Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 16)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 16)

I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh cảm nhận được:

 * Những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.

 * Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.

II/ Chuẩn bị:

 * Thầy: soạn giáo án

 * Trò: đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi ở SGK

III/ Tiến trình tiết dạy:

 1/ On định:

 

doc 292 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT CT: 1
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
LÝ LAN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh cảm nhận được:
	 * Những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
	 * Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.
II/ Chuẩn bị:
	 * Thầy: soạn giáo án
	 * Trò: đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi ở SGK
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích SGK trang 7 – 8 ( đọc dịu dàng, chậm rãi , thể hiện được tâm trạng của mẹ và con)
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Đọc: 
GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc lại
Văn bản nhật dụng là gì? Ở lớp 6 em đã học những văn bản nhật dụng nào?
 2/ Văn bản nhật dụng:
- Có ND gần gũi với đời sống đề cập đến những vấn đề cấp thiết nhất là với con người trong đời sống hiện đại.
- Cách tổ chức khá tự do, có thể sử dụng nhiều kiểu tổ chức VB khác nhau miễn là nói lên được những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong đời sống và được nhiều người quan tâm
Có ý kiến cho rằng VB thuộc loại truyện – Tự sự, Ký – Biểu cảm em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
 3/ Thể loại: Văn bản nhật dụng ( được viết dưới dạng Bút ký – Biểu cảm )
( Truyện thì phải có cốt truyện )
VB có nhân vật chính không? Đó là ai?
( Mẹ và con )
VB có nhiều sự việc không? Có cốt truyện không? Vì sao? VB được kể ở ngôi thứ mấy?
( Ít sự việc,chi tiết,chủ yếu là tâm trạng của mẹ, không có cốt truyện vì đây không phải là truyện, VB được kể ở ngôi thứ nhất – người mẹ kể )
Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
 4/ Xuất xứ: Theo Lý Lan , Báo yêu trẻ số 166 TP. HCM 1/9/2000.
VB được chia làm mấy đoạn, ý chính của từng phần?
 5/ Bố cục: 2 đoạn 
* Đoạn 1: “ Vào đêm  bước vào”
Tâm trạng của con ï va ømẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
* Đoạn 2: “ Mẹ nghe nói  mở ra”
Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
HĐ3:Tìm hiểu văn bản
III/ Tìm hiểu văn bản:
GV cho HS quan sát đoạn 1:
Trong đêm trước ngày khai giảng của con tâm trạng của con và mẹ như thế nào?
1/ Tâm trạng của con và mẹ:
Con như thế nào?
Con: thanh thản, hồn nhiên, vô tư -> giấc ngủ đến dễ dàng
Còn tâm trạng của mẹ như thế nàọ?
Mẹ:
Hồi hộp, bồn chồn, không ngủ được.
Cái gì đã khiến mẹ bồn chồn thao thức?
Lo lắng chuẩn bị cho con đến trường.
Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào?
 * Không tập trung vào việc gì.
 * Lên giường và trằn trọc. 
Người mẹ đã nhớ lại và suy nghĩ những gì?
Nhớù về ngày khai trường năm xưa.
Tìm chi tiết sâu đậm nhất trong buổi khai trường đầu tiên của mẹ?
Aán tượng khắc sâu về cái ngày “ hôm nay tôi đi học”
Chú ý đoạn: “ Cái ấn tượng  bước vào” em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn này? Tác dụng?
Sự nôn nao, hồi hộp va ønỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. 
( Sử dụng nhiều từ láy -> gợi cảm xúc phức tạp)
Có phải bà mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em bà mẹ đang tâm sự với ai? Điều đó có tác dụng gì?
( làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư tình cảm những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp )
Qua suy nghĩ và liên tưởng của bà mẹvề ngày khai trường ở Nhật em có suy nghĩ gì?
2/ Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
Câu văn nào nói lên điều đó?
“ Ai cũng biết rằng  cả hàng dặm sau này” -> quyết định tương lai của đất nước. 
Em hiểu thế giới kỳ diệu phía sau cổng trường là gì?
( - Cung cấp cho ta tri thức khoa học, hiểu biết về cuộc sống, thế giới và con người
- Giúp ta hoàn thiện nhân cách: đạo đức làm người, về lẽ sống , tình thương, quan hệ, xử thế
- Nơi ta được sống trong mối quan hệ trong sáng và mẫu mực của tình thầy trò
- Bồi dưỡng cho ta tình cảm đối gia đình, quê hương, đất nước ) 
HĐ4:Tổng kết
Qua văn bản em thấy được điều gì?
( HS đọc ghi nhớ SGK )
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK
HĐ5: Luyện tập : HS trả lời câu hỏi 1 SGK/tr9
1/ Văn bản cổng trường mở ra viết về nội dung gì?
	a/ Vì mẹ lo lắng con quá nhỏ, không biết có đi học được không.
	b/ Vì mẹ chưa chuẩn bị chu đáo cho con.
	c/ Vì mẹ nhớ đến buổi khai trường .
	d/ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
2/ Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
	a/ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội.
	b/ Các quan chức nhà nước đều đến trường dự lễ khai giảng.
	c/ Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến học sinh.
	d/ Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau. 
Hướng dẫn học bài soạn bài:
Học bài:
Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Soạn bài: “ Mẹ tôi”
1/ Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.
	2/ Mẹ của En-ri-cô là người như thế nào.
3/ Qua văn bản này em rút ra bài học gì?
TUẦN 1
TIẾT CT: 2
MẸ TÔI
 Eùt – môn –đô - đơ – A – mi -xi
I/ Mục tiêu cần đạt:
Học sinh cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái
Nghệ thuật biểu hiện thái độ, tình cảm gián tiếp qua thư.
GD HS tình yêu thương kính trọng cha mẹ.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án
Trò: đọc bài trả lời câu hỏi SGK vào vở bài soạn.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
1- Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con?
2- Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
	a/ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
	b/ Không có ưu tiên nào hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
	c/ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra.
	d/ Tất cả đều đúng.
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú giải SGK trang 11.
I/ Giới thiệu:
Đọc thể hiện tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con, sự trân trọng của ông đối với vợ)
 1/ Đọc:
GV đọc -> 2 HS đọc lại -> GV nhận xét cách đọc của HS
 2/ Giới thiệu:
Năm sinh – năm mất của tác giả?
Tác giả: ( 1846 – 1908 )
Tác giả là người nước nào?
Nhà văn Ý
Nêu những tác phẩm chính?
Tác phẩm khá phong phú ( SGK )
Văn bản được viết theo thể loại nào?
Thểà loại: viết thư.
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
II/ Tìm hiểu văn bản:
Văn bản là một búc thư người bố gởi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan đề “ Mẹ tôi”?
( Người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng là tiêu điểm để các nhân vật, chi tiết hướng tới, tác giả miêu tả những tình cảm thái độ của bố đối với mẹ , mới thấy được những hy sinh của mẹ dành cho con)
Nhan đề do ai đặt? ( tác giả )
Nhân vật xưng tôi là ai? ( En-ri-cô )
Qua việc En phạm lỗi với mẹthái độ của người bố như thế nào? 
 1/ Thái độ của người cha:
Vì sao bố lại có thái độ ấy?
Đau xót, tức giận -> vì đó là sự vong ân bội nghĩa.
Diễn tả tâm trạng thái độ của người bố tác giả dùng biện pháp NT gì? Tác dụng của biện pháp NT ấy?
( NTSS -> nhấn mạnh sự đau đớn xót xa)
GV liên hệ những câu tục ngữ ca dao nói lên công ơn cha mẹ đối với con cái
Điều gì khiến En xúc động vô cùng khi đọc thư bố? Em hãy chọn những lý do em cho là đúng nhất. (SGK tr 12)
a-b-c-d-đ
Qua tâm trạng xúc động vô cùng em thấy En như thế nào?
GV liên hệ gd HS: => có lỗi mà biết nhận ra lỗi lầm đó là điều tốt, đáng học tập
Tại sao bố không gọi trực tiếp En để rầy mà lại viết thư?
Là người có tình cảm sâu sắc, tế nhị
( đây là cách ứng xử tế nhị trong cuộc sốngcần phải học tập, con bình tĩnh lắng nghe, có thời giờ suy ngẫm)
Qua bức thư bố đã yêu cầu En điều gỉ?
( không được hỗn, xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn, trong một thời gian con đừng hôn bố, thà không có con còn hơn thấy con bội bạc)
Qua đó em thấy ông là người như thế nào?
 Thương vợ nhưng không bộc lộ trực tiếp.
 Thương con nhưng rất nghiêm khắc khéo léo trong cách dạy con
Là người có tình cảm yêu ghét rõ ràng.
Qua bức thư này em thấy mẹ En  là người như thế nào?
2/ Mẹ En-ri-cô
( GV liên hệ với tình cảm người mẹ qua VB “ Cổng trường mở ra”
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
 Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương ) 
Là người có tấm lòng cao cả.
Rất yêu con.
Có thể hy sinh tính mạng vì con.
HĐ3:GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết:
Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 
( Biểu cảm ) 
Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả
QuaVB này tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
Ta phải biết trân trọng giữ gìn không được xúc phạm
HĐ4: Luyện tập
GV cho HS đọc BT1/12
Bài tập này có mấy yêu cầu?
Bài đọc thêm: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ -> Qua câu chuyện muốn nói lên điều gì?
BT2/ 12
Theo em bố của En có thái độ như thế nào khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ với mẹ?
a/ căm thù
b/ chán nản
c/ nghiêm khắc
d/ lo âu
Hướng dẫn học bài – chuẩn bị bài
Nắm được thái độ của người bố đối với con để thấy rõ hình ảnh của người mẹ
Chuẩn bị bài “ Từ ghép” theo câu hỏi SGK
Từ là gì? Từ gồm có những loại nào?
Trong từ phức gồm có những loại nào? Tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.
TUẦN 1
TIẾT CT: 3
TỪ GHÉP
I/ Mục tiêu cần đạt:
Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép CP – ĐL.
Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: soạn giáo án, bảng phụ
Trò: đọc bài, trả lời câu hỏi SGK, làm các BT
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
1) VB mẹ tôi thuộc phương thức biểu đạt nào? 
a/ Tự ... ùi những lý do ntn?
Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
Mày đã trót say hoa đắm nguyệt
Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò
Với những lời buộc tội đó Sùng bà đã gán cho Thị Kính tội danh gì?
Gán cho Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, có tâm địa xấu xa, ngoại tình.
Sùng bà đã có những lời nói thế nào?
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Mày là con nhà cua ốc
Con gái nỏ mồm thì về ở với cha
Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh
Em có nhận xét gì về lời nói đó?
Lời lẽ lăng nhục, hống hách.
Coi thường Thị Kính là nhà thấp hèn, không xứng với nhà mình, phải đuổi đi.
Những lời buộc tội trên của Sùng bà có căn cứ nào không? Vì sao?
® Những lời luận tội không có căn cứ mụ tự nghĩ ra tội để gán cho Thị Kính.
Cùng với lời lẽ mụ còn có những hành động nào với Thị Kính?
Dúi đầu Thị Kính ngã xuống.
Dúi tay ngã khiụ xuống.
Kết hợp hành động với lời nói em thấy Sùng bà là người ntn?
=> Là người đàn bà (mẹ chồng) độc địa, bất nhân, tàn nhẫn.
Sùng bà la øloại nhân vật nào trong chèo?
® Nhân vật “mụ ác”.
b/ Thị Kính:
Khi bị oan Thị Kính đã có những lời nói cử chỉ nào?
Lạy cha, lạy mẹ, con xin trình cha mẹ
Trong khi bị oan thị kính đã mấy lần kêu oan và kêu oan với những ai ?
Ba lần kêu oan với mẹ chồng.
Một lần kêu oan với chồng.
Một lần kêu oan với cha ruột.
Trong những lần kêu oan đó lần nào được cảm thông ? ( lần kêu oan với cha ruột )
Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó ?
Cảm thông bất lực đau khổ.
Em có nhận xét gì về những cử chỉ lời nói trong những lần kêu oan đó?
Lời nói hiền dịu, lễ phép, cử chỉ yếu đuối, nhẫn nhục.
Thị Kính đang ở trong hoàn cảnh như thế nào? Nhưng qua đó Thị Kính đã bộc lộ đức tính gì?
Đơn độc, bất lực ® là người nhẫn nhục, trong oan ức vẫn hiền lành, giữ phép tắc gia đình.
Thị Kính thuộc nhân vật nào trong chèo?
=> Nhân vật “nữ chính” bản chất đức hạnh nết na, gặp nhiều oan trái.
Bị đuổi đi Thị Kính đã có những cử chỉ và lời nói nào? Phản ánh nỗi đau nào của chị?
Quay vào nhà nhìn cái kỉ đến sách, thúng khâu rồi cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay .
Lời nói: Thương ơi! Bấy lâu nay run rủi
=> Nỗi đau nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.
Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà chồng Thị Kính không về với cha mà quyết định ra đi đã chứng tỏ điều gì ở Thị Kính?
® Không đành cam chịu oan trái muốn tự mình tìm cách giải oan
=> Thị Kính không còn nhu nhược.
Mối quan hệ giữa Sùng Bà và Thị Kính là mối quan hệ gì? Và hai nhân vật này sung đột như thế nào?
=> Xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu ® về bản chất xung đột giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị trong XH phong kiến tạo nên bi kịch.
 3/ Sau khi bị oan:
Thị Kính đã chọn con đường giải oan ntn?
Đi tu để cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.
Con đường Thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì?
* Phản ánh số phận bị bế tắc của người phụ nữ trong XH cũ.
* Lên án XH vô nhân đạo đối với người phụ nữ.
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết: 
Qua đoạn trích em thấy được điều gì?
Ghi nhớ SGK
Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
	Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Nắm được diễn biến của đoạn trích.
Lời nói và hành động của hai nhân vật chính.
Soạn : Ôn tập phần văn học, Lập bảng, Trả lời theo hướng dẫn.
 Dấu chấm lửng và dấu gạch ngang, đọc và trả lời câu hỏi SGK.
TUẦN 31
TIẾT CT: 119
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết
II/ Chuẩn bị:
Thầy : Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ
Trò: đọc trước bài mới để trả lời các câu hỏi sgk
III/ Tiến trình tiết dạy :
	1/ Oån định :
	2/ Kiểm tra :
Thế nào là phép liệt kê, cho ví dụ? Liệt kê được chia thành những loại nào? Cho ví dụ?
Trong vở chèo «  Quan Aâm Thị Kính » nhân vật Sùng Bà đối với Thị Kính được miêu tả như thế nào ?
	3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu dấu chấm lửng
I/ Dấu chấm lửng :
GV ghi 3 ví dụ sgk lên bảng phụ, HS quan sát ngữ liệu.
Câu a,b,c dấu chấm lửng dùng để diễn đạt điều gì?
a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt ke.â
b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và sợ hãi.
c. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp.
Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào?
Tỏ ý còn nhiều sự việc, hiện tượng chưa liệt kê hết.
VD : Tổ một có nhiều bạn là HS giỏi như : Lan , Huệ, Hồng ,Cúc ...
Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.
VD : Chúng nó đánh cháu vì cháu... cháu... không có bố.
Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.
VD : Cuốn tiểu thuyết được viết trên ... bưu thiếp.
HĐ 2: GV hướng dẫn cho HS nắm công dụng của dấu chấm phẩy.
II/ Dấu chấm phẩy :
HS quan sát 2 VD trong SGK ở bảng phụ
Dấu chấm phẩy ở câu a dùng để làm gì? 
Dùng để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp.
VD : Trong đình đèn thắp sáng trưng ; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ , đi lại rộn ràng.
Câu b dùng để làm gì? 
b. Dùng để ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp, giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
Dùng để ngăn cách các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
HS nhắc lại phần ghi nhớ
VD : SGK
HĐ 3 : Luyện tập :
BT 1/ 123 : 
	a ® Biểu thị lời nói ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.
b ® Biểu thị câu nói bị bỏ dơ.û
	c ® Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
BT 2/ 123: 
	a® Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
	b ® Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
	c ® Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học thuộc các công dụng của dấu. .., dấu chấm phẩy
Làm bài tập 3
Chuẩn bị bài Dấu gạch ngang
Soạn: Văn bản đề nghị
Đặc điểm văn bản đề nghị.
Cách làm văn bản đề nghị.
Những điều lưu ý khi làm văn bản đề nghị
TUẦN 31
TIẾT CT: 120
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm.
Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị: khi nào viết, viết làm gì.
Biết cách viết đúng quy cách.
Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
II/ Chuẩn bị: 
Thầy: Nghiên cứu, soạn bài
Trò: xem trước bài mới, trả lời câu hỏi gợi ý sgk
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra:
Văn bản hành chính là gì? Có gì khác với văn bản nghệ thuật?
Dấu chấm lửng được dùng trong những trường hợp nào?
 3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GVhướng dẫn HS nắm đặc điểm của văn bản đề nghị
I/ Đặc điểm của văn bản đề nghị:
Hai văn bản đó viết nhằm mục đích gì?
Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng
Văn bản 2: Đề nghị cải thiện vệ sinh môi trường.
Hãy nêu 1 tình huống trong sinh hoạt học tập ở trường, lớp mà em thấy cần thiết phải viết giấy đề nghị.
Trong 4 tình huống ở sgk tình huống nào cần phải viết giấy đề nghị?
* Dự kiến: 1 số bạn vi phạm kỉ luật cần đề nghị kỉ luật lên đội
Tình huống a,c
Tình huống b: Viết giấy tường trình
Tình huống d: Viết bản kiểm điểm
Vậy em thấy khi nào người ta viết văn bản đề nghị?
 1/ Mục đích viết văn bản đề nghị:
Khi xuất hiện một nhu cầu,quyền lợi chính đáng nào đo ùcủa cá nhân hay tập thể ( thường là của tập thể ) thì người ta viết văn bản đề nghị gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về ND và hình thức trình bày?
 1/ Đặc điểm của văn bản đề nghị:
ND: - Phải ghi rõ lí do đề nghị (ngắn gọn, dễ hiểu).
HT: Phải tuân theo một số đề mục nhất định.
HĐ 2: GV hướng dẫn HS cách làm VB đề nghị
II/ Cách làm văn bản đề nghị:
2 ví dụ ở mục I các văn bản đó được trình bày theo thứ tự nào? Có điểm gì giống khác nhau?
Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Địa điểm, ngày tháng năm làm đề nghị.
Giống: cách trình bày các mục
Tên văn bản ( giấy đề nghị )
Khác: ND cụ thể
Nơi nhận đề nghị
Trong VB đề nghị những mục nào là quan trọng?
Ai đề nghị?
Người , tổ chức đề nghị
Nêu sự việc ø lý do, và ý kiến đề nghị với nơi nhận.
Đề nghị ai?
Ký tên
Đề nghị điều gì?
Để làm gì?
HĐ 3: GV cho HS nắm một số lưu ý khi viết văn bản đề nghị
III/ Lưu ý:
Quan sát các văn bản đề nghị em thấy văn bản được viết như thế nào
Tên VB viết chữ in hoa.
Giữa các phần quốc hệu và tiêu ngữ, tên VB, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2,3 dòng.
Không viết sát lề giấy.
Không để phần trên và phần dưới có khoảng trống quá lớn.
HĐ 3: Luyện tập
BT 1/ 127: lý do viết đơn và giấy đề nghị giống và khác nhau:
	* Giống: cả hai đều là những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng.
	* Khác: - Đơn: nguyện vọng cá nhân
	 - Đề nghị: nguyện vọng tập thể
BT 3/ 127: GV đưa ra VB đề nghị chưa đúng mẫu HS nhận xét chỉ ra chỗ sai và sửa chữa
	Hướng dẫn học bài soạn bài:
Nắm được đặc điểm VB đề nghị.
Cách làm văn bản đề nghị.
Những điều lưu ý khi làm VB đề nghị 
Soạn bài ôn tập theo câu hỏi SGK
Nắm lại các thể loại văn học: nêu giá trị cơ bản trong từng cụmVB.
Thống kê các tác phẩm thơ trữ tình đã được học trong năm.
Thống kê các tác phẩmvăn xuôi nghị luận và lập bảng thống kê theo mẫu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7 CN da chinh sua.doc