Kiến thức: - Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn biểu cảm
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: Yêu mến cha mẹ , thày cô, bạn bè, trường lớp
B -CHUẨN BỊ
- GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn : 23 / 8 / 2008 ; Ngày day : / 8 / 2008 cổng trường mở ra (Lí Lan) A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. - Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm văn biểu cảm 3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: Yêu mến cha mẹ , thày cô, bạn bè, trường lớp B -Chuẩn bị - GV: hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 - Kiểm tra : Thế nào là văn bản nhật dụng ? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Các văn bản ấy đã đề cập đến những vấn đề nào trong đời sống ? 2 - Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Hãy đọc phần chú thích trong SGK sau đó trình bày những nét sơ lược về tác giả và xuất xứ của tác phẩm . HS: Trả lời theo nội dung SGK. GV: Có thể xếp “ cổng trường mở ra ”là văn bản nhật dụng được không ? Vì sao? HS: Trả lời câu hỏi dựa vào khái niệm văn bản nhật dụng. GV: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự, miêu tả hay biểu cảm ? HS : Biểu cảm GV: Bài văn biểu lộ cảm xúc của ai ? Đó là những cảm xúc như thế nào ? HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. GV: Căn cứ vào những điều vừa tìm hiểu chung về văn bản , theo con nên đọc văn bản này như thế nào ? Vì sao? HS : Nêu cách đọc : Giọng chậm rãi; tình cảm... GV: đọc mẫu 1 đoạn HS : đọc, nhận xét GV: Trước ngày khai trường đầu tiên, cả người mẹ và người con đã chuẩn bị những gì cho năm học mới ? HS: - Mọi thứ cần thiết : Quần áo ,sách vở ...đã sẵn sàng . - Người mẹ còn chuẩn bị về tâm lí cho con:Khích lệ con ... - Người con cũng đã sẵn sàng cho năm học mới : Tỏ ra ngưòi lớn hơn khi thu dọn đồ chơi . GV: Với sự chuẩn bị chu đáo như thế , tại sao vào cái đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ vẫn không ngủ được ? ( Quan sát đoạn đầu) HS: + Mẹ lo con là đứa trẻ nhạy cảm sẽ háo hức vì ngày khai trường mà không ngủ được . GV : Thế nhưng nỗi lo ấy đã được giải toả : “ Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Vậy mà người mẹ vẫn không ngủ , bà đã có những việc làm và suy nghĩ như thế nào vào cái đêm không ngủ ấy ? HS: + Mẹ ngắm đứa con mình đang ngủ ngon lành . + Mẹ đắp mền , buông mùng ...rồi “không biết làm gì nữa ”. + Mẹ không tập trung làm được việc gì cả , xem lại những thứ đẫ chuẩn bị cho con, tự nhủ mình phải đi ngủ sớm . + Mẹ lên giường và trằn trọc . + Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học GV : Đã tin tưởng như thế, đẫ khẳng định “ còn điều gì để lo lắng quá đâu” nhưng người mẹ vẫn không ngủ được . Vì sao vậy HS: - Vì ngươì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình . Khi ấy mẹ có tâm trạng nôn nao, hồi hộp trên đường tới trường và chơi vơi hốt hoảng khi phải xa bà ngoại. GV: Có ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên như thế nhưng tại sao người mẹ ấy không kể điều này với chính đứa con của mình ? HS: Vì muốn khắc sâu ấn tượng về ngày đầu tiên đi học vào lòng con một cách nhẹ nhàng , cẩn thận và tự nhiên. GV: Đó là tất cả những lí do khiến người mẹ không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường của con. Bao nôn nao, bao âu lo, bao mong muốn cứ đan xen miên man trong tâm trạng mẹ đêm nay. Ngày mai, ngày đầu tiên con đến trường có chút lo lắng - mẹ đã chuẩn bị xong, mà sao vẫn còn thao thức. "Hàng năm, cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Hóa ra âm vang bài học thuở áo trắng của chính mình cứ sống dậy xốn xang - mẹ không ngủ được. ấn tượng sâu đậm về cái ngày đầu tiên ấy mẹ muốn khắc sâu vào con để con có những giây phút thật đẹp, thật đáng trân trọng mà mai này mỗi khi nhớ về con lại thấy xao xuyến, bâng khuâng. Có thể nói Lí Lan đã rất "sống" với kỉ niệm tuổi thơ, với ngày khai trường vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những kỉ niệm, cảm xúc ấy mãnh liệt tha thiết ấy cứ rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến mãi trong lòng người mẹ. Tâm trạng đẹp đẽ ấy được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía. I Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Tác giả : Lí Lan - Tác phẩm : +Xuất xứ : Được đăng trên báo "Yêu trẻ"-TP HCM. + Tính chất : Là văn bản nhật dụng + Thể loại : kí. + Phương thức biểu đạt : Biểu cảm + Nội dung : Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. II - Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Tâm trạng người mẹ + Lo cho con + Nhớ lại ngày khai trường của mình + Mong con có những ấn tượng không phai về ngày khai trường đầu tiên. ->- Thao thức, phấp phỏng, hồi hộp, xao xuyến GV: Theo dõi những việc làm và suy nghĩ của người mẹ vào cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em có thể nói gì về người mẹ này . HS : - Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. - Mẹ chuẩn bị chu đáo cho con . - Mẹ hồi hộp về ngày khai trường đầu tiên của con . - Mẹ quan tâm và yêu quý con... - Một người mẹ có tâm hồn tinh tế và nhậy cảm . ị Tấm lòng yêu thương con , sự nâng niu chăm sóc con ân tình, chu đáo...một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm. GV: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con mình không? Theo con cách viết này có tác dụng gì? HS: Người mẹ đang tâm sự với con và cũng chính là đang nói với lòng mình. ị Giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng cũng như những tình cảm tha thiết mà mẹ dành cho con. Đó là những điều sâu thẳm khó nói bằng lời. - Ca ngợi tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ với con. GV: Đọc đoạn còn lại của văn bản.trong đoạn này người mẹ đã nghĩ vè điều gì? - Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản - Về ảnh hưởng của gd đối với trẻ em 2.Vai trò của xã hội và nhà trường trong việcgiáo dục trẻ em GV:Em hiểu cau nói “sai một li đI một dặm” có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục? HS: không được sai lầm trong gd vì gd quyết định tương lai của đất nước GV: Ngày khai trường rất quan trọng. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống mỗi người và toàn xã hội. GV: Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mong muốn cho con mình. Con có đồng ý không? Đó là ước mơ gì? HS: Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội. Giáo dục trong nhà trường Có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người và toàn xã hội. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ, nơi chắp cánh cho tương lai mỗi người. GV: Kết bài người mẹ nói "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Con thử hình dung lại xem thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận. HS:- Thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người... - Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích lũy được. - Thế giới của tình thầy trò cao đẹp, tình bạn thiêng liêng, của những ước mơ và khát vọng bay bổng niềm vui niềm hi vọng... GV: Bài văn giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy? Gợi ý: Cách viết giống nhật kí, dễ bộc lộ cảm xúc. GV: Em hãy nêu nội dung cơ bản của bài văn GV : Bài văn đã chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ và cuộc đời mỗi con người và học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và xã hội. Vì thế chúng ta ý thức một cách sâu sắc rằng "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả chân trời văn hóa, khoa học đang rộng mở bao la, đón chờ ta ở phía trước. Bài 1: Yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến và lí giả tại sao ngày khai trường lớp 1 lại để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi người . (HS thảo luận nhóm). HS: Tự do bộc lộ . Có thể : ấn tượng sâu đậm nhất vì là buổi khai trường đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt lớn... Được thấy những điều mới lạ, có những cảm xúc bỡ ngỡ, lo sợ, vui sướng... Bài 2: Gợi ý: Đoạn văn phải chân thành sâu sắc, ghi lại những rung động thật sự của bản thân. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lời văn giản dị, nhẹ nhàng giàu cảm xúc, tình cảm tự nhiên chân thành. 2. Nội dung - Tấm lòng thương yêu tình cảm sau nặngcủa người mẹ đối với convà vai trò tolớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người. IV - Luyện tập Bài 1: Bài 2: 3.củng cố và hướng dẫn về nhà -Đọc nội dung phần ghi nhớ - Làm bài tập 2 phần luyện tập; -Soạn văn bài Mẹ tôi Tuần 1 - Tiết 2 Ngày soạn : 23 / 8 / 2008 ; Ngày day: / 8 / 2008 Mẹ tôi (Et-môn-đô đơ A-mi-xi) A - Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và thấy được trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, tìm ý, xác định bố cục 3. Thái độ: Yêu kính cha mẹ B - Chuẩn bị - GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1 - Kiểm tra : Qua bài văn "Cổng trường mở ra" con hiểu được điều gì về ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người? Con cảm nhận được gì về tâm trạng và tình cảm của người mẹ dành cho đứa con yêu? 2- Bài mới: Giới thiệu bài mới : Từ nội dung câu trả lời của HS trong phần kiểm tra bài cũ , GV đọc một vài câu thơ, hoặc lời của một bài hát nói về vai trò của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người để giới thiệu bài mới. Hoạt đông của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Ngoài những thông tin trong SGK, con còn biết thêm những gì về tác giả HS: Trả lời GV : Bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị , đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu . GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát, nhưng tình cảm HS: Đọc văn bản GV: Nhận xét GV: Theo con bài văn này kể về ai? A - Người mẹ B - Enricô C - Tâm trạng của người cha HS: Tâm trạng người cha. (GV ghi đề mục của bài học) GV: Vì sao bố viết thư cho Enricô? Khi viết thư cho con người cha có tâm trạng như thế nào? HS: + Vì Enricô phạm lỗi "trước mặt cô giáo đã nói lời t ... loại? Cho VD? - GV: Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian. H: Thế nào là đại từ? Cho VD? H: Có mấy loại đại từ? Cho VD? H: Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ? H:Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? - Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.) - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy. (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt. Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt. - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết"). - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".) H:Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ? H: Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ? H:Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? H: Nêu tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ? I Từ Phức: 1. Khái niệm: Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau 2. Phân loại: Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy. VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô. - từ láy : Lao xao; đìu hiu. Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu. - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen. Có 2 loại từ láy: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ. - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng. Ii. Đại từ: 1. Khái niệm:Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. VD: Tôi, ấy, đâu, nào... 2. Phân loại: Có hai loại đại từ là đại từ để trỏ, đại từ để hỏi. + Đại từ để chỉ. - Trỏ người, sự vật: Tôi, nó, tớ, - Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhi - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc:Vậy, thế. + Đại từ để hỏi. - Hỏi về người, sự vậ: Ai, gì, nào, ... - Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy? - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào. + Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, - VD: + Chúng tôi đi tham quan. CN + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan. ĐN + Dạo này nó vẫn thế. VN + Hoa khen nó không ngớt. BN Iii. Quan hệ từ: 1. Khái niệm: - Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài). Ví dụ: và, với, cùng, như, do, - Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt. - Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp. IV. từ hán việt: 1.Giải nghĩa: - Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm. Ví dụ: + thiên 1: trời (thiên nhiên). + thiên 2: lệch (thiên vị). + thiên 3: nghìn (thiên lý). + thiên 4: dời (thiên đô). - Dựa vào cách dịch nghĩa: Ví dụ: Phụ tử: cha con. 2.Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt. V. từ trái nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm: HS tự trả lời các câu hỏi bên Vi. thành ngữ: Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm. 3. Củng cố, HDVN 1. Khắc sâu kiến thưc vừa ôn tập. 2. Lưu ý hs cách làm bài tập. 3. Nắm chắc nội dung vừa ôn tập 4. Hoàn thành bài tập 6&7 (SGK- tr194) Tiết 69 Ngày soạn : 12/2008 Ngày day : 12/2008 ôn tập tiếng việt(tiếp) Chương trình địa phương phần tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt: Ôn tập phần tiếng Việt: Điệp ngừ và chơi chữ Giúp HS: Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài, chuẩn bị nội dung bài học - Ôn tâp và chuẩn bị C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Thế nào là điẹp ngữ ? Kể tên các loại điệp ngữ ? Tác dung của điệp ngữ ? chơi chữ là gì? ? Có những lối chơi chữ nào? cho VD H: Chỉ ra lối chơi chữ được sử dụng trong câu ca dao sau? Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông. GV đọc cho hs nghe, chép lại đoạn văn trong vb Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) Chú ý kiểm tra các từ “chưa, trái, nắng, chiều, lộng”. - GV cho hs nhớ lại và chép 1 đoạn trong bài thơ Tiếng gà trưa. H: Điền vào chỗ trống: x hay s? H: Điền tiếng vào chỗ trống cho thích hợp? H: Điền tiếng “mãnh liệt” vào chỗ trống? H: Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất cho vp? H: Tìm các từ chỉ hđ, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi, ngã? H: Tìm các từ, cụm từ dựa theo nhĩa hoặc đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn? H: Đặt câu với mỗi từ “giành”, “dành”? H: Đặt câu với mỗi từ “tắc”, “tắt”? - GV hướng dẫn hs ghi các từ dễ lẫn vào sổ tay của mình. A. Ôn tập tiếng Việt Vii. điệp ngữ và chơi chữ: Điệp ngữ Chơi chữ Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,... Bài tập: - Lối chơi chữ dùng từ đồng âm. B. Chương trình địa phương phần tiếng Việt Bài tập 1: Nghe, viết HS nghe và chép lại thật chính xác. Bài tập 2: Chép lại theo trí nhớ 1 đoạn trong bài Tiếng gà trưa. Bài tập 3: a. + Điền từ: - xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử. - tiểu sử, tiễu trừ, tuần tiễu. + Điền tiếng: - Chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại. - mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng. b. Tìm từ theo yêu cầu: - Các loài cá bắt đầu bằng chữ “ch”: cá chép, cá chuối, cá chuồn, cá chim... - Các loài cá bắt đầu bằng “tr”: cá trê, cá trắm, cá trôi, cá tra... - Các từ chỉ hđ...: bảo ban, giảng dạy, nghĩ ngợi, chạy nhảy, dạy dỗ... - Không thật...: giả dối - Tội ác vô nhân đạo: dã man - Dùng cử chỉ...: ra hiệu. c. Đặt câu phân biệt các từ chứa tiếng dễ lẫn: VD:- Có thức ăn gì ngon bà lại để dành cho tôi. - Cuộc kháng chiến đã giành thắng lợi hoàn toàn. VD: - Bạn khong được viết tắt khi làm bài. - Các ông ấy làm việc tắc trách quá! Bài tập 4. Lập sổ tay chính tả: VD: xử lí, lịch sử Tắc trách, viết tắt Giành giật, để dành 3. Củng cố, HDVN 1. Cách khắc phục những lỗi chính tả hay mắc phải? Duyệt của bgh – tuần 18 . 2. Cách phát âm chuẩn: ch/ tr; x/s. Tiếp tục lập sổ tay chính tả, rèn cách phát âm. Tuần 19 - Tiết 71-72 Ngày soạn : 12/2008 Ngày day : 12/2008 KIEÅM TRA HOẽC Kè I A. mục tiêu cần đạt - Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của ba phần văn-tếng việt và tập làm văn trong sách Ngữ văn 7 tập 1 - Xem xét sự vân dung linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năngcủa ba phần trong bài kiểm tra Đánh giá năng lực vân dụng phương thức tự sự nái riêng vấc kĩ năng làm văn nói chung để tạo lạp mọt bài viết. Biết cách vận dụngnhững kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. B. chuẩn bị - GV: Soạn đề kiẻm tra - HS: Ôn tập và chuẩn bị c. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. KTBC 2. Bài mới A. Đề bài I. Trắc nghiệm Khoanh tròn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau 1.Bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A. Được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chién chóng thực dân Pháp. B. Được sáng tác khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi C. Được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. D. Được sáng tác khi nước nhà đã thống nhất. 2. Câu văn: "Măc dù gặp rất nhiều khó khăn mà tôi đã phấn đấu vươn lên giành được rất nhiều điểm cao trong học tập". Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 3. Trong câu ca dao sau có từ trái nghĩa không? Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn A. Có B. Không 4. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ "chắt chiu" trong câu "Dành từng quả chắt chiu"? A.Tiết kiệm , dè sẻn B. Giữ gìn, nâng niu C. Quan tâm, chăm sóc D. Âu yếm, vỗ về 5. Câu văn "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được côgái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân" đã sử dung phép tu từ gì? A. Điệp ngữ B. So sánh C. Dùng từ đồng nghĩa D.Dùng lối chơi chữ 6.Chữ "cổ" trong từ nào sau đây đồng âm với chữ "cổ" trong các từ còn lại? A. Cổ tích B. Cổ tay C. Cổ thụ D. Cổ kính II. Tự luận 1. Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ "ta với ta" trong hai bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)? 2. Cảm nghĩ của em về một bài ca dao đã học B.đáp án và biểu điểm I. Trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 C B B B A B II. Tự luận: 7 điểm Câu 1: 2 điểm Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong hai bài thơ: Trong bài thơ Qua đèo Ngang: Chỉ tác giả với nỗi niềm cô đơn ủa chính mình Sự cô đơn bé nhỏ của con người trước non nước bao la Trong bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ tác giả với người bạn Sự chan hoà sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết Câu 2: 5 điểm Viết đúng kiẻu bài văn biểu cảm (1,5 đ) Trình bày được những cảm xúc , suy nghĩ của bản thân về nọi dung và ngfhệ thuật của một bài ca dao đã học(3 đ) Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả (1 đ) Tuần 19 - Tiết 73 Ngày soạn : 12/2008 Ngày day : 12/2008 TRAÛ BAỉI KIEÅM TRA HOẽC Kè I A. Mục tiêu cần đạt Giúp Hs : - Củng cố các kiến thức về tác phẩm văn học, về tiếng Việt, kĩ năng viết đoạn văn - Biết nhân xét và đánh giá bài làm của mình - Có thái độ tích cực tự giác phát hiện và sửa chữa các lỗi sai trong bài làm B - Chuẩn bị - GV: Chấm bài , nhận xét bài làm của HS - HS : Xem bài và sửa chữa một số lỗi sai C. Tiến tổ chức các hoạt động trình dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Trả bài cho HS ? Xác định các lỗi sai trong bài làm, sửa chữa ? Trình bày sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ. - HS trình bày, nhận xét ? Em chọn bài ca dao nào hãy trình bày dàn ý của bài ca dao đó - HS trình bày, nhận xét, GV bổ sung, chuẩn xác GV: Nhận xét chung bài làm của HS, một số bài làm kém, những bài làm khá - Chữa một số lỗi cơ bản của HS I. Trả bài II. Đáp án – Biểu điểm 1.Phần trắc nghiệm: 3 đ Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 2.Phần tự luận: 7 đ a) Câu 1: 2đ Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong hai bài thơ: Trong bài thơ Qua đèo Ngang: Chỉ tác giả với nỗi niềm cô đơn của chính mình Sự cô đơn bé nhỏ của con người trước non nước bao la Trong bài Bạn đến chơi nhà: Chỉ tác giả với người bạn Sự chan hoà sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết b) Câu 2: 5 đ Viết đúng kiẻu bài văn biểu cảm (1,5 đ) Trình bày được những cảm xúc , suy nghĩ của bản thân về nọi dung và ngfhệ thuật của một bài ca dao đã học(3 đ) Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả (1 đ) III. Nhận xét Ưu điểm Về nội dung Về cách trình bày Nhược điểm Về nội dung Về cách trình bày IV. Chữa lỗi sai Sai trắc nghiệm Sai từ, câu, diễn đạt, chính tả trong đoạn văn Duyệt của bgh – tuần 19 . H ẾT KI I
Tài liệu đính kèm: