Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan)

A- Mục tiêu.

- Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa + soạn giáo án

2. Học sinh: Sách giáo khoa + trả lời câu hỏi

C. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định:

 

doc 172 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Tiết 1: Cổng trường mở ra
(Lý Lan)
A- Mục tiêu.
- Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa + soạn giáo án
2. Học sinh: Sách giáo khoa + trả lời câu hỏi
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
I- Giới thiệu chung
Đọc SGK, giải thích từ khó - nêu đại ý, tìm bố cục - đọc văn bản.
II- Tìm hiểu văn bản
Chú ý: Không gian và thời gian, nghệ thuật.
1. Tâm trạng của mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
Tâm trạng của mẹ và con như thế nào?
+ Mẹ: Không ngủ được đ băn khoăn, lo lắng, xao xuyến.
Con: Vô tư - thanh thản. Vì sao có tâm trạng đó?
đ mẹ nhớ lại những kỷ niệm của “Ngày đầu tiên đi học”
Mẹ muốn nói gì với con khi nhớ lại những hồi ức?
- Mẹ lo lắng cho con: sẽ đón nhận những cảm giác đó như thế nào?
Mẹ đang nói chuyện với ai? Cách viết đó có tác dụng như thế nào?
ị Khắc sâu vào lòng con những kỷ niệm đẹp của buổi đầu tiên đi học.
Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài văn?
(thủ thỉ - tâm tình - nhắn nhủ)
ị độc thoại nội tâm: khắc sâu tâm trạng - đi sâu phân tích nội tâm biểu hiện tình cảm.
Em có suy nghĩ vì về người mẹ trong bài?
ị Yêu thương con - lo lắng cho con trong hiện tại và tương lai.
Vì sao mẹ liên hệ tới Nhật Bản? (mẹ muốn con mình được chăm sóc chu đáo)
2. Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Đọc tiếp
Tìm câu văn quan trọng nhất?
“Ai cũng biết.... đi hàng dặm”
Vì sao người mẹ nói “qua cánh cổng... thế giới kỳ diệu mở ra”.
+ Trường học - thế giới kỳ diệu:
- ánh sáng tri thức nhân loại
- Tình cảm đạo đức cao đẹp
- Hoài bão, ước mơ, sáng tạo
III- Tổng kết
Như vậy em hiểu ý nghĩa của nhan đề “Cổng trường mở ra”.
Học sinh đọc ghi nhớ?
4. Củng cố: em có suy nghĩ gì về tình cảm của cha mẹ giành cho em? Vai trò của nhà trường.
5. Hướng dẫn: 	- Làm bài tập
- Soạn bài tiếp
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 2: Mẹ tôi
(Et-Môn-đôđơ AMitxi)
A. Mục tiêu.
- Học sinh cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng cao cả trong bài, lên án và phê phán kẻ nào dám chà đạp lên tình cảm ấy.
- Nghệ thuật viết thư: sâu sắc, tế nhị, có sức truyền cảm.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn giáo án + TL
2. Học sinh: Đọc + soạn
C. Lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra: Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người là gì?
3. Bài mới.
I- Giới thiệu chung
Đọc chú thích
Tìm bố cục, đọc văn bản
II- Tìm hiểu văn bản
Nguyên nhân nào có lá thư? Em cho biết thái độ của bố EnRiCô như thế nào?
Vì sao có thái độ đó? Tìm những hình ảnh, câu văn thể hiện điều đó?
1. Tâm trạng và thái độ của bố
+ Thái độ: Tức giận vì có đứa con vô lễ.
+ Tâm trạng: Đau đớn về hành động vô lễ của con.
- Chỉ ra lỗi lầm một cách nghiêm khắc - kết án.
Bố EnRiCô còn nói gì với em?
- Chỉ ra quy luật nghiệt ngã của thời gian: ngày em mất mẹ là ngày buồn thảm nhất.
ý nghĩa của chi tiết đó? Giọng văn? (nghiêm khắc cũng rất ân tình)
đ Tình cảm người cha dành cho con.
- Quy luật tình cảm: tình mẫu tử là bất diệt.
đ EnRiCô thấm thía: hối hận đã muộn đ thức tỉnh
ị Thương yêu con.
Vì sao tác giả đặt tên văn bản “Mẹ tôi”?
đ Hình tượng người mẹ cao cả hiện lên trong bài?
2. Hình ảnh người mẹ
Em có suy nghĩ gì về mẹ của EnRiCô?
- Thức suốt đêm săn sóc con
Lấy một vài ví dụ trong văn học chứng minh tình cảm mẫu tử?
- Lo âu, đau đớn - khóc lo cho con
Người mẹ hiện lên qua dòng cảm xúc của bố đ khách quan và thể hiện tình cảm sâu sắc.
ị Hết lòng vì con - rất yêu thương con
3. Tâm trạng EnRiCô
Đọc thư bố, EnRiCô có tâm trạng như thế nào? Vì sao em biết? thảo luận câu hỏi SGK?
+ Vô cùng xúc động
+ Thấy xấu hổ
+ Nhận ra lỗi lầm
+ Vô cùng ân hận
III- Tổng kết
Học sinh đọc ghi nhớ:
4. Củng cố: Làm bài tập SGK
5. Hướng dẫn: Soạn bài “Từ ghép”
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 3: Từ ghép
A- Mục tiêu
- Học sinh nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Chính phụ và đẳng lập.
- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép
B- Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn giáo án + Bài tập
2. Học sinh: SGK + Soạn bài
C. Lên lớp
1. ổn định
3. Kiểm tra
3. Bài mới.
I- Các loại từ ghép
Đọc ví dụ SGK tìm các tiếng chính, phụ trong 2 từ ghép “bà ngoại” và “thơm phức”?
1. Ví dụ:
- Bà ngoại
- Thơm phức
Nhận xét về trật tự từ? Tiếng chính đứng trước, phụ sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Từ ghép - Chính phụ
Đọc SGK - lấy ví dụ
2. Kết luận.
3. Xét ví dụ:
Xét 2 từ ghép: - Quần áo
 - Trầm bổng
- Quần áo
- Trầm bổng
Có phân ra tiếng chính, phụ không? 
Đó là ghép đẳng lập 
Đọc ghi nhớ - lấy ví dụ
đ Bình đẳng về mặt ngữ pháp
4. Kết luận.
II- ý nghĩa của từ ghép
So sánh “bà” với “bà ngoại”? 
“thơm” với “thơm phức”
Từ ghép chính phụ có nghĩa hẹp hưon tiếng chính tạo ra nó.
1. Ghép chính phụ:
- Bà đ nghĩa khái quát
- Bà ngoại đ nghĩa hẹp
ị Tính chất phân nghĩa
2. Ghép đẳng lập
So sánh: “Quần áo” với “quần”
- Quần áo đ khái quát
- Quần đ cụ thể
Như vậy ghép đẳng lập có đặc điểm gì?
ị Ghép hợp nghĩa
đ đọc ghi nhớ
III- Luyện tập
Học sinh làm các bài tập SGK
Nhận xét - bổ sung
- Lên bảng
4. Củng cố: - Đọc lại ghi nhớ
 	 - Kết quả bài giảng
5. Hướng dẫn: - Soạn bài sau - làm các bài còn lại
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 4: Liên kết trong văn bản
A- Mục tiêu
- Học sinh: Hiểu văn bản phải có tính liên kết đ đạt mục đích giao tiếp
- Sự liên kết thể hiện 2 mặt: hình thức và nội dung
- Vận dụng khi viết văn bản
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK + Soạn giáo án
2. Học sinh: SGK + BT
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra: Bài tập của học sinh
3. Bài mới.
I- Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
Đọc ví dụ a
1. Tính liên kết của văn bản
Nếu bố EnRiCô chỉ viết mấy câu sau thì cậu bé có hiểu không? (không hiểu)
- Các câu trong văn bản phải có sự móc nối liên kết với nhau.
Vì sao như vậy? (rời rạc) 
liên: nối liền, buộc lại đoạn văn phải có tính chất gì?
- Tính chất liên kết.
Câu văn đúng ngữ pháp đ chưa đảm bảo cho văn bản liên kết lấy ví dụ “Cây tre trăm đốt”.
đ Đọc ghi nhớ SGK
2. Phương tiện liên kết
Thảo luận câu hỏi ra 
Đọc kỹ lại đoạn văn đó. Vì sao đoạn văn đó rất khó hiểu?
- Nội dung ý nghĩa
Hãy sửa lại để EnRiCô hiểu được?
Như vậy văn bản có yếu tố gì để liên kết?
Hãy rút ra kết luận:
1 văn bản để có tính liên kết 
thì phải đảm bảo điều kiện gì?
đ Đọc ghi nhớ.
- Hình thức ngôn ngữ
ị Tính liên kết trong văn bản
III- Luyện tập
1. Sắp xếp những câu văn theo một thứ tự để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết.
- Thứ tự: 1 đ 4 đ 2 đ 5 đ 3
Bài 2:
Bài b: Bà, bà, cháu, thế là...
4. Củng cố: 	- Đọc lại ghi nhớ
- Khái quát bài giảng
5. Hướng dẫn: 	- Làm các bài tập còn lại
- Soạn bài sau
6. Rút kinh nghiệm.
	Duyệt ngày..... tháng....... năm ......
Tuần 2:
Tiết 5-6: Cuộc chia tay của búp bê
 (Khánh Hoài)
A. Mục tiêu.
- Thấy được tình cảm anh em sâu nặng
- Nỗi bất hạnh trẻ em khi gia đình tan vỡ
- Thông cảm, chia sẻ nỗi đau - mất mát
- Thấy được nghệ thuật kể tự nhiên - linh họat
- Rèn kỹ năng kể, miêu tả, phân tích
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Soạn giáo án + TLTK
2. Học sinh: SGK + Soạn bài
C. lên lớp
1. ổn định
2. Kiểm tra
3. Bài mới
1. Đọc, kể, tóm tắt, bố cục
Giáo viên đọc - 3 em học sinh đọc
a. Đọc: giọng rõ ràng, diễn biến tâm lý
b. Kể: ngôi 1
Học sinh kể tóm tắt, xác định bố cục
c. Tóm tắt
2. Tìm hiểu truyện
* Hai anh em và những cuộc chia tay
Thái độ - tâm trạng của Thành và Thuỷ như thế nào khi nghe mẹ giục chia đồ chơi?
- Thuỷ: Kinh hoàng - đau đớn, nức nở
- Thành: Nước mắt tuôn trào - ướt gối - tay áo.
Vì sao có tâm trạng ấy?
ị Giờ phút khủng khiếp đã đến, anh em phải chia lìa.
Học sinh đọc đoạn kế tiếp?
Giải thích vì sao tác giả tả cảnh thiên nhiên buổi sáng vui tươi.
- Xen một số đoạn tả cảnh đ khắc sâu hoàn cảnh trớ trêu, đáng thương
Rút ra kết luật về nghệ thuật kể xen miêu tả và biểu cảm?
ị Biểu cảm tự nhiên, hợp lý
Những chi tiết nào chứng tỏ 2 anh em rất yêu thương nhau?.
Chỗ nào làm em cảm động, vì sao?
Lý giải thuyết phục.
* Hai anh em:
- Vá áo cho nhau
- Nắm tay nhau đi
- Nhường nhau búp bê
- Đau đớn, khóc lặng
- Nhìn theo...
đ Yêu thương, gần gũi
Trong truyện có mấy cuộc chia tay?
* Những cuộc chia tay:
Cuộc chia tay nào làm em cảm động? Vì sao?
- Bố mẹ chia tay
- Búp bê
- Cô giáo, các bạn - Thuỷ
- Hai anh em
Vì sao tác giả đặt tên truyện như vậy?
đ Những cuộc chia tay cảm động, đáng thương - tình huống bất ngờ, hấp dẫn.
Thảo luận
3. Nghệ thuật kể chuyện.
- Kể - miêu tả - biểu cảm
Nét đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện?
- Đối thoại linh hoạt
- Ngôi kể - chân thực - xúc động
Em có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện?
4. ý nghĩa cuộc sống của truyện
- Vai trò của gia đình với trẻ em
- Trách nhiệm cha mẹ - con cái
- Quyền trẻ em
Học sinh đọc ghi nhớ
Đọc thêm
Trả lời câu hỏi 6 SGK
5. Tổng kết - luyện tập
- Kể lại nội dung truyện: ngôi 3
4. Củng cố: giáo viên khái quát
Tiết 7: Bố cục văn bản
A- Mục tiêu.
- Học sinh thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản.
- Hiểu thế nào là bố cục rành mạch, hợp lý
- Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn bản
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Soạn giáo án + TLTK
2. Học sinh: Chuẩn bị ở nhà
C. Lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra: ý nghĩa của truyện “Cuộc chia tay búp bê”?
3. Bài mới.
1. Khái niệm bố cục
Tính liên kết là gì?
Sự nối liền các câu, đoạn trong văn bản tự nhiên, hợp lý.
Làm cách nào cho văn bản liên kết 
Nhắc lại truyện: Cây tre trăm đốt
a. Tính liên kết
- Kết nối hợp lý các câu
- Có các phương tiện liên kết
b. Bố cục văn bản
đ Văn bản cần có sự lắp ghép hợp lý: ý phần, đoạn có trình tự
Xác định bố cục: cuộc chia tay của những con búp bê?
Nêu ví dụ
Đơn xin ra nhập đội
- Sự bố trí, sắp xếp các phần đoạn, các ý thành một trình tự hợp lý.
2. Những yêu cầu về bố cục văn bản
Đọc văn bản “ếch ngồi đáy giếng” so sánh văn bản ở NV 6 với văn bản này?
Rút ra nhận xét?
- Đủ ý
- Các ý sắp xếp theo trình tự hợp lý - không lộn xộn
Trong văn bản tự sự - miêu tả có mấy phần?
3. Các phần của bố cục
đ Các kiểu văn bản thông dụng tuân thủ bố cục trên 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
4. Luyện tập
Giáo viên ra bài tập bổ trợ
- Làm bài tập 1, 2, 3
Học sinh tự làm
4. Củng cố: làm các bài còn lại
5. Hướng dẫn: Viết 1 văn bản (tự chọn chủ đề), sau đó đảo trật tự các câu, phần đ nhận xét về tính thống nhất của văn bản.
6. Rút kinh nghiệm.
Tiết 8: Mạch lạc trong văn bản
A- Mục tiêu.
- Thấy được vai trò của bố cục mạch lạc trong văn bản
- Xây dựng bố cục khi viết văn
- Viết có mạch lạc
B- Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án + SGK
2. Học sinh: SGK + Soạn
C. Lên lớp:
1. ổn định
2. Kiểm tra: bố c ... h...
- T/g loài vật trong Dế mèn phiêu lưu ký vừa quen vừa lạ thật hấp dẫn, không chỉ đối với trẻ con cũng như truyện cổ tịch kỳ diệu của An đéc xen...
3. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
- Ta chưa già để hiểu hết được cảm xúc bẽ bàng và buồn tê tái của ông khi lũ trẻ con ở làng quê coi oong như khách lạ, cũng chưa có dịp xa nhà, xa quê lâu để cùng Lý Bạch cúi đầu, ngẩng đầu mà tư cố hương, ta cũng không phải sống trong cảnh nghèo túng, quẫn bách như Đỗ Phủ để mơ một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian...
Đọc văn chương, ta mới càng thấm thái câu: Ngoài trời còn có trời (Thiên thiên hữu thiên) không có gì đẹp bằng con người...
Câu 9: Phân tích tác dụng của việc học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp
- Hiểu kỹ từng phân môn hơn trong mối liên quan chặt chẽ và đồng bộ giữa văn học, tiếng việt và tập làm văn.
- Nói và viết đỡ lúng túng hơn: ứng dụng ngay những kiến thức, kỹ năng của phân môn này để học tập phân môn kia.
VD: nghệ thuật tương phản tăng cấp trong kể chuyện của Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay) và Nguyễn ái Quốc (Những trò lố...)
- Ng.t tả tâm trạng cảm xúc kết hợp với tả thiên nhiên trong vưan của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng...
4. Củng cố: giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển câu 10
5. Hướng dẫn: Chuẩn bị dấu gạch ngang
6. Rút kinh nghiệm
Tiết 122
Dấu gạch ngang
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh: nắm được công dụng của dấu gạch ngang
Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài tham khảo tài liệu Đinh Trọng Lạc - Nguyễn T. Hà
Học sinh: Đọc trước bài mới
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra
3. bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I- Công dụng của dấu gạch ngang
1. Ví dụ:
“Đẹp quá đi mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu [....]
 (Vũ Bằng)
b. Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
 (Phạm Duy Tốn)
c. Tỏ ý còn.........
d. ....Va ren - Phan Bội Châu
 Nguyễn ái Quốc
Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
2. Nhận xét
a. Đánh dấu bộ phận giải thích
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c. Dùng liệt kê các công dụng của dấu
d. Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép cuộc hội kiến Va ren - PBC)
Học sinh đọc ghi nhớ
3. Kết luận ghi nhớ SGK
Hoạt động 2
II- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
Trong VD (d) ở mục I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va ren được dùng để làm gì?
Phân biệt dấu gạch nối với gạch ngang?
- Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Va - ren
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Giáo viên: khái quát bài cho học sinh đọc phần ghi nhớ
III- Luyện tập
Công dụng của dấu gạch ngang
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích giải thích
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội - Vinh)
đ. Dùng để nối các bộ phận trong cùng một liên danh (Thừa Thiên - Huế)
Tiết 123
ôn tập tiếng việt
A- Kết quả cần đạt
Hệ thống lúa những kiến thức về câu, dấu câu. Củng cố kiến thức tu từ ngữ pháp.
Tích hợp với phần văn ở các văn bản đã học trong học kỳ II với phần tập làm văn ở các bài lập luận chứng minh giải thích.
Mở rộng, rút gọn và chuyển đổi câu
Sử dụng dấu câu và tu từ về câu
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài
Học sinh: đọc và làm bài SGK
C- Tiến trình
1. ổn định
2. kiểm tra
3. bài ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
I- Rút gọn câu
Khi nói, viết trong một số tình huống ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn.
Cho ví dụ
VD: Thương người như thể thương thân
Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, năm sáu người.
Thành phần nào được lược bỏ? Tại sao?
GV: Khi rút gọn phải đảm bảo câu vẫn rõ ý và không bị cộc lốc, khiếm nhã Trong đối thoại, hội thoại, thường hay rút gọn câu, nhưng cần chú ý quan hệ vai giữa người nói và người nghe, người hỏi và người trả lời.
- CN
- Câu nói là của chung mọi người, để tránh lặp
II- Câu đặc biệt
Thế nào là câu đặc biệt? cho ví dụ?
VD: Một đêm trăng. Tiếng reo...
Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? cho ví dụ?
- Không cấu tạo theo mô hình CN-V.N
+ Nêu thời gian nơi chốn:
VD: buổi sáng, đêm hè, chiều đông...
VD: Cháy, tiếng hát, chạy rầm rập, mưa, gió...
+ Bộc lộ cảm xúc: trời ôi! ái chà chà!
+ Gọi đáp: Sơn ơn! đợi đã!
Giáo viên: câu đặc biệt cũng là một dạng rút gọn câu nhưng thường khó hoặc không thể khôi phục thành phần bị lược bỏ.
+ Đây chính là điểm khác biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.
III- Thêm trạng ngữ cho câu
Trạng ngữ là gì? cho ví dụ?
- Là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu (CN - VN ).
VD: Trên giàn hoa lý, mấy con ong siêng năng đi kiếm mật hoa
Có mấy loại trạng ngữ, cho ví dụ:
- T.ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm
VD: Trên giàn hoa lý... dưới bầu trời trong xanh
- TN chỉ thời gian:
VD: Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
VD: Vì trời ưma to sông suối đầy nước
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
VD: Để mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện
VD: Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi
Trạng ngữ chỉ cách thức
VD: Với quyết tâm cao, họ lên đường
* Trạng ngữ có thể là thực từ (danh động, tính) nhưng thường là một cụm từ (cụm danh từ, cụm động, cúm tính từ)
- Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường có các quan hệ từ.
VD: Trên giàn hoa lý...
Hồi đêm
Vì trời mưa...
GV: trong một số trường hợp, người ta có thể tách trạng ngữ thành một câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc tạo cảm xúc nhất định.
Dạng mở rộng câu thứ 2 là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu. Vậy thế nào là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu? cho VD?
VD:
Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp
Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm CV? Cho ví dụ
Chủ ngữ: Mẹ về khiến cả nhà vui.
VN: Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi
BN: Tôi cứ tưởng tôi ghê gớm lắm
ĐN: Ví dụ người tôi gặp là một nhà thơ
GV: việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu ta có thể.
Nhờ việc mở rộng câu bằng cách dùng cụm CV làm thành phần câu, ta có thể gộp 2 câu độc lập thành 1 câu có cụm CV làm thành phần.
IV- Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm CN làm thành phần câu.
V- Câu chủ động thành câu bị động
Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại 1 ví dụ?
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động
VD: Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
+ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng (khách thể) của hành động.
VD: Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi.
Mục đích chuyển đổi 2 loại câu trên để làm gì?
- Tránh lặp một kiểu câu hoặc để đảm bảo mạch lạc văn nhất quán.
Có mấy kiểu câu bị động? Cho một loại 1 ví dụ
a. Có từ bị, được
VD: Chú bé được...
Ngôi nhà bị người ta phá đi
b. Không có từ bị, được
VD: Mâm cỗ đã hạ xuống
Con bò đã mổ thịt
GV:
Câu chủ động và câu bị động thường đi thành từng cặp tương ứng với nhau nên khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động thì cũng có thể làm ngược lại.
VI- Dấu câu
Dấu chấm lửng
a. Dấu chấm lửng
- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết
- Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, hài hước dí dỏm.
VD: Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội... đều hăng hái thi đua.
Bẩm... quan lớn.... đê vỡ mất rồi!
Cái đức không them biết.... chữ!
b. Dấu chấm phảy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
VD: Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
 (Thạch Lam)
... Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này...
(Nam Cao)
c. Dấu gạch ngang
- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu
.... Lời nói trực tiếp của nhân vật
+ Biểu thị sự liệt kê
Nối các từ nằm trong một liên danh
VD: Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông đang đổi mới
- Quan thét:
- Lính đâu?
- Dạ...
- Bố cục văn bản này gồm:
+ Mở đầu
+ Triển khai
+ Kết luận
- Tàu Hà Nội - Hải Phòng đã khởi hành
d. Dấu gạch nối
- Nối các tiếng trong phiên âm
VD: Ra - đi - ô, in - tơ - nét
Giáo viên: dấu gạch ngang không phải là một dấu câu nó chỉ là một quy định về chính tả, vê hình thức, dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
4. Củng cố
5. Hướng dẫn
6. Rút kinh nghiệm
Văn bản báo cáo
A- Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh: nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách. Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B- Chuẩn bị
1. giáo viên soạn bài
2. học sinh đọc và chuẩn bị bài mới
C- Tiến trình
1. ổn định tổ chức
2. kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động 1
I- Đặc điểm của văn bản báo cáo
1. Đọc các văn bản sau:
văn bản 1 + 2
Viết báo cáo để làm gì?
- Là trình bày nội dung tình hình sự việ và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày.
- Hình thức nội dung xem mục 2 ghi nhớ SGK.
Em đã viết báo cáo lần nào chưa?
Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo sinh hoạt và học tập ở trường lớp em
- Học sinh tự liên hệ bản thân và trình bày cụ thể lần viết báo cáo của mình.
Những tình huống viết báo cáo.
Hoạt động 2
II- Cách làm văn bản báo cáo
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo
Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào?
- Thứ tự trình bày, cách thức trình bày rất giống nhau (SGK 135)
- Nội dung cụ thể 2 văn bản khác nhau về kết quả + hoạt động chào mừng ngày 20/11
+ Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
- Cách làm văn bản báo cáo ghi nhớ SGK (trang 136)
2. Dàn mục một văn bản báo cáo
a. Quốc hiệu và tiêu ngữ
b. Địa điểm ngày và tháng
c. Tên văn bản
Lưu ý: Mẫu văn bản khá cố định. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng không nhất thiết phải trình bày đầy đủ như trên. Văn bản phải chú ý: báo cáo của ai? Với ai? Về việc gì? kết quả như thế nào?
III- Luyện tập
Giáo viên: hướng dẫn
Tìm và nêu ra các tình huống cụ thể phải làm văn bản báo cáo
Chọn một tình huống cụ thể và luyện viết một văn bản báo cáo
Đưa ra một văn bản báo cáo có điểm chưa đúng, yêu cầu tìm, chỉ ra chỗ sai và hướng dẫn sửa chữa.
Giáo viên có thể đưa ra các tình huống, các văn bản báo cáo tự sưu tầm hoặc các tình huống cũng như các văn bản báo cáo do học sinh đề xuất.
4. Củng cố
5. hướng dẫn:
Học sinh ôn tập chuẩn bị kiểm tra
6. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docV7. PHUONG.doc