Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 15)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 15)

. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

 - Hiểu được những tình cảm cao quí, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.

 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 Giúp HS:

 

doc 115 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con cái thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
 - Hiểu được những tình cảm cao quí, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em – tương lai nhân loại.
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tởi thiếu niên, nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhất kí của một người mẹ.
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diển tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - Ý thức được những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sỉ số:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra bài soạn, dụng cụ học tập của HS.
 3. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- GV: Đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi học sinh đọc hết văn bản và phần chú thích trong SGK.
- GV: Nêu yêu cầu giọng đọc:
 + Phần văn bản: Đọc với giọng dịu dàng, truyền cảm.
 + Phần chú thích GV cần giải thích rõ các từ: Háo hức, bận tâm, nhạy cảm.
- GV: Em hãy nêu xuất xứ đoạn trích?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài:
- GV: Văn bản được sáng tác theo thể loại nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
- GV: Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính và được kể theo ngôi thứ mấy?
- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại.
Hoạt động 2:
- GV: Em hãy nêu một cách ngắn gọn đại ý của đoạn trích?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
- GV: Trong đêm đó, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Tâm trạng đó được thể hiện qua những chi tiết nào? (HSTL nhóm: 5 phút).
- GV: Cho HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
- GV: Theo em, vì sao người mẹ lại có tâm trạng không ngủ được?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Em hãy tìm trong văn bản chi tiết nào nó chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mẹ?
- GV: Theo em, có phải người mẹ đang nói trực tịếp với con không? Cách viết này có tác dụng gì?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Em hãy tìm trong văn bản câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Ở cuối bài, người mẹ nói: “Bước qua ... sẽ mở ra” theo em thế giới kì diệu đó là gì? Và ví sao gọi đó là một thế giới kì diệu?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS và thông qua đó liên hệ thực tế giáo dục HS.
Hoạt động 3:
- GV: Văn bản sử dụng hình thức nghệ thuật nào chủ yếu?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Văn bản nhằm thể hiện điều gì?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS. 
- GV: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
- GV: Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- HS: Nghe, đọc lại văn bản.
- HS: Nghe, ghi nhớ, rút kinh nghiệm.
- HS: Trích báo yêu trẻ số 166 ra ngày 1/9/2000.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
- HS: Nghe, ghi bài.
- HS: Bút kí biểu cảm.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, ghi bài.
- HS: Có 2 nhân vật chính: Người mẹ và đứa con. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (qua lời kể của người mẹ).
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Văn bản nói về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ được trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, ghi bài.
- HS: Thảo luận theo yêu cầu của GV.
- HS: Thực hiện.
- HS: Nghe, ghi bài.
- HS: Vì:
 - Mẹ vô cùng thương yêu, lo lắng cho con.
 - Nhớ lại những kỉ niệm mà ngày xưa mẹ cũng đã từng trải qua.
 - Giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm.....dài và hẹp”.
- HS: Mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con, nhưng thực sự là người mẹ đang nói với chính bản thân của mình. Cách viết đó có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng của nhân vật và những điều khó nói trực tiếp thành lời.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: “Ai cũng biết rằng......hàng dặm sau này”. 
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: Vì:
 - Nó mở ra một thế giới mới về tri thức.
 - Có thêm nhiều mối quan hệ: thầy cô, bạn bè...
- HS: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: 
 - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
 - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
- HS: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
- HS: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: Tổng kết về giá trị nội dung, nghệ thuật.
- HS: Thực hiện.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Xuất xứ văn bản:
- Trích báo yêu trẻ số 166 ra ngày 1/9/2000.
3. Thể loại:
- Bút kí biểu cảm.
II. Đọc – Tìn hiểu văn bản:
1. Đại ý:
- Văn bản nói về tâm trạng của người mẹ trong một đêm không ngủ được trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
2. Tâm trạng của người mẹ và đứa con:
Tâm trạng của mẹ
Tâm trạng của con
- Thao thức không ngủ: Không tập trung được vào việc gì cả.
- Suy nghĩ triền miên: Mẹ nhớ lại những kỉ niệm mà ngày xưa mẹ đã từng trải qua
- Hồn nhiên, vô tư đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, thanh thản.
- Hồi hộp, háo hức, hăng hái giúp mẹ dọn dẹp.
3. Vai trò, tầm quan trọng của nhà trường:
- “Ai cũng biết rằng......hàng dặm sau này”.
 - Nhấn mạnh vai trò to lớn và tầm quan trọng của nhà trường.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
 - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ đối với con.
 - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
2. Ý nghiã văn bản:
- Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
¬ Ghi nhớ(SGK).
 4. Củng cố:
 s Em hãy nêu lại tâm trạng của người mẹ và đứa con vào đêm trước ngày khai trường của con?
 s Nêu vai trò và tầm quan trọng của nhà trường?
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Soạn bài: Mẹ tôi.
Tuần: 1
Tiết: 2
MẸ TÔI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Et - môn – đô đơ A – mi – xi.
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vứa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. 
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong thư.
 3. Thái độ:
 - Ý thức được những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sỉ số:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra bài soạn, dụng cụ học tập của HS.
 3. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- GV: Đọc mẫu 1 đoạn sau đó yêu cầu HS đọc hết văn bản và phần chú thích SGK.
- GV: Nêu yêu cầu:
 - Đối với phần văn bản cần đọc với giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
 - Phần chú thích cần lưu ý một số từ quan trọng như: Khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc.
- GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả? Xuất xứ tác phẩm?
- GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
Hoạt động2:
- GV: Văn bản được viết dưới hình thức nào?
- GV: Vì sao tác giả lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi”?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Nghười bố đã viết thư cho En ri cô trong hoàn cảnh nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Trước những lời lẽ của En ri cô đối với mẹ, người bố có thái độ như thế nào? Tìm một vài chi tiết trong văn bản để làm sáng tỏ điều đó? (HSTL: 5 phút).
- GV: Cho HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
- GV: Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết, hình ảnh nói về mẹ của En ri cô?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Qua đó, giúp em hiểu được mẹ của En ri cô là người như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS và thông qua đó liên hệ thực tế giáo dục HS.
- GV: Điều gì đã khiến En ri cô xúc động khi đọc thư của bố?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Tại sao bố không trực tiếp nói với En ri cô mà lại viết thư?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Phân tích thêm để khắc sâu kiến thức cho HS.
Hoạt động 3:
- GV: Em hãy nêu đôi nét về nghệ trhuật và ý nghĩa văn bản? (HSTL: 5phút).
- GV: Cho HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận định lại và ghi bài.
- GV: Người bố muốn nhắn điều gì cho En ri cô qua bức thư?
-HS:Thực hiện.
- HS: Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
- HS:
 - Tác giả: Et - môn – đô đơ A – mi – xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý.
 - Tác phẩm: Trích từ truyện những tấm lòng cao cả.
- HS: Thực hiện.
- HS: Nghe, ghi bài.
- HS: Hình thức một bức thư của bố gửi cho con.
- HS: Vì:
 - Tác giả là người đặt tên cho đoạn trích.
 - Người mẹ là tiêu điểm mà các nhân vật, các chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Khi En ri cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy n ...  GV: Vì sao ông liên tưởng đến Cà Mau – cực Nam của Tổ quốc?
- GV: Việc gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm?
- GV: Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Nhận định lại để khắc sâu kiến thức cho HS.
- GV: Cho HS đọc đoạn văn SGK.
- GV: Đoạn văn nhắc đến hình ảnh gì về “u tôi”?
- GV: Hình dáng và khuôn mặt u được miêu tả như thế nào? Cảm xúc với u được diễn tả ra sao?
- GV: Tác giả đã làm gì để thể hiện tình cảm đó?
- GV: Đoạn văn bày tỏ tình cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- GV: Như vậy, để tạo ý cho bài văn biểu cảm, người viết phải làm như thế nào?
- GV: Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
Haọt động 2:
- GV: Cho HS làm các bài tập trong SGK.
- GV: Quan sát, theo dõi, nhắc nhở HS làm bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: 
 - Che bóng mát.
 - Làm chiếu, hàng mĩ nghệ,...
- HS: 
 - Tre nứa sẽ còn...chia sẻ ngọt...
 - Tre che bóng mát, tre mang khúc nhạc.
- HS: Liên tưởng đến con người thủy chung, ngay thẳng. Tre mang đức tính hiền lành tượng trương cho dức tính của con người Việt Nam.
- HS:
 - Tre dẻo dai, có thể uốn cong à nhã nhặn.
 - Đốt tre mọc thẳng à ngay thẳng.
 - Tre gắn bó với con người.
- HS: Tre giúp con người trong đời sống, chăn nuôi.
- HS: Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
- HS: Nêu nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: 
 - Tôi say mê nhất con gà đất: một chú trống đẹp mã, oai vệ, với chiếc kèn lá tơi cài.....
 - Đến bây giờ, tôi vẫn còn cảm nhận được niềm vui....
- HS: Tình cảm với con gà đất. Và suy nghĩ về hiện tại.
- HS: Nêu nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: Cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi thấy em cầm bút sai, cô lo cho HS, cô vui sướng khi HS có kết quả xuất sắc. Do đó, HS không bao giờ quên cô.
- HS: 
 - Những từ ngữ biểu cảm: Ôi! Cô giáo rất tốt.....em, ..... được cô.
 - Sau này khi em đã lớn ..... .....đến cô.
 - Lúc nào cô....như một người mẹ.
- HS: Trả lời.
- HS: Gợi lại những kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là cách bày tỏ tình cảm của mình với người đó.
- HS: Từ chỗ cực Bắc tác giả nghĩ về cực Nam. Ở chỗ núi Ống nghĩ về vùng biển nơi đây, chim ông nhớ về tôm, cá.
- HS:
 - Tác giả liên tưởng vì trong lòng ông có 1 khát vọng thống nhất đất nước, điều đó thể hiện tình yêu Tổ quốc, quê hương.
 - Nhắc đến cảnh vật cũng là cách bày tỏ tình cảm của mình với nó.
- HS: Việc gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cáchbày tỏ tình cảm và cách đánh giá đối với con người, sự vật.
- HS: Nêu nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Thực hiện.
- HS: Gợi hình dáng và khuôn mặt u.
- HS: Gợi bóng dáng và khuôn mặt u đã già với lòng thương cảm và hối hận.
- HS: Khắc họa hình ảnh người mẹ, nhận xét về mẹ. Khắc họa và nêu nhận xét là cách thể hiện tình cảm.
- HS: 
 - Cả 3 đều biểu cảm trực tiếp. 
 - Đoạn “u tôi” à biểu cảm gián tiếp.
- HS: Trả lời.
- HS: Thực hiện.
- HS: Thực hiện.
- HS: Sửa sai.
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ thực tại và tương lai:
- Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai là bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại:
- Tình cảm với con gà đất. Và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:
v Ghi nhớ: SGK.
- Việc gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cáchbày tỏ tình cảm và cách đánh giá đối với con người, sự vật.
4. Quan sát, suy ngẫm:
v Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập:
 4. Củng cố:
 sNêu những cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm?
 5. Dặn dò:
 - Học bài và làm bài tập
 - Soạn trước bài: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người.
Tuần: 10
Tiết: 37
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH.
I. M:
 Giúp HS:
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vũ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm trạng phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nàobiết tích lũy vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ:
 - Trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Bài soạn, SGK, SGV. 
 2. Học sinh:
 - Bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 s Em có nhận xét gì về tình bạn của nhà thơ?
 sGiá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
 3. Bài mới:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1.
- GV: Em hãy nêu đôi nét về tác giả?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thể thơ đó có đặc điểm gì?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Đọc mẫu văn bản.
- GV: Cho HS đọc lại văn bản và phần chú thích.
- GV: Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS
Hoạt động 2.
- GV: Theo em, thác là như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại. Thác trên thực tế có 2 loại:
 - Thác là bộ phận của dòng chảy có thể cho thuyền, bè qua lại (vượt thác).
 - Là nơi nước dội từ trên núi thẳng xuống.
- GV: Em hãy cho biết nghĩa của từ “vọng dao” trong câu thơ?
- GV:.Vậy theo em, điểm nhìn của tác giả ở trong bài này là ở đâu?
- GV: Điểm nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
- GV: Vậy, câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ này tạo nền cho việc miêu tả 3 câu thơ sau như thế nào?
- GV: Vẻ đẹp của thác nước được niêu tả như thế nào ở câu 2?
- GV: Nhận định lại.
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Hai động từ “phi, lưu” (chảy, bay) và hai tính từ “trực, há” (thẳng, rơi xuống) có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh dòng thác?
- GV: Qua đó, giúp em hình dung được thế núi và sườn núi ở đây ra sao?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại.
- GV: Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, thác nước này cón có vẻ đẹp nào khác? 
- GV: Tác giả đã miêu tả bằng cánh nói như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV: Nhận định lại. Thành công của tác giả trong việc dùng các từ “nghĩ” (ngỡ là) , “lạc” (rơi xuống) và hình ảnh giải Ngân Hà. Ngỡ là tức là đã biết sự thực không phải là như vậy mà vẫn tin là thật. Đặc biệt, chữ “lạc” dùng rất đúng vì Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua sông, còn dòng thác lại đổ theo chiều thẳng đứng.
- GV:.Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy những gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ? (HSTL: 5 phút).
- GV: Cho HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận định lại để khắc sâu kiến thức cho HS.
Hoạt động 3:
- GV: Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- GV: Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- HS: Lí Bạch (701 – 762): Ông là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông được mệnh danh là “tiên thơ”.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ , ghi bài.
- HS: Thất ngôn tứ tuyệt. Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ. Chữ cuối các câu 1,2,4 hoặc câu 2,4 hiệp vần với nhau.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ , ghi bài.
- HS: Nghe.
- HS: Thực hiện.
- HS: Sửa sai.
- HS: Thác là nước chảy qua một vách đá nằm ngang tạo nên thác.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: 
 - Vọng: Trông từ xa.
 - Dao: Xa.
- HS: Cảnh vật được nhìn từ xa.
- HS: Điểm nhìn đó không cho phép khắc họa, miêu tả cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế trong việc phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh. Nó còn làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn. 
- HS: 
 - Câu 1 miêu tả làn khói tía ( Tử Yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô.
 - Làn khói tía được sinh ra do mặt trời chiếu xuống, dưới ánh nắng làm hơi nước đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
 - HS: Câu thơ đã phác họa ra được cái phông nền của bức tranh toàn cảnh trước khi miêu tả vẻ đẹp bản thân thác nước mới là trung tâm của bức tranh. Nhưng nó được hiện lên trên cái phông nền đẹp đẽ đó, từ câu 1 tác giả mở ra vẻ đẹp khác ở 3 câu thơ sau.
 Ở câu thơ này tác giả không phải chỉ muốn tả mà muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.
- HS: Câu 2 đã điểm rõ ý của chủ đề, đã vẽ ra được ấn tượng của nhà thơ. Thác nước vẫn tuôn trào đổ xuống ầm ầm, đã biến thành một dải lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ và ghi bài.
- HS: 
 - Hai động từ miêu tả tốc độ mạnh ghê gớm của dòng thác
 - Hai tính từ: Miêu tả tư thế thiên nhiên của dòng thác.
g Cảnh được miêu tả từ tĩnh chuyển sang động nhờ hai động từ “phi, lưu” mang lại ấn tương mạnh và tốc độ của dòng thác đang đổ xuống từ độ cao 3 nghìn thước.
- HS: Những động từ, tính từ này trực tiếp tả dòng thác và cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Vẻ đẹp huyền ảo h\như một dải Ngân Hà, một dòng sông trong tưởng tượng.
 - HS: So sánh, phóng đại dòng thác như một dải Ngân Hà và giải Ngân Hà đó đang tuột khỏi mây.
- HS: Nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ, ghi bài.
- HS: Đối tượng miêu tả của bài thơ là một danh lam thắng cảnh của quê hương. Qua đó ta có thể thấy được thái độ trân trọng, ca ngợi. Làm nỗi bật những vẻ đẹp mĩ lệ, hùng vĩ, kì diệu. Nó còn thể hiện tình yêu quê hương đằm thắm của nhà thơ.
- HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Nghe, nhớ.
- HS: Trả lời.
- HS: Thực hiện.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Lí Bạch (701 – 762): Ông là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, ông được mệnh danh là “tiên thơ”.
2. Tác phẩm:
a. Thể loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt.
b. Đọc văn bản:
II. Tìm hiểu văn bản:
- Câu 1:
“Nhật chiếu hương Lô sinh tử yên”.
- Cảnh bức tranh dưới ánh nắng như một làn khói tía.
Câu 2:
“Dao khan bvộc bố quải tiền xuyên.”
- Thác nước vẫn tuôn trào đổ xuống ầm ầm như dải lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
Câu 3:
“Phi lưu trực há tam thiên xích,” 
- Cảnh được miêu tả từ tĩnh chuyển sang động mang lại ấn tương mạnh và tốc độ của dòng thác đang đổ xuống từ độ cao 3 nghìn thước.
- Thế núi cao và sườn núi dốc đứng. 
Câu 4:
“Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”.
- So sánh, phóng đại dòng thác như một dải Ngân Hà và giải Ngân Hà đó đang tuột khỏi mây.
III. Tổng kết:
v Ghi nhớ: SGK.
 4. Củng cố:
 sCảnh thác nước được miêu tả như thế nào?
 sBài thơ cho thấy vẻ đẹp gì trong con người nhà thơ?
 5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 7 CHUAN KTKT VA GIAM TAI.doc