Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần : 1 - Tiết : 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan) (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần : 1 - Tiết : 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan) (Tiếp)

I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

- Đọc diễn cảm và kể tóm tắt được truyện.

- Biết được sự quan tâm lo lắng của cha mẹ và yêu thích việc tới trường, tới lớp.

II.TIẾN TRÌNH

1.Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Giới thiệu bài mới :

 

docx 224 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần : 1 - Tiết : 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1	
Tiết : 1	
	CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lý Lan)
I / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Đọc diễn cảm và kể tóm tắt được truyện.
 Biết được sự quan tâm lo lắng của cha mẹ và yêu thích việc tới trường, tới lớp.
II.TIẾN TRÌNH
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Giới thiệu bài mới : 
Hoạt động của Gv và hs
Nội dung
bs
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3: Đọc- Hiểu văn bản
H1. Theo dõi nội dung văn bản Cổng trường mở ra, Hãy cho biết bài văn này kể chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường, hay biểu hiện tâm tư người mẹ?
H2. Nếu thế, nhân vật chính trong văn bản này là ai?
H3. Tự sự là kể người, kể việc. Biểu cảm là bộc lộ trực tiếp cảm nghĩ của con người. Vậy Cổng trường mở ra thuộc kiểu văn bản nào?
H4. Tâm tư của người mẹ được biểu hiện trong hai phần nội dung văn bản:
- Nỗi lòng yêu thương của mẹ.
- Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
Em hãy xác định hai phần nội dung đó trên văn bản?
I .Tác giả, tác phẩm(SGK)
II. Đọc hiểu nội dung văn bản.
 1- Đọc văn bản
-3 HS nối nhau đọc hết một lần.
- 1- Biểu hiện tâm tư người mẹ.
2- Người mẹ.
3- Kiểu văn bản biểu cảm.
4- Từ đầu đến “ Thế giới mà mẹ vừa bước vào”.
- Phần còn lại. 
Hoạt động 4: HĐ tìm hiểu chi tiết
H1. Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết, người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào?
H2. Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con?
H3. - Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của con?
- Những chi tiết nào diễn tả nỗi mừng vui, hi vọng của mẹ?
H4. Theo em, vì sao người mẹ trằn trọc không ngủ được?
H5. Trong đêm không ngủ mẹ đã làm gì cho con?
H6. Em cảm nhận được tình mẫu tử nào thể hiện trong các cử chỉ đó?
H7. Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào?
H8. Khi nhớ những kỉ niệm ấy, lòng mẹ rạo rực những bâng khuâng xao xuyến.
- Hãy nhận xét cách dùng từ trong lời văn trên?
- Nêu tác dụng của cách dùng từ đó?
H9. Từ cảm xúc ấy, em hiểu tình cảm sâu đậm nào đang diễn ra trong lòng mẹ?
H10. Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỉ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa.
- Tất cả đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào?
H1. Theo dõi phần cuối văn bản và cho biết : trong đêm không ngủ người mẹ đã nghĩ về điều gì .
H2.- Em nhận thấy ở nước ta, ngày khai trường có diễn ra như là ngày lễ của toàn xã hội không?
- Hãy miêu tả miệng quang cảnh ngày hội khai trường của trường em?
H3. Trong đoạn cuối văn bản xuất hiện tục ngữ Sai một ly đi một dặm. Em hiểu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục?
H4. Câu nói của mẹ: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Em đã học qua lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Hoạt động 5: Tổng kết
H1. Thâu tóm nội dung văn bản Cổng trường mở ra là đoạn văn nào?
H2. Theo em đoạn văn trên mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai?
H3. Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dạy trong em khi đọc văn bản Cổng trường mở ra cùng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa?
H4. Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
Gọi đọc ghi nhớ SGK
2- Tìm hiểu văn bản
a- Nỗi lòng người mẹ.
1. Đêm trước ngày con vào lớp một.
2. Hồi hộp, sung sướng, hi vọng.
3. – Niềm vui háo hức giấc ngủ như đến dễ dàng như uống một ly sữa.
- Hôm nay mẹ không tập trung được mẹ tin đứa con của mẹ.
4 - Mừng vì con đã lớn.
- Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
- Thương yêu con luôn nghĩ về con
5. Đắp mền, buông mùng, lượm đồ chơi, nhìn con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
6.- Một lòng vì con.
- Lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ.
- Đức hi sinh thầm lặng của mẹ.
7.- Nhớ lại ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một.
- Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường
8- Dùng từ láy liên tiếp ( rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến).
- Gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, nhớ, thương.
9.- Nhớ thương bà ngoại.
- Nhớ thương mái trường xưa.
10.- Vô cùng nhớ thương người thân.
- Yêu quý, biết ơn trường học.
- Sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con.
- Tin tưởng ở tương lai con cái.
- Hồi hộp, sung sướng, hi vọng.
- Mừng vì con đã lớn.
- Hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con.
- Thương yêu con luôn nghĩ về con
b. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường.
1.- Về ngày hội khai trường. 
- Về ảnh hưởng của giáo dục đối với trẻ em.
2- Ngày khai trường của nước ta là ngày lễ của toàn xã hội.
- Ngày hội ở trường em( cảnh sân trường, thầy và trò, các đại biểu, tiếng trống trường) 
3. Không được sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
4. Thảo luận nhóm
- Khẳng định vai trò to lớn của của nhà trường đối với con người.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
- Khích lệ con đến trường học tập.
- Những điều kì diệu mang đến cho em về : tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò
- Khẳng định vai trò to lớn của của nhà trường đối với con người.
- Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục
III. Tổng kết
1.- Đoạn cuối cùng : Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con , bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
2.- HS thảo luận nhóm
Mẹ dành tình yêu và lòng tin cho con, cho nhà trường và cho xã hội tốt đẹp.
3- Nhớ về thời thơ ấu đến trường.
- Nhớ lớp học, bạn bè, thầy cô giáo.
- Nhớ tới sự chăm sóc ân cần của mẹ. 
- HS tự bộc lộ
4. Củng cố :
Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?
5. Dặn dò: 
Soạn bài Mẹ tôi.
6 . Rút kinh nghiệm :
 ******
Tuần : 1	
Tiết : 2	
MẸ TÔI
(Ét – môn- đô đơ A- mi-xi)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Giúp HS cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu lặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó. Văn biểu cảm có thể dùng hình thức viết thư.
- Đọc và kể diễn cảm. Cảm nhận và học tập lối viết văn bản bằng hình thức viết thư.
- Biết yêu thương và kính trọng cha, mẹ. Không được vô lễ với cha mẹ.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu ý nghĩa của văn bản Cổng trường mở ra?
3. Giới thiệu bài mới :
- Đã bao giờ em phạm lỗi với mẹ chưa? Đó là lỗi như thế nào? Sau khi phạm lỗi em đã suy nghĩ gì?
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
BS
 Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3: Đọc- Hiểu văn bản
Hoạt động 4: HĐ đọc và tìm hiểu cấu trúc văn bản. 
Gọi 3 HS nối nhau đọc.
H1. Trong các phương thức sau, đâu là phương thức chính được dùng để tạo lập văn bản Mẹ tôi?
- Kể chuyện người mẹ.
- Kể chuyện người con.
- Biểu hiện tâm trạng của người cha.
H2. Nhân vật chính là ai? Vì sao em biết?
H3. Trong tâm trạng người cha có:
- Hình ảnh người mẹ.
- Những lời nhắn nhủ dành cho con.
- Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của con.
Hãy xác định nội dung đó trên văn bản?
H4. Em xúc động nhất khi đọc đoạn văn nào? Vì sao?
I-ĐỌC –GTTK : 
1. Tác giả, tác phẩm 
2.Đọc -gttk ( SGK)
II. Đọc hiểu văn bản.
1- Đọc văn bản
3 HS nối nhau đọc hết một lần.
1.- Biểu hiện tâm trạng của người cha là phương thức biểu đạt chính của văn bản Mẹ tôi.
2.- Người cha. Vì những lời lẽ trong văn bản là những lời nói tâm tình của người cha.
3- Từ đầu đến “ Sẽ là ngày con mất mẹ”
- Tiếp đến “chà đạp nên tình thương yêu đó”
- Phần còn lại.
4- HS tự bộc lộ
Hoạt động 5: HĐ tìm hiểu nội dung văn bản.
2- Tìm hiểu văn bản
H1. Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện nên qua các chi tiết nào trong văn bản Mẹ tôi?
H2. Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào sáng nên từ những chi tiết đó?
H3. Phẩm chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em? Hoặc một người mẹ Việt Nam nào mà em biết?
H4. Trong những lời sau nay của cha En-ri-cô :
- Sự hỗn láo của con như là một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
- Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồi thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày con mất mẹ.
Em đọc ở đó những cảm xúc nào của người cha ?
H5. Theo em, vì sao người cha cảm thấy Sự hỗn láo của con như là một nhát dao đâm vào tim bố vậy ?
H6. Nhát dao hỗn láo của con đã đâm vào trái tim yêu thương của cha. Nhưng theo em, nhát dao ấy có làm đau trái tim người mẹ không ?
H7. Nếu em là bạn của En-ri-cô thì em sẽ nói gì với bạn về việc này ? 
a. Hình ảnh người mẹ.
1.- Thức suốt đêm  có thể mất con sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con 
2- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
3.- HS tự bộc lộ và liên hệ.
4.- Hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư.
- Hết mực yêu quy, thương cảm mẹ của En-ri-cô.
5.- Vì cha vô cùng yêu quý mẹ.
- Vì cha vô cùng yêu quý con.
- Cha đã thất vọng vô cùng vì con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ.
6. Càng làm đau trái tim người mẹ.
- Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con, nên sẽ đau gấp bội phần.
- Dành hết tình thương cho con.
- Quên mình vì con.
- Trái tim người mẹ chỉ có chỗ cho tình thương yêu con, nên sẽ đau gấp bội phần khi con cãi lời mẹ.
- Sẵn sàng tha thứ cho con nếu như con biết ăn năn sửa chữa.
H1. Hãy quan sát đoạn 2 trong văn bản, và cho biết :
Đâu là những lời khuyên sâu sắc của người cha đối với con mình?
H2. Lẽ ra “ Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con ấm áp hạnh phúc”, nhưng vì sao cha lại nói với En-ri-c rằng “ hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”?
H3. Em hiểu thế nào về tình cảm thiêng liêng trong lời nhắn nhủ sau đây của người cha:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả?
H4. Em hiểu thế nào về nỗi xấu hổ và nhục nhã trong lời khuyên sau đây của người cha:
Thật đáng xấu hổ nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. 
H5. Em hiểu gì về người cha từ những lời khuyên này? 
b. Những lời nhắn nhủ của người cha.
1- Dù có khôn lớn khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, đã làm cho mẹ đau lòng.
Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh,tâm hồn con như bị khổ hình.
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương y ... tố dẫn đến thành công.
II. Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ.
	- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
	- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
	- Trong k/c chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c)
	- Trong lđsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
	- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (d/c)
	- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
III. Kết bài: 
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
	- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
Đề 3
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
I. Mở bài.
	- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
	- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
II. Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
	- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
	- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
	- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
	- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
	- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
	- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
III. Kết bài:
	- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
	- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
* 4.Cùng cố
5.Dặn dò 
	- Triển khai phát triển thành dàn ý chi tiết 2 đề trên.
	- Tiếp tục ôn tập, lập dàn ý các đề còn lại.
RUT KINH NGHIEM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Giúp hs hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép tu từ đã học và cách biến đổi kiểu câu, mở rộng câu.	
II. TIÊN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Nêu các kiểu câu đã học? Các kiểu đó khác nhau ntn?
3. Giới thiệu bài
HOẠTĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
BS
? Có thể biến đổi câu bằng cách nào? Mục đích?
- H. Cho ví dụ về các kiểu câu, biến đổi câu?
? Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
? Các biện pháp tu từ đã học ở lớp 7?
- H. Nêu khái niệm, phân loại.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- H. Làm bài tập (nhóm)
 Thi làm nhanh.
- H. Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- G. Chữa bài.
I. Nội dung kiến thức.
1. Các phép biến đổi câu:
* Có 2 phép biến đổi câu:
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
- Mở rộng câu: Bằng trạng ngữ.
 Bằng cụm chủ - vị.
* Tác dụng: 
 - Nội dung ý nghĩa của câu thêm cụ thể.
 - Tạo nhiều kiểu câu, linh hoạt trong khi nói, viết, tránh lặp từ, tăng hiệu quả diễn đạt.
* Ví dụ: ...
2. Các phép tu từ:
 - Liệt kê.
 - Điệp.
II. Luyện tập.
Bài 1.
a, Cho ví dụ về câu đơn bình thường.
 Mở rộng câu (theo 2 cách).
b, Cho ví dụ về câu chủ động (bị động).
 Biến đổi kiểu câu thành bị động (chủ động).
Bài 2: Cho ví dụ về các phép liệt kê khác nhau.
 Nêu tác dụng của phép liệt kê.
Bài 3. 
 Viết đoạn văn (3 - 5 câu) có sử dụng câu bị động; có sử dụng câu mở rộng thành phần; có sử dụng phép liệt kê.
 (Gạch chân các câu theo yêu cầu)
BS
*4: Củng cố.
	- Các cách biến đổi câu.
	- Các phép liệt kê. Tác dụng.
*5Dặn dò.
	- Vận dụng kiến thức TV, chọn và phân tích đv trong vb.
	- Tập viết đoạn văn (Bài 3)
	- Chuẩn bị: Ôn tập theo câu hỏi, hoàn thiện đề cương.
RUT KINH NGHIEM
 	 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
	Học sinh có định hướng trong việc ôn tập, kiểm tra. Nắm được kiến thức trọng tâm của chương trình về cả 3 phân môn của ngữ văn 7.
	Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
HOẠTĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
BS
- G. Nêu các yêu cầu đối với việc ôn tập các phân môn.
? Nêu các VBNL đã học?
Nội dung của vb được thể hiện ntn?
? Nêu nội dung của 2 truyện ngắn bằng 1 - 2 câu?
? Tóm tắt 2 vb truyện?
- Nắm khái niệm các kiểu câu.
 Cho ví dụ.
? Cách làm bài văn NL?
 Bố cục bài GT, CM?
- G. Nhấn những điều cần lưu ý khi làm bài.
 + Cách trình bày.
 + Thời gian.
I. Những nội dung cơ bản.
1. Phần văn.
 - Nắm nội dung cụ thể của các vb đã học.
a, Văn bản nghị luận: (4 vb).
 - Nội dung của bài được thể hiện ở nhan đề.
b, Văn bản truyện: 
 - Sống chết mặc bay: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm.
 - Những trò lố...: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
* Tóm tắt 2 vb (khoảng 1/2 trang)
c, Văn bản nhật dụng: 
 - Ca Huế ...: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần.
2. Phần TV.
 a, Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
 b, Cách nhận diện, biến đổi câu.
 c, Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê.
* Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV.
3. Phần TLV.
 a, Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mđ, bố cục, thao tác lập luận.
 b, Cách làm bài văn nghị luận.
* Chú ý:
 - Nắm chắc (thuộc) vb.
 - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ.
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
 - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
 - Bài TLV cần đủ 3 phần...
 - Cân đối thời gian.
BS
* 4.CỦNG CỐ
5.DẶN DÒ
	- Nắm chắc nội dung các tiết ôn tập.
	- Thi học kì: 
RUT KINH NGHIEM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
	Đánh giá khả năng nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của hs.
II.TIÊN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
 3.Bài mới
Hoạt động 1 phát đề
Hoạt động 2 quan sát
Hoạt động 3 thu bài
4.củng cố 
5.dặn dò chuẩn bị	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN VĂN, TLV)
I. Mục tiêu:
Giúp hs hiểu biết sâu hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.
Bỗi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
* Tiết 1: Thi kể chuyện, đố vui.
	+ Hình thức: (Chia nhóm)
 - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân...
	 - Cho dữ liệu - đoán địa danh.
	+ Nội dung: - NGUYEN TRUNG TRUC,MẠC CỬU, ....
	-HÀ TIEN, HON PHỤ TỬ ....
* Tiết 2: 
a, Thi sưu tầm tục ngữ, ca dao KIEN GIANG.
	+ Hình thức: (Theo tổ)
	- Học sinh đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm và sắp xếp.
	- Các tổ nhận xét, đánh giá.
	- Bình chọn từ ngữ liên quan.
	- Biểu dương những câu hay, học sinh cùng chép tư lệu.
b, Giới thiệu những nét đặc sắc về quê hương: phong cảnh, tục lệ, quà, ...
 (bằng một bài văn ngắn).
* 4: Củng cố.
	- Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương.
* 5.Dặn dò
	 - Sưu tầm tư liệu.
	 - Làm thơ, vẽ tranh về RẠCH TRÀM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. Mục tiêu:
	Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Em hiểu thế nào là đọc diễn cảm?
3. Giới thiệu bài.
I. Gv nêu yêu cầu đọc:
	- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
	- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu riêng.
II. Tìm hiểu cách đọc từng văn bản.
 * Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (4 hs).
	- Giọng: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
	- Nhấn từ ngữ: nồng nàn, sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả...có, chứng tỏ, cũng rất xứng đáng...
	- Lưu ý ngắt nhịp: đúng vế câu TN, điệp, đảo.
	- Quan hệ từ: từ ... đến ..., cho đến (đoạn 3)
* Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (3 - 4 hs).
	- Giọng: chậm rãi, điềm đạm, t/c tự hào, khẳng định.
	- Nhấn từ ngữ: tự hào, tin tưởng...
	- Chú ý điệp: Tiếng Việt, nói thế có nghĩa là nói rằng...
* Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ (2 - 3 hs)
	- Giọng: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
	- Chú ý: ngắt câu nhiều vế, nhiều thành phần.
	- Nhấn từ ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp...
* Văn bản 4: Ý nghĩa văn chương.
	- Giọng: đọc chậm, trừ tình giản dị, t/c sâu lắng và thấm thía.
III. Tiến hành:
	- Hs khá, gv đọc mẫu.
	- Lần lượt hs tập đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm.
	- Mỗi tiết 2 vb.
	- Gv: đánh giá chất lượng đọc, những điều cần khắc phục.
4Củng cố
5.dặn dò
- Tập đọc mạch lạc, rõ ràng.
	- Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất.
RUT KINH NGHIEM	
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN TV)
I. Mục tiêu:
	Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.	
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
I. Các mẹo chính tả:
1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.
* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
	(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm).
	Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
	Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
	Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
+ Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
 - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
	Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
 - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
	Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
 - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm.
 - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
 Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
 - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
 - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
 Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
 - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê.
 Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
 - S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê.
	Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
 - S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
	Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
 - Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
	Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn...
 - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...
II. Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxga nv7 82011.docx