Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 6)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 6)

Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:

-Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đ/v con cái.

-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/v cuộc đời mỗi con người.

II-Chuẩn bị:

- Gi¸o viªn: so¹n bµi, ®c c¸c tµi liƯu tham kh¶o c liªn quan ®n bµi so¹n, chun bÞ tranh minh ho¹ ®­ỵc cp

- Hs: Đọc bài và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc bài

III-Tiến trình lên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1 – Văn Bản
 -Lí Lan-
I-Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
-Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đ/v con cái.
-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đ/v cuộc đời mỗi con người.
II-Chuẩn bị:	
- Gi¸o viªn: so¹n bµi, ®äc c¸c tµi liƯu tham kh¶o cã liªn quan ®Õn bµi so¹n, chuÈn bÞ tranh minh ho¹ ®­ỵc cÊp
- Hs: Đọc bài và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc bài
III-Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài.
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: Đọc – tóm tắt văn bản:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản, đọc Chú thích trg Sgk/8.à đọc mẫu.
?Văn bản “Cổng trường mở ra” diễn tả điều gì??Nhân vật chính trong văn bản là ai?
àNgười mẹ.
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu, phân tích nội dung tác phẩm:
?Người mẹ nghĩ đến con mình trong thời điểm nào?
?Trong đêm đó, tâm trạng của hai mẹ con giống và khác nhau ntn?
?Vì sao người mẹ lại trằn trọc không ngủ được?
?Và cũng trong đêm đó người mẹ còn nghĩ đến kỉ niệm gì?
?Vẫn không ngủ được, người mẹ lại chăm sóc cho con. Tìm những chi tiết thể hiện sự quan tâm của người mẹ dành cho con.
?Câu hỏi 4: Sgk/8?
?Ngoài việc nghĩ đến ngày mai của con, ôn lại kỉ niệm của mình, người mẹ còn nghĩ về v/đ gì trong đêm đó ?
?Người mẹ lấy nền giáo dục của quốc gia nào để c/m cho điều đó?
?Ngày hội khai trường ở Nhật diễn ra với không khí ntn?
?Tìm câu văn nói lên tầm quan trọng của giáo dục nhà trường đối với thế hệ trẻ? 
?Em hiểu gì về câu nói: “Bước qua cánh cổng trường  sẽ mở ra.”?
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ: Sgk/9.
*HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập – Củng cố:
Bài tập: Hãy tả lại một buổi lễ khai giảng để lại trong em nhiều ấn tượng nhất trong những năm học vừa qua.
*Dặn dò:
Học bài, làm bài tập.
Soạn bài: Văn Bản – Mẹ Tôi	-E.D.A-mi-xi-
I.Giới thiệu.
II.Đọc văn bản
III. Tìm hiểu văn bản:
1/Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ:-
- trước ngày khai trường vào lớp 1 của con.
- người mẹ thao thức, không ngủ được# con thì thoải mái, vô tư
g Cả 2 mẹ con đều hồi hộp, mong chờ ngày mai mau đến.
- đang háo hức, mong chờ ngày khai trường đầu tiên của con
-Người mẹ lo lắng, suy nghĩ triền miên, ôn lại kỉ niệm thuở mới cắp sách đến trường, tin tưởng vào tương lai của con.
† Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư , tình cảm, những điều sâu thẳm khó giãi bày bằng lời trực tiếp của người mẹ.
2/Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người:
- Nghĩ đến tầm quan trong, sự ảnh hưởng của giáo dục nhà trường đ/v trẻ em.
- Nhật Bản. “Ai cũng biết rằng  sau này.”.
-Giáo dục nhà trường có ảnh hưởng rất sâu sắc và quan trọng đến phẩm chất đạo đức, nhân cách và tương lai của mỗi con người.
† Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục nhà trường đ/v con người; tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục; khích lệ con đến trường học tập.
III.Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk/9.
Tiết 2 – Văn Bản 	MẸ TÔI 
	-E.D.A-mi-xi-
I-Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
-Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đ/v con cái.
-Tự liên hệ, kiểm điểm thái độ, tình cảm của bản thân đ/v cha mẹ.
II-Chuẩn bị:
- GV: Đọc bài- Soạn bài-Xem các thiết bị dạy học- Tranh minh hoạ
- Hs: Đọc bài và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc bài
III-Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài: ?Em hiểu gì về câu nói: “Bước qua cánh cổng trường  sẽ mở ra.”?
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG1: Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
Giáo viên đọc mẫu àyêu cầu học sinh đọc à nhận xét và sửa lỗi sai.
Yêu cầu học sinh đọc Chú thích: Sgk/11.
*HOẠT ĐỘNG2: Tìm hiểu, phân tích nội dung văn bản:
?Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con trai nhưng tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
?Tìm những chi tiết thể hiện việc làm, sự quan tâm của mẹ dành cho En-ri-cô?
?Em thấy mẹ En-ri-cô có những phẩm chất cao quý nào?
?Từ lời kể của bố En-ri-cô, ta thấy hình tượng mẹ En-ri-cô hiện lên ntn?
?Em nhận xét gì về tình cảm của người bố dành cho mẹ của En-ri-cô?
?Tại sao người cha lại cảm thấy: “Sự hỗn láo  tim bố vậy.”?
?Người cha đã trách phạt En-ri-cô bằng cách nào?
?Em hiểu gì về lời khuyên của người bố: “Con phải xin lỗi mẹ  trong lòng.”?
?Câu hỏi 4: Sgk/12?
àĐáp án: a, c, d àđúng.
?văn bản “Mẹ tôi” muốn giáo dục chúng ta điều gì?
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ: Sgk/12.
*HOẠT ĐỘNG3:Luyện tập – Củng cố Dặn dò::
Bài tập: Tìm và ghi lại 6 câu ca dao nói về tình cảm của cha mẹ đ/v con cái.
Học bài, làm bài tập.
Soạn bài: T.Việt – Từ Ghép
I/Giới thiệu: Sgk/11.
II/Đọc – hiểu văn bản:
III/Tìm hiểu văn bản:
1/Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô:
- Là một người mẹ vô cùng hiền từ, dịu dàng; yêu thương, quan tâm, chăm sóc con hết mực; sẵn sàng hi sinh cả bản thân vì con.
àMột người mẹ thiêng liêng, cao cả, rất tuyệt vời.
2/Tình cảm và thái độ của bố En-ri-cô:
a) Đối với mẹ của En-ri-cô:
- Vô cùng yêu quý, tôn trọng, cảm phục mẹ của En-ri-cô.
b) Đối với En-ri-cô:
-Đau lòng, giận dữ khi thấy con hỗn láo với mẹ mình.
-Dùng lời lẽ vừa chân tình vừa nghiêm khắc khuyên bảo giúp con nhận ra sai trái của mình để kịp thời sửa chữa.
àPhải biết trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình vì đó là tình cảm quan trọng, thiêng liêngvà giáo dục con người cách cư xử khéo léo, tế nhị trong gia đình
IV/Tổng kết: 
Ghi nhớ: Sgk/12.
Tiết 3 – T.Việt 	
I-Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
-Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
-Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II-Chuẩn bị:
- GV: Đọc bài- Soạn bài-Xem các thiết bị dạy học - Tranh minh hoạ
- Hs: Đọc bài và trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn đọc bài
III-Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài: Xem phần chuẩn bị
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập về từ ghép:
?Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
àTừ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
ví dụ: (học sinh tự nêu).
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cấu tạo của các loại từ ghép:
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: Sgk/13.
?Trong các từ ghép: “bà ngoại, thơm phức, xe máy”, tiếng nào là tiếng chính (gốc), tiếng nào là tiếng phụ?
?Các tiếng phụ: “ngoại, phức, máy” có tác dụng gì?
?Em nhận xét ntn về vị trí của các tiếng cấu tạo nên các từ ghép trên?
?Thế nào là từ ghép chính phụ? Cho ví dụ.
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: Sgk/14.
?Các từ ghép: “quần áo, trầm bổng, bàn ghế” có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
?Về mặt ngữ pháp, các tiếng cấu tạo nên từ ghép có quan hệ ntn?
?Vậy các tiếng cấu tạo nên từ ghép chính phụ có quan hệ ntn về mặt ngữ pháp?
?Thế nào là từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ.
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ: Sgk/14.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Sgk/15.
?Trong các từ ghép sau, đâu là từ ghép chính phụ?
Đau lòng, trưởng thành, cảnh cáo, lương tâm, lễ độ, buồn thảm, cay đắng, yêu thương.
*HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ý nghĩa của từ ghép:
?Em rút ra nhận xét gì về phạm vi nghĩa của các tiếng “bà, xe” so với phạm vi nghĩa của các từ: “bà ngoại, xe máy”?
?Từ ghép chính phụ được phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Vậy nghĩa của loại từ ghép này mang tính chất gì?
?Phạm vi nghĩa của các từ ghép “quần áo, bàn ghế” khác biệt ntn so với phạm vi nghĩa của từng tiếng “quần, áo, bàn, ghế”?
?Loại từ ghép đẳng lập mang tính chất gì?
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ: Sgk/14.
*HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập, củng cố dặn dò:
* Học bài, làm các bài tập: 3, 5, 6: Sgk/15+16.
Soạn bài: Tập Làm Văn – Liên Kết Trong văn bản.
I/Các loại từ ghép:
1.Từ ghép chính phụ:
Ví dụ:
àTiếng chính: bà, thơm, xe	
 Tiếng phụ: ngoại, phức, máy.
àQuan hệ bất bình đẳng về mặt ngữ pháp (quan hệ phụ thuộc).
 Ghi nhớ: Sgk/14.
2.Từ ghép đẳng lập:
Ví dụ:
- quần áo, trầm bổng, bàn ghế àCác từ ghép này không phân ra tiếng chính, tiếng phụ.
àQuan hệ bình đẳng
†Những từ ghép có đặc điểm ngang bằng được gọi là từ ghép đẳng lập (từ ghép song song).
 Bài tập nhanh
àTừ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
 Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
II/Nghĩa từ ghép:
- Từ ghép chính phụ được phân ra tiếng chính, tiếng phụàTính chất phân nghĩa
- Phạm vi nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát, tổng hợp so với phạm vi nghĩa của từng tiếng cấu tạo nên từ ghép.
Ghi nhớ: Sgk/14.
III/ Luyện tập:
1.Bài tập2: Sgk/15: Bút chì, thước kẻ, mưa rào, làm quen.ăn bám, trắng toát, vui tai, nhát gan.
2.Bài tập 3: Sgk/15: Núi đồi – núi non; ham muốn – ham thích; xinh đẹp – xinh tươi.mặt mày – mặt mũi; học hành – học hỏi; tươi tốt – tươi xanh.
Tiết 4 – Tập Làm Văn 	
I-Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
-Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy phải thể hiện trên cả hai mặt: nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.
-Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
II-Chuẩn bị:
 * Dù kiÕn vỊ ph­¬ng ph¸p, biƯn ph¸p, h×nh thøc D – H ; B¶ng phơ 
 - KÕt hỵp dïng tranh vµ ph©n tÝch t×nh huèng giao tiÕp
- LuyƯn tËp gi¶i c¸c bµi tËp nhËn biÕt kiĨu v¨n b¶n
III-Tiến trình lên lớp:
1-Ổn định tổ chức.
2-Kiểm tra bài.
3-Bài mới:
1-HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất liên kết của văn bản:
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: Sgk/17.
?Theo em, nếu chỉ đọc mấy câu trên thì En-ri-cô đã hiểu bố muốn nói với mình điều gì chưa?
àEn-ri-cô chưa thể hiểu được điều bố muốn nói với mình là gì.
?En-ri-cô chưa hiểu vì những câu văn trên viết sai ngữ pháp?
àKhông phải vì những câu văn trên đều viết đúng ngữ pháp, chính tả.
?Vậy do nội dung câu văn không chính xác, mập mờ, khó hiểu?
àKhông đúng vì các câu văn trên đều có nội dung rõ ràng.
?Vậy nguyên nhân nào làm cho En-ri-cô không hiểu được điều bố mình muốn nói qua thư?
àNội dung giữa các câu trong thư rời rạc, bị cắt xén, không có sự liền mạch.
Giáo viên: Để En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói thì cần phải thêm vào một số câu văn nữa và nội dung ý nghĩa của toàn bộ những câu văn này phải được nối kết liên hoàn với nhau thật chặt chẽ, hợp lí, dễ hiểu. Đó chính là tính chất liên kết – một trong những tính chất quan trọng hàng đầu của quá trình tạo lập, xây dựng văn bản.
?Liên kết là gì? Có vai trò ntn?
àLiên kết là kết hợp, nối kết những cái riêng lẻ cùng biểu thị một nội dung, v/đ lại với nhau để tạo nên một khối thống nhất, có ý nghĩa. Liên kết là một trong những  có nghĩa, dễ hiểu.
2-HOẠT ĐỘNG 2: Phương tiện liên kết trong văn bản:
?Trở lại với ví dụ trên, nội dung giữa các câu văn chưa liền mạch, lại bị đứt đoạn ; khi đọc một đoạn văn như vậy ta có hiểu rõ nội dung cả đoạn muốn diễn đạt điều gì hay không?
àKhông thể hiểu được nội dung đoạn văn muốn điễn đạt điều gì.
?Phải làm ntn thì mới hiểu được nội dung của một đoạn văn hoặc một văn bản?
àPhải thống nhất, nối kết toàn bộ nội dung diễn đạt, ý nghĩa, các ý văn của văn bản.
Giáo viên: Như vậy, trong quá trình tạo lập, xây dựng, viết văn bản người viết phải hình thành cho được “sợi dây tư tưởng” liên kết các ý văn với nhau. Qua đó có thể khẳng định: liên kết trong Văn bản trước hết là sự liên kếtvề phương diện nội dung ý nghĩa.(nội dung ý nghĩa văn bản liền mạch, gắn bó chặt chẽ, cùng nói về một chủ đề, đề tài.).
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ: Sgk/18.
?Đoạn văn nào trong văn bản “Cổng trường mở ra” tương ứng với những câu văn trên
àĐoạn đầu của văn bản.
?Những từ, cụm từ nào có trong đoạn đầu văn bản mà không có trong đoạn ví dụ?
à “còn bây giờ”, “con -> đứa trẻ”.
?Tại sao chỉ thiếu mấy từ ngữ trên mà đoạn văn ví dụ lại trở nên rời rạc như vậy?
àThiếu đi các từ đó đoạn văn không còn sự liên kết.
Giáo viên: Bên cạnh sự liên kết về phương diện nội dung ý nghĩa, văn bản cũng cần phải có sự liên kết, kết nối bằng các phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
?Câu hỏi ( c ): Sgk/18?
àMột văn bản có tính liên kết trước hết nội dung của các câu văn phải gắn bó chặt chẽ với nhau; các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện liên kết một cách thích hợp.
Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ: Sgk/1
4-Luyện tập – Củng cố:
Bài tập 1: ( 1 )à ( 4 )à ( 2 )à ( 5 )à ( 3 ).
Bài tập 2: Các câu văn đó chưa có tính liên kết vì chúng không cùng nói về một nội dung.
5-Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 3: Sgk/19.
Soạn bài: Ngữ văn – Bài 2:
Văn Bản – Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê. 	-Khánh Hoài-

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN NV 7 Bai 1.doc