Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1:  Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 3)

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.

 - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.

 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

 

doc 390 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1	 Ngày soạn: 13/ 08/ 2011
Tiết 1	
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
(Lí Lan)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.
 - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
	- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ,gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên ,nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK
	- HS:SGK, bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
	-> Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
3. Dạy bài mới: 
	-> Vào bài: Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh Bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. -> Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. 
Ho¹t ®éng cña thÇy - trò
Nội dung cần đạt
- Gv đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi hs đọc tiếp.
? Giải nghĩa 1 số từ khó?
(nhạy cảm, háo hức, mền mùng, dặm?)
GV tích hợp với giải nghĩa từ, từ mượn, từ địa phương.
“ Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? 
- Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6?
- GV: Giới thiệu nội dung văn bản nhật dụng 7; là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, giáo dục.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
? Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể này?
? Văn bản chia làm mấy đoạn? 
Đ1: Từ đầu  “ngày đầu năm học” à Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
 Đ2: tiếp theo đến hết à Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
? Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài.
I. Đọc, hiểu chú thích, thể loại:
1. Đọc
2. Chú thích
- Tõ khã. (Sgk)
3. Thể loại: Văn bản nhật dụng
Thể kí
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục: 2 đoạn
( Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
MT: Nắm được giá trị ND, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
PP: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản? (VB viết về ai, về việc gì?).
? Tâm trạng của mẹ và của con được thể hiện qua những chi tiết nào? Và có gì khác?
Gợi :
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của con? Phân tích và cho biết đó là tâm trạng gì?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả?
? Còn mẹ thì sao? 
Tác giả miêu tả tâm trạng người mẹ cũng rất tinh tế, chính xác. Đó là tâm trạng của hầu hết những người cha người mẹ yêu con trước những việc quan trọng của cuộc đời con.
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của mẹ?
? Vậy theo em, vì sao người mẹ lại không ngủ được, lại trằn trọc?
Gợi: 
? Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con hay vì lí do nào khác?
? Vì sao những kỷ niệm ấy lại hiện ra trong đêm trước ngày khai trường của con?
? Tại sao mẹ lại nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản? Ngày ấy có gì giống và khác ở Việt Nam?
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không.
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai?
( Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.)
? Cách viết này có tác dụng gì. 
à Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.
 ? Em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Cảm nghĩ của em? 
? Theo em, câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đứa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì? (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn, mà nhà trường đem lại cho em.)
GV: Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó.
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Tâm trạng của người con 
- Hăng hái dọn dẹp đồ chơiHáo hức. 
 Giấc ngủ đến với con dễ dàng
è Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.
2. Tâm trạng của người mẹ.
- Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
- Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
- Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động.
- Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
-> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con 
--> người mẹ yêu con vô cùng
3/ Vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ
- Thế giới của ước mơ và khát vọng
- Thế giới của niềm vui ...
--> nhà trường là tất cả tuổi thơ 
Nhà trường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước.
II. Tổng kết: Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố bài học : Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản : Cổng trường mở ra.
5. Dặn dò : Soạn văn bản : Mẹ tôi.
Tuần 1 Ngµy so¹n: 14/ 08/ 2011 
TiÕt 2 MÑ t«i
( Trích Nh÷ng tÊm lßng cao c¶_Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Qua bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV
	- HS:SGK, bài soạn
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta 1 bài học.
Hoạt động 2: Giới thiệu:
-Mục tiêu:HS nắm được tác giả tác phẩm, đại ý của bài.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
- Gv gọi hs đọc
 ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả? GV bổ sung:
Cuộc đời hoạt động, cuộc đời văn chương là 1 . Tình yêu thương & hạnh phúc của con người là lí tưởng cảm hứng sáng tác văn chương của ông kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
? Em biết gì về tác phẩm “Những tấm lòng cao cả ” của tác giả ?
Hoạt động 3: Đọc, hiểu chú thích, thể loại - GV: hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
- GV: đọc mẫu.
- GV: gọi 3 – 4 HS đọc tiếp cho đến hết
- GV: nhận xét.
- Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. 
- GV: giải thích từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa (quên ơn, phản lại đạo nghĩa); Bội bạc (phản lại người tốt, người từng có ơn, từng giúp đỡ mính).
? Theo em, bài văn chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào? Nội dung chính của từng phần.
? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản.
* Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-côTrước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?
à Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt.
à Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt?
 ( Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con)
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả: E. A-mi-xi ( 1846 - 1908), nhà văn Ý là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm: Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” 1886
II. Đọc, hiểu chú thích, bố cục, thể loại.
1.Đọc:
2.Chú thích: (Sgk)
3.Bố cục: 3 phần
- Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con.
- Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
- Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
4. Thể loại:
Thư từ - biểu cảm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản.
-Mục tiêu: Phân tích và hiểu được nội dung văn bản.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích ,nêu và giải quyết vấn đề.
- Nhan đề “ mẹ tôi”
- Tại sao đây là bức thư người bố gửi con mà tác giả lấy nhan đề là “ mẹ tôi”?(Con ghi nhật ký)
- Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm sáng tỏ mọi vấn đề
- Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con?
- Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con
- Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con?
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
- Bố không thể nén được cơn giận
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
- Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. Con không được tái phạm nữa.
- Trong một thời gian con đừng hôn bố.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần tr ...  học.
Ví dụ: Người ta xây một bồn hoa ở giữa sân.
 - Một bồn hoa được ( người ta) xây ở giữa sân.
- Một bồn hoa xây ở giữa sân.
Bài 7: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
*Câu 1: Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ? 
 Khi nói, viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
*Câu 2: Câu sau đây được mở rộng thành phần nào?
 Ví dụ: Hôm ấy, trời mưa to khiến lớp tôi không tham quan được
Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ ( CĐT)
Bài 8: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ( tt)
\*Câu 1: Gộp 2 câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng.
Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui.
Cây rừng bị tàn phá. Điều đó khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
Chuyển:
 a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui.
 b. Cây rừng bị tàn phá khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
*Câu 2: Đặt 1 câu có cụm chủ vị được mở rộng
 Hs tự đặt câu theo yêu cầu. 
Bài 9: Liệt kê
*Câu 1: Thế nào là phép liệt kê?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
*Câu 2: Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết đó là kiểu liệt kê gì?.
“ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”
HS gạch chân phép liệt kê - liệt kê từng cặp.
Bài 10: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
*Câu 1: Em hiểu dấu chấm lửng thường dùng trong những trường hợp nào trong ví dụ sau:
Quê hương em có rất nhiều loại trái cây: mận, bưởi, nhãn
Dấu chấm lửng dùng trong trường hợp trên để: tỏ ý còn nhiều loại trái cây chưa liệt kê hết
*Câu 2: Viết đoạn văn ( 5-7 câu)có dùng dấu chấm lửng (hoặc dấu chấm phẩy.)
 Hs tự chọn chủ đề viết cho phù hợp yêu cầu.
Bài 11: Dấu gạch ngang
*Câu 1: Nêu những công dụng của dấu gạch ngang. 
 - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
 - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
 - Nối các từ nằm trong một liên danh.
*Câu 2: Làm sao phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối khi viết?
 - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
- Ôn tập toàn bộ kiến thức cô đã cho.
- Làm bài nghiêm túc,tuyệt đối không sử dụng tài liệu.
- Đọc kỹ đề bài trước khi làm.
- Câu nào biết làm trước.làm câu nào hoàn thiện câu đó.
-Trình bày sạch sẽ,khoa học.
- Đối với bài tập làm văn:lưu ý:
+ Định hướng đúng kiểu bài,phương thức biểu đạt chính để làm.
+ Trình bày theo bố cục 3 phần rõ ràng.
IV.Hướng dẫn học ở nhà:
Tiếp tục ôn kiến thức Ngữ văn.
Chuẩn bị kiến thức cho những tiết còn lại.
TUẦN 35 Ngày soạn: 14/ 04 / 2012 
 TIẾT 131 - 132 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: 
 - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh .
 - Kiểm tra việc nắm kiến thức kiến thức trong chương trình học Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 	
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh
 3. Thái độ: - Nghiêm túc làm bài.
 - Giáo dục ý thức cẩn thận, chu đáo, trình bày bài của học sinh
B. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Ra đề kiểm tra.
 - Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà
C – HÌNH THỨC:
- Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tại lớp 90 phút.
 D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng diễn đạt sau khi học xong các tác phẩm văn học ở học kì II và cả năm học.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dò học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
 - Giáo viên ghi đề kiểm tra lên bảng, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài. Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho Hs.
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Nội dung
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
thấp
cao
Chủ đề 1:
Văn bản
Nghị luận hiện đại (Đức tính giản dị của Bác Hồ)
Truyện ngắn hiện đại (Sống chết mặc bay)
- Nắm được ý nghĩa của tác phẩm
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
15%
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
15%
Số câu: 2
Số điểm: 3
30%
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
Câu đặc biệt
- Nhớ khái niệm câu ®Æc biÖt
- Đặt hai câu trong đó có sử dụng kiểu câu đã học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm: 1
10 %
Số câu:1 
Số điểm:1
10 %
Số câu: 2 
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Viết bài văn nghị luận chứng minh.
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu tục ngữ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 5
50%
Số câu:1
Số điểm: 5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ : 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu:1
Số điểm: 5
Tỉ lệ:50%
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%
ĐỀ RA
Câu 1 (1.5 điểm): 
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 2 (1.5 điểm): 
	Cho biết đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” ? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo ?
Câu 3 (2.0 điểm): 
Thế nào là câu đặc biệt? Đặt hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt?
Câu 4: (5 điểm):
Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống trong đạo lí của dân tộc Việt Nam.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1.5 điểm):
Nhắc nhở chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (1.5 điểm): 
Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”: (1.0 điểm)
+ Tương phản -Tăng cấp
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì: (0.5 điểm)
+ Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt (nhân dân và quan lại)
+ Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân
Câu 3 (2.0 điểm): 
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. ( 1.0 điểm)
Yêu cầu: Hs đặt được hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt, chỉ ra câu đặc biệt trong đoạn văn ( 1.0 điểm)
Câu 4 (5.0 điểm):
Yêu cầu thể loại: nghi luận chứng minh
Cách làm: Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt
* Nội dung cụ thể:
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài:
Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Thân bài: 
Giải thích: Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây, 
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó:
Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà 
Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và mở nước.
Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thốngnhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc
Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng to đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của người đang sống đối với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đền ơn đáp nghĩa các gia đình, cá nhân có công với cách mạng đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên.
Kết bài:
Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Liên hệ bản thân.
* Cách tính điểm:
Điểm từ 4.5 -> 5.0: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trong sáng.
Điểm từ 3.5 -> 4.0: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc
Điểm từ 2.5 -> 3.0: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể.
Các trường hợp còn lại giáo viên chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo và cảm xúc riêng của từng cá nhân.
TUẦN 35 Ngày soạn: 16/ 04 / 2012 
 TIẾT 133 - 134 Chương trình địa phương
 (phần văn và tập làm văn) (tiếp theo)
A- Mục tiêu bài học: 
- Giúp HS:
- Hiểu biết sâu rộng hơn địa phơng mình về các mặt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần , truyền thống và hiện nay. 
-Trên cơ sở đó bồi dỡng tình yêu quê hơng, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phơng mình trong sự giao lu với cả nớc.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
1- Tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh của thị xã Hòa Bình nh: Hồ Hòa Bình, Tợng đài Bác, Nhà máy thủy điện, Đài tưởng niệm.
2- Su tầm và giới thiệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân tộc mờng Hòa Bình:
- Mỗi HS su tầm từ 5- 10 câu.
- Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trớc cả lớp.
- Mời một nhà thơ hoặc văn có hiểu biết sâu rộng về Hòa Bình nói chuyện và giao lu với HS.
3-Tổ chức một cuộc thi về Hòa Bình:
- Giới thiệu về hoa quả và sản vật nổi tiếng của Hòa Bình.
- Hát, vẽ, làm thơ về hòa Bình.
IV-Hớng dẫn học bài: 
-Tiếp tục su tầm tục ngữ, ca dao và các đặc sản của Hòa Bình.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận.
 IV- Ruùt kinh nghieäm :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 CKTKN(1).doc