Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)

. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.

2. Kĩ năng:

- Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2012
Tuần : 1, tiết PPCT: 01
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 (Lý Lan ) 
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
Cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với trẻ.
2. Kĩ năng:
Hiểu và thấm thía được tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
3. Giáo dục: 
- Tình cảm yêu mến đối với nhà trường, thầy cô, bạn bè.
II. Chuẩn bị
GV: Đàm thoại, diễn giảng - SGK + SGV + giáo án 
HS: Đọc- Trả lời các câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ : VB nhật dụng là gì ? 
Bài mới
* Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả tác phẩm
GV đặt câu hỏi gợi mở.
Trong ngày khai trường đầu tiên của em,ai đưa em đến trường?Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy,mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không?
GVHD HS trả lời.
GV HD đọc : Đọc diễn cảm giọng dịu dàng,chậm rãi, đôi khi thì thầm hơi buồn
GV gọi HS đọc văn bản.
 GV: Lưu ý các chú thích 1,2,4
? VB thuộc thể loại nào?
? Nhân vật chính là ai?
? Xác định ngôi kể thứ mấy?
? Theo em VB chia làm mấy đoạn? ND chính của từng đoạn?
Đ1: Từ đầu ngày đầu năm học
=> Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường
Đ2 : Còn lại
=> Tâm sự của người mẹ và tầm quan trọng của nhà trường
HĐ2: Tìm hiểu văn bản 
? Văn bản “cổng trường mở ra”tác giả viết về ai? Tâm trạng của người ấy như thế nào?
? Người mẹ có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con?
? Tại sao người mẹ không ngủ được?
? Đứa con có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của mình?
? Trong đêm con đang ngủ, thì người mẹ có tâm sự gì ?
? Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
? Nhà trường mang lại cho em điều gì?
Tri thức, tình cảm tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò
? Qua VB em hiểu được điều gì?
 (Hoạt động nhóm ) 
 HĐ3 - Kết luận:
Như những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng, yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người
 HS đọc ghi nhớ
HĐ4
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả : Lý Lan
- Tác phẩm: 
 “Cổng trường mở ra”là một bài ký được trích từ báo’’yêu trẻ” số 116 ngày 1/9/2000 .Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
2. Đọc- Chú thích
 - Đọc
 - Chú thích ( SGK )
 3. Thể loại- Bố cục
 - Thể loại: Bút ký biểu cảm
 - Bố cục: 2 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường.
a . Người mẹ
àThao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên.
 b. Đứa con
àThanh thản nhẹ nhàng “vô tư”
2. Tâm sự của người mẹ
Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang ôn lại kỷ niệm riêng.
àKhắc hoạ tâm tư tình cảm, những điều sâu th¼m của người mẹ đối với con
3. Tầm quan trọng của nhà trường
“Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục hàng dặm sau này”
- Thế giới kỳ diệu mà người mẹ nói tới chính là thế giới mà nhà trường đem lại cho các em những tri thức, tư tưởng, tình cảm, lẽ sống về đạo lý ở đời.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK ) tr 19
IV: Luyện tập
 H/S tự nêu ý kiến của mình về ngày khai trường
 4. Củng cố - HD về nhà : 
? Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
? Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 - Gv hệ thống kiến thức cơ bản
 5. Dặn dò
 - Học thuộc bài cũ, đọc soạn trước bài mới “ MẸ TÔI”
IV.Rút kinh nghiệm.
.
Ngày soạn: 15/08/2012
Tuần : 1, tiết PPCT: 02
MẸ TÔI
 ( Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi) 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 Giúp học sinh:
- Hiểu biết và thấm thía tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ.
2. Kĩ năng:
- Giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ.
- Thấy được tác dụng của cách diễn đạt tình cảm và phương thức viết thư.
3. Giáo dục:
II. Chuẩn bị
 GV: Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án 
 HS: Đọc - soạn bài theo câu hỏi SGK 
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
? Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
 ? Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm?
GV hướng dẫn HS đọc
 Đọc giọng tha thiết, tình cảm 
GV đọc, gọi HS đọc
GV giải thích 1 số từ khó 8,9
 HĐ2 : Tìm hiểu văn bản 
? Văn bản được tạo ra dưới hình thức ?
 ( Một lá thư của bố gửi cho con.)
 ? Bài văn chủ yếu là miêu tả.Vậy miêu tả ai? Miêu tả điều gì? (HĐN)
? Đây là bức thư của bố gửi cho con, nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ tôi”?
- Nhan đề do tác giả tự đặt cho đoạn trích
? Tại sao bố lại viết thư cho En-ri-cô?
? Lúc cô giáo đến thăm En-ri-cô đã phạm lỗi gì 
 - “thiếu lễ độ”.
? Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
? Thông qua cái nhìn của bố thấy được hình ảnh và phẩm chất của người mẹ.
? Mẹ En- ri- cô là người NTN?
 HĐ 3 
Kết luận:
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Con cái không có quyền hư đốn chà đạp lên tình cảm đó.
 - HS đọc ghi nhớ
GV cho HS làm phần luyện tập
? Tại sao bố mẹ rất buồn phiền vì En-ri-cô? 
 I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả- Tác phẩm
 - Tác giả: sgk tr 11
 - Tác phẩm : Mẹ tôi được trích từ tập truyện “ Những tấm lòng cao cả ’’
 2. Đọc- Chú thích
 - Đọc 
 - Chú thích SGK
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Thái độ của bố đối với En-ri-cô.
 - Ông hết sức buồn bã, tức giận.
 àBố của En-ri-cô là người yêu ghét rõ ràng
2. Hình ảnh người mẹ.
- Giành hết tình thương con.
- Quên mình vì con. àSự hỗn láo của En-ri-cô làm đau trái tim người mẹ.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ ( SGK )
* Luyện tập
 4. Củng cố:
 - HD về nhà 
- GV khái quát ND chính 
 5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài phần còn lại và học bài cũ , đọc soạn trước bài mới “ từ ghép“ SGK trang13.
IV.Rút kinh nghiệm.
.
_____________________________________________
Ngày soạn: 15/08/2012
Tuần : 1, tiết PPCT: 03
TỪ GHÉP
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt.
 2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
 3. Giáo dục:
II. Chuẩn bị
 GV: Hệ thống câu hỏi- Đàm thoại , diễn giảng- SGK + SGV + giáo án 
 HS: Đọc - Trả lời câu hỏi
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
 *Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động:1
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK trang 13.
? Trong các từ ghép “bà ngoại, thơm phức” trong ví dụ, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính?
? Các tiếng được sắp xếp theo trật tự NTN 
? Trong hai từ ghép “trầm bổng, quần áo” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
? Từ ghép có mấy loại? gồm những loại nào? cho ví dụ?
Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Từ ghép chính phụ 
Ví dụ : cây ổi, hoa hồng
- Từ ghép đẳng lập 
 Ví dụ : bàn ghế,thầy cô
Hoạt động 2
? So sánh nghĩa của các từ “bà” với “bà ngoại”, “thơm” với “thơm phức”?
? Hãy so sánh nghĩa của từ: Quần áo, trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trong từ
? Trầm bổng nghĩa là gì?
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Ví dụ : hoa > hoa hồng
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa
 Ví dụ : bàn ghế, cha mẹ.
Gọi hs đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3
HS nêu yêu cầu BT 1, làm bài tập . nhận xét
( Hoạt động nhóm)
- Đại diện nhóm nhận xét
GV gọi HS lên bảng điền
? Giải thích tại sao nói một cuôn sách,một cuốn vở mà không nói một cuốn sách vở?
I. Các loại từ ghép
 1. Ví dụ ( SGK )
 2. Nhận xét
* Ví dụ 1
- Bà ngoại: bà : chính.
 Ngoại : phụ
 - Thơm phức: 	 thơm : chính
 Phức : phụ.
=> Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau.
 * Ví dụ 2
- “Quần áo, trầm bổng” không thể phân 
Ra tiếng chính, tiếng phụ mà các từ này có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp .
* Ghi nhớ: SGK tr 14
II. Nghĩa của từ ghép
So sánh nghĩa các cặp từ
 Bà : người sinh ra cha mẹ.
 Bà ngoại : người sinh ra mẹ.
- Thơm + Thơm phức
 Thơm : có mùi dễ chịu,làm cho thích ngửi.
 Thơm phức : mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
So sánh nghĩa
 - Quần: Trang phục nửa dưới
 - Áo : Trang phục nửa trên
 - Trầm bổng : Chỉ âm thanh lúc cao lúc thấp=> Từng độ cao cụ thể.
=> Nghĩa của từ ghép khái quát trìu tượng hơn nghĩa các tiéng
 Ghi nhớ : SGK tr14
III. Luyện tập
 Bài 1: Sắp xếp các từ ghép thành hai loại:
 - Chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, nụ cười.
 - Đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi.
 Bài 2 Điền thêm tiếng nào các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ:
Bút chì Ăn bám
Thước kẻ trắng xoá
Mưa rào vui tai
Làm quen nhát gan
 Bài 3 Điền tiếng sau tạo từ ghép đẳng lập.
Núi sông mặt chữ điền
 Đồi trái xoan
Ham mê học tập
 Thích hỏi
Xinh đẹp tươi đẹp
 Tươi non
Bài 4 
Có thể nói một cuốn sách,một cuốn vở vì sách và vở là DT chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được.
- Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cho cả loại nên không thể nói: Một cuốn sách vở .
4. Củng cố 
- HD về nhà 
? Từ ghép có mấy loại? Gồm những loại nào? Cho ví dụ?
? Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào?
5. Dặn dò :
- Học thuộc bài cũ , đọc soạn trước bài mới “liên kết trong văn bản SGK” 	
IV.Rút kinh nghiệm.
.	
Ngày soạn: 15/08/2012
Tuần : 1, tiết PPCT: 04
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh thấy:
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản nhất định phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần phải được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn từ và nội dung ý nghĩa.
 2. Kĩ năng:
- Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
3. Giáo dục:
 Giúp HS :
- Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
- Cần vận dụng liên kết đã học để xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
II. Chuẩn bị
 GV: Hệ thống câu hỏi- Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án 
 HS: Đọc soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 2.1. Từ ghép có mấy loại? Gồm những loại nào? Cho ví dụ?
 2.2. Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào?
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
Đọc đoạn a và trả lời câu hỏi SGK trang 17
? Các câu văn có câu nào sai phạm ngữ pháp không. Câu nào mơ hồ về ý nghĩa không ?
? Nếu là En- ri- cô em có hiểu đoạn văn ấy không?
? Vì sao em chưa hiểu ?
? Như vậy theo em đoạn văn thiếu tính gì
? Thế nào là liên kết trong văn bản?
 - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,làm cho văn bản có nghĩa trở nên dễ hiểu.
- GV : hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2 SGK 
Đọc đọan văn a mục 1 SGK trang 17 cho biết do thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu.Hãy sữa lại?
- Văn bản sẽ không thể hiểu rõ nếu thiếu nội dung ý nghĩa văn bản không được liên kết lại.
? Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào
- Để văn bản có tính liên kết người viết(người nói) phải làm cho nôi dung của các câu,các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau,các đoạn đó bằng phương tiện ngôn ngữ(từ,câu)thích hợp.
? Hãy sửa lại? 
? Hãy đánh số thứ tự cho từng câu
So với nguyên bản ra thì câu 2 thiếu cụm từ nào ?
? Câu 3 chép sai từ nào ?
? Việc chép thiếu và sai ấy khiến cho đoạn văn ra sao
? Em có nhận xét gì về các câu trong đoạn văn ?
? Vậy cụm từ Còn bây giờ, con đóng vai trò gì ?
? Vậy lien kết trong đoạn văn là gì. Có tác dụng NTN ?
 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
HS đọc nêu yêu cầu BT 1
? Sắp xếp theo thứ tự nào?
HS đọc- Thảo luận nhóm
? Nhận xét mối quan hệ các câu trong đoạn văn?
? Điền từ thích hợp vào ô trống? 
? Giải thích tại sao sự liên kết bài tập 4 không chặt chẽ?
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản.
 1.Tính liên kết của văn bản.
 - Văn bản trên sai ngữ pháp nên không hiểu được khi nội dung ý nghĩa của các câu văn không thật chính xác rõ ràng.
- Nếu là En- ri – cô em chưa hiểu được ý nghĩa đoạn văn ấy
Vì : Giữa các câu không có mối quan hệ gì với nhau .
- Đoạn văn thiếu tính liên kết .
 2. Phương tiện liên kết trong văn bản
 A. Đoạn văn do thiếu sự liên kết về nội dung ý nghĩa, giữa các câu chưa có sự nối kết với nhau .
B. Đọc đoạn văn SGK
 - Có 3 câu
 - Câu 2 : Thiếu cụm từ Còn bây giờ
 - Câu 3: Chép sai Con thành Đứa trẻ .
 - Việc chép thiếu và sai khiến cho đoạn văn rời rạc, khó hiểu .
 - Các câu đều đúng ngữ pháp khi tách từng câu ra khỏi đoạn văn vẫn có thể hiểu được .
 - Cụm từ : Còn bây giờ và từ Con là các từ làm phương tiện liên kết câu .
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập.
 Bài 1/18 
Sắp xếp các câu theo thứ tự:
– (4) – (2) – (5) – (3)
 Bài 2/19 
Đoạn văn chưa có sự thống nhất về nội dung
 - Về hình thức ngôn ngữ,những câu liên kết trong bài tập có vẻ rất “liên kết nhau”.Nhưng không thể coi giữa những câu ấy đã có một mối liên kết thật sự,chúng không nói về cùng một nội dung.
 - Câu 1 nói về quá khứ dung cho đoạn văn khác
 - Câu 3,4 cân sắp xếp theo thứ tự sau : 3,4,2
Bài 3/ 18 Điền vào chỗ trống.
 Bà ,bà ,cháu ,bà ,bà ,cháu ,thế là.
 Bài 4/ 19 
 Hai câu văn dẫn ở đề bài nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời rạc,câu trước chỉ nói về mẹ và câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có hai câu đó mà còn có câu thứ ba đứng tiếp sau kết nối hai câu trên thành một thể thống nhất .
4. Củng cố - HD về nhà : 
 4.1. Thế nào là liên kết trong văn bản?
 4.2. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào?
 4.3 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Cuộc chia tay của những con búp bê” SGK Trang 13
5. Dặn dò :
Chuẩn bị bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”
IV.Rút kinh nghiệm.
.
Ngày tháng năm 2012
TUẦN : 01

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 7tuan 1.doc