Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 9)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 9)

 Giúp h/s:

1, Kiến thức:- Sơ giản về Lí Lan. Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. ý nghía lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

2, Kỹ năng: - Đọc hiểu, phân tích một số chi tiết về tâm trạng của người mẹ. Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản, những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

3, Thái độ: -Thấy được ý nghĩa lớn lao của gia đình và nhà trường đối với mỗi trẻ em - tương lai nhân loại.

 

doc 164 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Tiết1:
Ngày soạn : 20/08/2012
Ngày dạy: 25/08/2012
Bài 1:
 Văn bản:
cổng trường mở ra
 (Lí Lan)
a/ Mục tiêu cần đạt :
 Giúp h/s:
1, Kiến thức:- Sơ giản về Lí Lan. Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. ý nghía lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
2, Kỹ năng: - Đọc hiểu, phân tích một số chi tiết về tâm trạng của người mẹ. Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản, những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
3, Thái độ: -Thấy được ý nghĩa lớn lao của gia đình và nhà trường đối với mỗi trẻ em - tương lai nhân loại. 
b/ Chuẩn bị đồ dùng :
1, Chuẩn bị của thầy: Giao án, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu và phương tiện liên quan..
2, Chuẩn bị của trò: Đọc văn bản, soan bài trước ở nhà, phương tiện học tập 
C/ một số phương pháp , kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích, động não, thực hành..
D/ Tiến trình bài dạy :
* ổn định lớp.
 *Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
+.Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
+.Phương pháp: Thuyết trình
+.Thời gian: 2 phút
*Bài mới:
	Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?
- Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản.
+. Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ của văn bản, nội dung văn bản qua đọc,kể và bố cục của văn bản.
+. Phương pháp: Đọc ,kể và tóm tắt văn bản.
+.Thời gian 13’
I) Giới thiệu chung
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ của văn bản
- “CTMR” là bài báo của Lý Lan in trên báo “Yêu trẻ”- 166 - TPHCM - 1/9/2000
- Đây là 1 trong 4 văn bản nhật dụng
trong CT ngữ văn lớp 7.
II) Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, kể
- Gv: Đây là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức biểu cảm. Đó là dòng chảy cảm xúc của lòng mẹ > < con thơ qua độc thoại nội tâm của mẹ
Đọc
- Đọc đúng chính tả, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, đầy tình thương yêu.
- Gv đọc, h/s đọc, nhận xét , sửa:
Kể
Văn bản này không có cốt truyện, không có sự việc, khi kể, cần chú ý diễn biến tâm trạng của người .
2) Chú thích:
Lưu ý các chú thích là từ láy, từ ghép(1,2, 7, 10)
3.Bố cục:
? Văn bản này viết về việc gì?(thảo luận nhóm)
? Vậy diễn biến tâm trạng đó như thế nào?
Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Khi mẹ ngắm con ngủ, nghĩ về con.
Mẹ nhớ lại ngày đi học đầu tiên của mình.
Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước ngoài.
Mẹ nghĩ đến ngày mai của con.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết văn bản :
+. Mục tiêu : HS nắm được tâm trạng của 2 mẹ con trước ngày khai trường. Tầm quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội với con người đặc biệt là tre thơ.
+. Phương pháp : Phân tích, giải thích,vấn đáp,giải quyết vấn đề....
+. Thời gian : 25’
4) Phân tích:
a.Tâm trạng của mẹ đối với con trước ngày khai trường
? Trong đêm trước ngày khai trường lần đầu tiên của con, tâm trạng của 2 mẹ con được biểu hiện ntn?
? Rõ ràng là 2 tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao người mẹ lại không ngủ được?
a) Vì mẹ quá lo sợ cho con.
b) Vì mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình.
c) Vì mẹ quá bận dọn dẹp nhà cửa.
d) Vì mẹ trăn trở, suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày xưa.
? Mẹ đã không ngủ và mẹ đã suy nghĩ gì khi ngắm con say giấc?
b) ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ.
? Và trong suy nghĩ triền miên , mẹ đã nghĩ đến những gì?
(Mẹ nhớ đến bà ngoại cũng như mấy chục năm sau con sẽ nhớ đến mẹ như đêm nay. Và bao kỷ niệm tuổi thơ cứ ngân nga trong mẹ để mẹ lại muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến ấy sang cho con, để trong trí nhớ bé thơ ấn tượng niềm vui ngày khai trường in đậm suốt đời).
? Tại sao bà mẹ lại nhớ về ngày đi học đầu tiên trong đêm trước ngày khai trường của con ?
? Để diễn tả sâu sắc tinh tế diễn biến tâm trạng của n/vật, t/giả đã dùng những từ :
 ‘’ háo hức, trằn trọc, xao xuyến, hồi hộp, hốt hoảng, nôn nao ‘’ những từ đó thuộc từ loại nào ? 
 ? Những động từ này thường được sử dụng trong thể loại nào ? nhằm mục đích gì ?
? Trước ngày khai trường của con người mẹ k0 chỉ nhớ về kỉ niệm ấu thơ của mình mà còn liên tưởng tới ngày khai trường ở nước Nhật. Em hãy đọc đoạn văn này ?
? Từ tâm trạng bâng khuâng xao xuyến đó, bà mẹ nghĩ về 1 ngày khai trường ở nước Nhật. Hãy tìm câu văn giúp em nhận thấy sự chuyển đổi tâm trạng của mẹ?
GV:Đó là cách chuyển đổi rất tự nhiên tạo mạch ý cho đoạn văn
? Trong niềm mong ước của mẹ về quang cảnh ngày khai trường sẽ diễn ra ở nước ta, có 1 câu văn nói lên được tầm quan trọng của nhà trường >< thế hệ trẻ. Đó là 
? Và buổi sớm mai là ngày khai trường lớp 1 của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ sẽ dắt con qua cánh cổng rồi buông tay ra. Em nghĩ thế nào về câu “Đi đi con,”
 GV:Con mẹ sẽ từ mái ấm gia đình đến với mái trường thân yêu, sẽ được lớn lên.Thế giớ kỳ diệu của hiểu biết phong phú, của những t/c mới, con người mới, quan hệ mới sẽ mở ra, sẽ đến với con. Con của mẹ sẽ dần bước vào đời
*Tổng kết - Ghi nhớ
? Hãy nêu những nhận xét về cách dđ, thể hiện tâm trạng của người mẹ trong văn bản.
? Bài văn giúp em hiểu được gì?
 H/s đọc ghi nhớ.
Trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con:
Mẹ: thao tức không ngủ, suy nghĩ triền miên
Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
=> Mẹ bâng khuâng, xao xuyến âu yếm nhìn con thơ ngủ với những phút giây hạnh phúc nhất của người mẹ, của tình mẫu tử.
- Mẹ vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường
- Mẹ hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm,không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.
- Tiếng đọc bài trầm bổng.
- Bà ngoại dắt mẹ tới trường. 
=> Mẹ xúc động nhớ lại tuổi thơ, đến thơì cắp sách tới trường, đến ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua
’ HS khá giỏi phát biểu:
- Vì trong tâm trạng dạt dào cảm xúc, người mẹ như thấy mình trẻ lại, thấy tuổi thơ của mình sống dậy  Hơn thế nữa, người mẹ còn mong muốn cái ấn tượng đẹp đẽ ấy cũng sẽ khắc sâu vào tâm hồn con, truyền cho con những cảm xúc xao xuyến khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình, một ngày vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Thuộc từ loại : động từ chỉ trạng thái.
- Trong thể loại tự sự
’ Nhằm miêu tả diễn biến tâm trạng n/vật.
- Mẹ nghĩ đến ngày khai trường ở nước Nhật
- “ Ai cũng biết rằng”
- “Đi đi con,”
=>sự tin tưởng, khích lệ con.
=> Bà mẹ suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường với thế hệ trẻ .
- Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải ở tình thương và đạo lí làm người. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú, kì diệu. Đó là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp thuỷ chung. Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bỏng.
(Ước mơ trẻ em nhận được sự chăm sóc, giáo dục với tất cả tình thương yêu của xã hội).
-Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con.
- Sử dụng thành công ngôn ngữ biểu cảm.
- ý nghĩa: Văn bản thể hiện tấm long, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống của mỗi con người.
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức và hướng dẫn về nhà.
+. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức của minh qua bài tập luyện tập. Nắm kiến thức của bài qua hệ thông câu hỏi củng cố và hướng dẫn về nhà.
+. Phương pháp: Khái quát hoá
+. Thời gian: 5’
III) Luyện tập
? Trong văn bản ta đã gặp rất nhiều tâm sự của người mẹ. Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con?
Cách viết này có tác dụng ntn?
? Tỉm hiểu chủ đề của văn bản, đánh dấu vào 
Vai trò của nhà trường đối với con người.
T/c sâu nặng của mẹ >< con
Cả hai ý trên
- Cách thể hiện tâm trạng nhỏ nhẹ, sâu lắng
- Hiểu được tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ >< cuộc đời của mỗi con người.
- Rất nhiều lời tâm sự của người mẹ tưởng như là > Làm nổi bật tâm trạng n/v, khắc hoạ tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói trực tiếp.
* Củng cố: ’ GV dùng bảng phụ hoặc máy chiếu .
 ? Trong những nội dung sau, nội dung nào là nội dung chính được biểu hiện trong VB 
 ‘’ Cổng trường mở ra ‘’ ?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tái hiện lại những tâm tư t/cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
Cả A, B, C đều đúng.
 	’ HS chọn đáp án : C
 * Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc phần ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học.
 - Đọc bài đọc thêm ‘’ Trường học ‘’
 -Làm và hoàn thiện bài tập 2 ( SGK - TR9 )
 ’ Soạn bài: VB “ Mẹ tôi “ 
Chú ý so sánh và tìm ra những nét tương đồng trong h/ả người mẹ ở cả 2 VB 
“ Cổng trường mở ra ” và “ mẹ tôi ”
Chú ý đọc và tìm hiểu phần chú thích ộ
Tuần 1: Tiết2:
Ngày soạn : 20/08/2012
Ngày dạy: 25/08/2012
Mẹ tôi
Trích : Những tấm lòng cao cả
( ét - môn - đô đơ A - mi - xi )
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :
 1.Kiến thức:-Sơ giản về ét - môn - đô đơ A - mi – xi. Cảm nhận và thấm thía những t/cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, đọc sáng tạo.
3. Thái độ:-Trân trọng tình cảm của ,của người thân và nhưng người xung quanh.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc và soạn bài trước ở nhà.
	 * GV : Bảng phụ.Soạn giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu và phương tiện khác liên quan..
C/ một số phương pháp , kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích, động não, thực hành..
 D / Hoạt động trên lớp :
 *.Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	1’	
 * Kiểm tra bài cũ : 4’
 	? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “ Cổng trường mở ra ” là gì ?
 ’ Tấm lòng yêu thương, t/cảm sâu nặng của người mẹ
 ’ Vai trò to lớn của nhà trường.
GV kiểm tra việc viết đoạn văn : 2 HS 
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
+. Mục tiêu : Tạo tâm thế , định hướng chú ý cho học sinh
+. Phương pháp : Thuyết trình
+. Thời gian : 2’
* Bài mới : giới thiệu bài 
 	Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao,
 Thiêng liêng và cao cả. Nhưng k0 phải khi nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ những khi mắc phải những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ ” sẽ cho ta thấy một bài học như thế .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Hoạt động2 : Tìm hiểu c ... n: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
II. Đại từ là gì?
? Đại từ là gì? VD?
(Là những từ dùng để chỉ sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. 
VD: Tôi, ấy, đâu, nào).
? Có mấy loại đại từ ? VD ?
(Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
+ Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, 
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, 
- VD: + Chúng tôi đi tham quan.
 CN
 + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
	 ĐN
	 + Dạo này nó vẫn thế.
 VN
	 + Hoa khen nó không ngớt.
	 BN
III. Quan hệ từ là gì? 
	? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ?
	(Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài).
	Ví dụ: và, với, cùng, như, do, 
	? Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? 
Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
	Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
	+ Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.)
	IV. Từ Hán Việt:
1- Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm.
Ví dụ:
	+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
	+ thiên 2: lệch (thiên vị).
	+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
	+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa:
Ví dụ:
	Phụ tử: cha con.
2) Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt khác với yếu tố (từ) Hán Việt.
 - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy.
 (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt.
 Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt.
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết").
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".)
 V. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm:
 - Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ?
 ? Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ?
 (diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.)
 - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
 - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 VI. Thành ngữ:
Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? (Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm.)
 VII. Điệp ngữ và chơi chữ:
? Điệp ngữ là gì?
? Chơi chữ là gì?
? Tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ là gì? 
(- Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...)
I Từ Phức là gì?
-Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.
- Có hai loại từ phức: từ ghép; từ láy.
VD - Từ ghép: Núi đồi, cá rô.
 - Từ láy : Lao xao; đìu hiu.
? Từ ghép có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu.
 - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen.
? Từ láy có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ.
 - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
II. Đại từ là gì?
-Là những từ dùng để chỉ sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. VD: Tôi, ấy, đâu, nào
-Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
+ Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, 
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, 
- VD: + Chúng tôi đi tham quan.
 CN
 + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
	 ĐN
	 + Dạo này nó vẫn thế.
 VN
	 + Hoa khen nó không ngớt.
	 BN
III. Quan hệ từ là gì ? 
-Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài.
	Ví dụ: và, với, cùng, như, do, 
- Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
	Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
	IV. Từ Hán Việt:
1- Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm.
Ví dụ:
	+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
	+ thiên 2: lệch (thiên vị).
	+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
	+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa:
Ví dụ:
	Phụ tử: cha con.
2) Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt khác với yếu tố (từ) Hán Việt.
 V. Từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm:
- HS trả lời: Các định nghĩa.
Tác dụng:
 - Diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.
 - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
 - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 VI.Thành ngữ:
 - HS trả lời 
 VII.Điệp ngữ và chơi chữ:
- HS trả lời. 
- Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...
* Củng cố : GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của phần tiếng Việt học trong học kì I - HS khắc sâu.
* HDVN: Xem lại toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học.
 Chuẩn bị bài tiếp theo: Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
Tuần 18: Tiết 69:
Ngày soạn : 18/12/2010
Ngày dạy: 24/12/2010	
	Chương trình địa phương phần tiếng việt	
 ( Rèn chính tả, phát âm) (tiếp)
A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh tiếp tục :
-KT: HS nhận thấy sự khác biệt về nghĩa của các từ khi mình viết sai chính tả
-TT: HS có ý thức sửa chữa và khắc phục viết sai chính tả và phát âm không chuẩn.
- KN:Phát hiện lỗi sai trong bài viết , biết cách khắc phục việc phát âm chưa chuẩn của bản thân.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Soạn giáo án, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu liên quan khác...
- HS : Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C/ một số phương pháp , kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích, động não...
D/ Các bước tiến hành:
* ổn định lớp:
*Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn tập
*Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Kiến thức cần đạt
GV đọc cho học sinh chép chính tả một bài :
- Bài thơ: Xa ngắm thác núi Lư ( Lí Bạch)
- Bài văn: Một thứ quà của lúa non( Thạch Lam)
? Hãy chép theo trí nhớ bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
? Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống trong các từ: 
...ân lí, ....ân châu, .....ân trọng, ....ân thành
? Điền dấu thích hợp vào những chữ sau:
mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì
? Chọn các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ trống thích hợp: liêm......; dũng ......; ......khí; ......vả
? Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái, đặc điểm, tính chất:
- bắt đầu bằng ch hoặc tr
- có thanh hỏi, thanh ngã
? Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn
I. Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi 
1.Nghe - viết: 
- HS viết bài theo lời đọc của giáo viên
2. Nhớ - viết một bài thơ và văn xuôi
- HS viết bài trong thời gian 7 phút
II. Làm bài tập chính tả 
Bài tập 1: sgk - 148
Điền vào chỗ trống như sau:
- chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
- mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì
- dành dụm, để giành, tranh giành, giành độc lập.
- liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả
Bài tập 2: Tìm từ theo yêu cầu:
- Từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất bắt đầu bằng ch hoặc tr: 
Ví dụ: chạy, trèo , trốn, cho, tranh chấp, trốn tránh, chua chát, ....
- Từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
Ví dụ: khoẻ khoắn, rõ ràng, ....
Bài tập 3: Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
Ví dụ: n - l...
- Vì trời mưa nên tôi đi học muộn
- Đi nhanh lên.
* Củng cố
	 - Địa phương Hải Dương nói không đúng chính tả những âm tiết nào?
* Hướng dẫn về nhà
	 - Lập sổ tay chính tả để ghi những từ hay nói, viết sai.
 - Ôn tập lại toàn bộ chương trình Tiếng Việt.
Tuần 19: Tiết 70-71:
Ngày soạn : 19/12/2010
Ngày dạy : 20/12/2010	
Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm được mội dung cơ bản của ba phần ngữ văn
- vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức 3 phần văn – tiếng Việt – Tập làm văn
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự biểu cảm nói riêng và kỹ năng tạo lập văn bản nói chung để viết một văn bản
- Rèn kỹ năng làm bài thi tổng hợp.
- Học sinh tích cực làm bài, yêu môn học.
B.Chuẩn bị đồ dùng:
GV:Đề ,đáp án , tài liệu liên quan..
HS: ôn tập kiến thức, chuẩn bị đồ dùng và phương tiện làm bài.. 
C/ một số phương pháp , kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích, động não...
D. tiến trình tiết dạy:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh:
3. Bài mới:	
Đề thi:
Đề do sở giáo dục ra.
Củng cố:
- GV nhắc học sinh hoàn thiện bài làm, điền những thông tin cần thiết vào bài thi.
- GV thu bài, đếm bài thi.
Hướng dẫn:
 - Về nhà xem lại kiến thức mình làm có đúng không.
Tuần 19: Tiết 72:
Ngày soạn : 18/12/2010
Ngày dạy : 23/12/2010	
Trả bài kiểm tra học kì I
A.Mục tiêu :Giỳp Hs:
-Tự đỏnh giỏ được kiến thức và khả năng làm bài của mỡnh
-nhận thấy được những ưu ,khuyết điểm của bản thõn để rỳt kinh nghiệm cho những bài làm sau.
- Tớch cực học tập thật tốt ->Yờu mụn học.
B. chuẩn bị:
-GV; giỏo ỏn ,bài kiểm tra đó chấm:
- HS: 
C/ một số phương pháp , kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, giải thích, suy nghĩ, phân tích
C. tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Trả bài
3. Bài mới:
A, Đáp án của Sở GD
B, Đánh giá bài kiểm tra của học sinh:
+. Ưu điểm:
- Các em đã nắm được đặc trưng của kiểu bài:Biểu cảm; 
- Biết trình bày khái quát nôi dung tư tưởng, tình cảm của bài ca dao
- Trình bầy cảm nghĩ về ơn cha, nghĩa mẹ sinh thành, nuôi dưỡng...
- Chữ viết có tiến bộ hơn.
+. Nhược điểm:
- Một số bài chưa hoàn thiện, chữ xấu, còn tẩy xoá nhiều...
- Nhiều bài chưa biết viết mở bài, kết bài...
- Các phần, các đoạn trong bài chưa có sự liên kết...
*. H/s chữa lỗi cụ thể:
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi liên kết, ...
*. Đọc bài đạt kết quả khá - giỏi:
* Kết quả:
Lớp
G
K
TB
Y
Kém
7B
2/ 6,7%
4/13,3%
12/40%
6/20%
6/20%
Củng cố- hướng dẫn:
- Học sinh xem lại bài, xem thang điểm thầy giáo cộng đã đúng chưa?
- Lấy điểm vào sổ. Học sinh rút kinh nghiệm lần sau.
- Học bài, chuẩn bị bài học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 1213 cuc haydoc.doc