản trên khó hiểu vì nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, các câu không nói về cùng một chủ đề.
GV: Em hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý bố.
HS : Tự sửa lại
GV: Gọi 1 số em trình bày – gv nhận xét, sửa chữa
Có thể sửa lại như sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa. Con phải nhớ rằng mẹ là người rất yêu thương con. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con ! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à ! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ! Nhớ lại điều con làm, bố rất giận con. Con phải xin lỗi mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố : bố sẽ không vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
GV: Như vậy liên kết trong văn bản trước hết là liên kết về phương diện nào ?
HS: Liên kết trong văn bản trước hết là liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa.
2) Phương tiện liên kết trong văn bản :
a) Ví dụ 1 : (sgk)
* Nhận xét :
Liên kết trong văn bản trước hết là liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Nhưng chỉ có sự liên kết về nội dung ý nghĩa không thôi thì đã đủ chưa ? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu mục 2.b
GV: Gọi 1 hs đọc đoạn văn trong mục 2.b
HS: Đọc đoạn văn
GV: Hãy tìm trong văn bản Cổng trường mở ra những câu văn tương ứng với những câu trong ví dụ trên.
HS: Tìm các câu văn tương ứng
GV: Em hãy so sánh 2 đoạn văn đó với nhau và cho biết : bên 
nào có sự liên kết, còn bên nào không có sự liên kết ?
HS: Đoạn văn trong văn bản Cổng trường mở ra có sự liên kết còn đoạn văn trong mục 2.b không có sự liên kết.
GV: Tại sao chỉ do để sót mấy chữ “còn bây giờ” và chép nhầm chữ “con” thành “đứa trẻ” mà những câu văn đang liên kết bổng trở nên rời rạc ?
HS: Vì những từ ngữ ấy là những phương tiện liên kết các câu lại với nhau.
GV: Hãy sửa lại đoạn văn trên để thành một đoạn văn có nghĩa.(Gợi ý : xem lại đoạn văn tương ứng trong văn bản “Cổng trường mở ra”)
HS: Tự sửa chữa.
GV: Như vậy bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa, văn bản còn có sự liên kết về phương diện nào nữa ?
HS: Bên cạnh sự liên kết về nội dung ý nghĩa, văn bản còn cần phải có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ.
GV: Gọi hs đọc điểm 2 ghi nhớ sau đó đọc toàn bộ ghi nhớ
HS: Đọc ghi nhớ 
Hoạt động3 : (12’)
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ các câu văn đã cho sau đó sắp xếp lại theo theo 1 thứ tự hợp lí để đoạn văn có tính liên kết.
HS: Đọc và sắp xếp lại
GV: Gọi 1 số em trình bày – gọi các em khác nhận xét – gv nhận xét, kết luận.
Thứ tự đúng của các câu văn là (1) – (4) – (2) – (5) – (3).
GV: Yêu cầu hs đọc kĩ đoạn văn và xem xét là nó đã có tính liên kết chưa và giải thích.
HS: Đọc – xem xét
GV: Gọi 1 số hs trình bày – gọi các hs sinh khác nhận xét – gv nhận xét, kết luận.
Về hình thức ngôn ngữ, những câu được nêu trong bài tập có vẻ rất liên kết với nhau. nhưng không thể coi giữa những câu ấy đã có một mối liên kết thực sự vì chúng không nói về cùng một nội dung.
b) Ví dụ 2 (sgk)
* Nhận xét :
- Văn bản còn có sự liên kết về phương diện hình thức ngôn ngữ.
* Ghi nhớ (sgk)
II/ Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2 : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đoạn văn , tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
HS: Đọc đoạn văn, tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
GV: Gọi một số HS trình bày – gọi một số HS khác nhận xét sửa chữa – gv nhận xét kết luận
Có thể lần lượt điền vào chỗ trống các từ sau: bà- bà- cháu-bà – bà – cháu – thế là.
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 4 : Có người nhận xét sự liên kết giữa hai câu “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con” hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản “Cổng trường mở ra”. Em hãy giải thích tại sao ?
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày – gọi nhóm khác nhận xét bổ sung – gv nhận xét, sửa chữa
Hai câu văn trên , nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời rạc, câu trước chỉ nói về mẹ vàcâu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có hai câu đó mà còn có câu thứ 3 đứng tiếp sau nối kết hai câu trên thành một thể thống nhất, làm cho toàn đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau : “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói”. Do đó, hai câu văn vẫn liên kết mà không cần sửa chữa.
GV: Nêu yêu cầu của bài tập 5 trong sgk : Chúng ta đã biết câu chuyện về “Cây tre trăm đốt”, anh trai cày đã đẵn đủ một trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ấy có giúp em hiểu được điều gì cụ thể hơn về vai trò của liên kết trong 
văn bản không ?
HS: Lần lượt trình bày ý kiến 
GV: Nhận xét, đánh giá
Câu chuyện ấy giúp ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự liên kết, không thể có văn bản nếu các câu văn không nối liền nhau không liên kết với nhau.
Bài tập 3 :
Bài tập 4 :
Bài tập 5 :
Củng cố: (2’) GV khái quát lại ý chính toàn bài. Gọi hs đọc phần đọc thêm
Dặn dò: (2’) HS học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập còn lại, soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê để tuần sau học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc